.Cơ sở pháp lý quốc tế của hoạt động KTSTQ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sau thông quan trong hoạt động quản lý hải quan việt nam hiện nay (Trang 26 - 28)

định thực hiện điều VII của hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 [24].

2.2.1.1. Công ước Kyoto sửa đổi 1999:

Tiền thân là công ước quốc tế quy định về đơn giản hóa và hài hịa hóa thủ tục Hải quan ra đời năm 1973 và có hiệu lực 1974, vào tháng 6 năm 1999- WCO đã quyết định sửa đổi Công ước Kyoto năm 1973 thành Công ước Kyoto sửa đổi bao gồm: Nghị định thư sửa đổi, nội dung Công ước, phụ lục tổng quát, phụ lục chuyên

đề và hướng dẫn thực hành. Công ước Kyoto sửa đổi đã được cộng đồng Hải quan

quốc tế (kể cả Việt Nam) xem như một cơng cụ được thiết kế nhằm chuẩn hóa và

hài hịa hóa các chính sách, thủ tục Hải quan của mọi thành viên WCO. Một trong những mục tiêu quan trọng của Công ước là hỗ trợ thương mại quốc tế, nhưng vẫn duy trì kiểm sốt Hải quan đối với tất cả hàng hóa ra vào lãnh thổ Hải quan. Kiểm tra sau thông quan là một trong những kỹ thuật kiểm soát Hải quan hiện đại được

định nghĩa tại Chương 2-Phụ lục tổng quát- “kiểm tra trên cơ sở kiểm toán là các

biện pháp do cơ quan Hải quan tiến hành để kiểm tra sự chuẩn xác và trung thực của các tờ khai thông qua việc kiểm tra các sổ sách chứng từ, hệ thống kinh doanh

hay các số liệu thương mại có liên quan do các bên có liên quan đang quản lý” và

quy định hoạt động cụ thể tại Mục 7- Chương 6- Phụ lục tổng quát -Chuẩn mực 6.6 - với nội dung kiểm tra chọn lọc những “người” có liên quan đến q trình vận tải hàng hóa quốc tế, từ đó nó phác họa bức tranh toàn cảnh về các giao dịch của doanh nghiệp có liên quan đến Hải quan thơng qua những ghi chép trong sổ sách kế toán của họ.

Bên cạnh đó, sự chuyển đổi từ phương thức kiểm tra 100% mọi hàng hóa ra vào lãnh thổ Hải quan, sang phương thức kiểm tra chọn lọc với sự trợ giúp của hệ thống quản lý rủi ro hiện đại, cho phép cơ quan Hải quan phân bổ nguồn lực một cách hợp lý-tối ưu trong suốt quá trình kiểm sốt Hải quan. Về phía doanh nghiệp, hệ thống quản lý rủi ro sẽ góp phần làm giảm chi phí thơng quan cho những doanh nghiệp tuân thủ tốt luật pháp thông qua chế độ ưu tiên với sự can thiệp tối thiểu của Hải quan trong quá trình Trước – Trong - Sau thơng quan hàng hóa.

2.2.1.2. Hiệp định thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – 1994:

Một hệ thống xác định trị giá Hải quan thiếu minh bạch, sẽ là rào cản lớn cho hoạt động giao thương giữa các nước, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các

vấn đề thiếu liêm chính trong Hải quan (chẳng hạn như tham nhũng). Vì vậy, một hệ thống xác định trị giá Hải quan thống nhất, minh bạch đã được WTO quy định

thành các tiêu chuẩn xác định trị giá quốc tế trong từng thời kỳ :

- Cơng ước về định giá hàng hóa phục vụ mục đích Hải quan năm 1950. - Định nghĩa Brúc-xen về trị giá –“Brussel Definition of Value –BDV”.

- Hiệp định thực hiện Điều VII của GATT năm 1979- (ACV) - được thơng qua tại vịng đàm phán Tokyo.

- Và tại vòng đàm phán Uruguay năm 1994- thành lập WTO- đã được quy định tất cả thành viên WTO phải có nghĩa vụ thực hiện ACV và đồng thời cũng phê

chuẩn “Quyết định về những trường hợp cơ quan Hải quan có lý do nghi ngờ tính

trung thực hay độ chính xác của trị giá khai báo” -Quyết định 6.1 dựa trên điều 17

của ACV. Một trong những yêu cầu của quá trình thực hiện Hiệp định Trị giá

GATT 1994 đạt hiệu quả là đòi hỏi Hải quan các nước cần tiến hành kiểm tra sau

thông quan (PCA)- đây là hoạt động được Hải quan tiến hành dựa trên việc chọn

mẫu (tờ khai) để xác minh hay tiến hành kiểm tra sau khi thơng quan hàng hóa với sự hỗ trợ thông tin từ hệ thống quản lý rủi ro, phạm vi kiểm tra gồm kiểm tra chứng từ, kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kiểm tra sổ sách kế toán tại trụ sở doanh nghiệp nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sau thông quan trong hoạt động quản lý hải quan việt nam hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)