.Phân tích điểm mạnh-điểm yếu của hệ thống khuyến khích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sau thông quan trong hoạt động quản lý hải quan việt nam hiện nay (Trang 54 - 75)

-Điểm mạnh: với hệ thống trả lương hiện hành thì ngành Hải quan có tính

cạnh tranh (nhờ các khoản phụ cấp riêng ngành Hải quan) so với các cơ quan hành chính nhà nước khác. Tất cả cơng chức Hải quan yên tâm công tác trong môi trường

ổn định với mức thu nhập đủ trang trải cuộc sống so với mặt bằng chung của lương

công chức nhà nước. Ngồi ra, cơ chế khốn chi thời gian qua đã giúp ngành Hải quan linh hoạt hơn trong chế độ thưởng thêm cho người lao động để khuyến khích nâng cao hiệu quả tác nghiệp.

-Điểm yếu: Xét trên bình diện chung hệ thống lương hiện nay vẫn chưa có

tính hấp dẫn đối với các chun gia mà ngành Hải quan đang cần như: công nghệ thông tin, Luật, Tài chính, kế tốn kiểm tốn. Đối với nội bộ ngành thì do chế độ

lương thưởng cào bằng giữa các bộ phận nghiệp vụ, chưa gắn với hiệu quả cơng việc, cũng như tính chất cơng việc nên hầu hết cơng chức Hải quan khơng thích ln

chuyển đến những bộ phận có áp lực cơng việc cao như bộ phận KTSTQ.

Ngồi ra, TCHQ chưa có chế độ trích thưởng dựa trên tổng số tiền truy thu thuế từ các hoạt động chống gian lận thương mại của các bộ phận chống buôn lậu, kiểm tra sau thơng quan, điều này làm giảm nhiệt tình –hăng hái của công chức hoạt

động trong lĩnh vực này.

2.5.3. Giải pháp khắc phục.

Xây dựng hệ thống chấm công chuẩn cho từng bộ phận nghiệp vụ, phù hợp với vị trí cơng tác của từng cơng chức Hải quan theo mô tả chức danh công việc.

Đối với nghiệp vụ KTSTQ thì do đặc thù tính chất cơng việc, cần quy định cụ thể

tiền lương/giờ làm việc, sẽ giúp hỗ trợ vật chất đúng mức cho người lao động làm việc trong mơi trường ngồi trụ sở cơ quan.

Ngoài ra, nhằm tạo nguồn động viên, khuyến khích vật chất cho cơng chức Hải quan có cơng trong việc bảo vệ nguồn thu thông qua hoạt động truy thu thuế bổ sung ngân sách, Nhà nước cần quy định mức thưởng hợp lý dựa trên số tiền truy thu thuế được nộp bổ sung vào ngân sách hàng năm.

CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, khi hoạt động thương mại- đầu tư vào Việt Nam

tăng nhanh, nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), đã tạo áp lực buộc ngành Hải quan phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý phù hợp với các quy định của WTO. Cơ quan Hải quan phải tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư và thương mại nhằm tận dụng các cơ hội hỗ trợ phát triển nền kinh tế, nhưng vẫn đảm bảo an ninh quốc gia và lợi ích cộng đồng. Giải pháp cân đối giữa tạo thuận lợi thương mại và kiểm soát hiệu quả đã được ngành Hải quan

lựa chọn theo chiến lược quản lý rủi ro hiện đại và chuyển đổi phương thức quản lý từ “tiền kiểm” sang KTSTQ- “hậu kiểm”. Các thủ tục hành chính về Hải quan đã giảm thiểu tối đa, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa đã giảm từ 63% của tổng lượng tờ khai XNK năm 2003 còn 17% năm 2009, thời gian thông quan tại các cửa khẩu giảm trung bình cịn 2,5giờ đối với hàng nhập khẩu. Chứng tỏ quản lý Hải quan

khâu “tiền kiểm” đã tương đối thơng thống. Nhưng “hậu kiểm”- kiểm tra sau thông quan, một phần quan trọng của chiến lược quản lý rủi ro hiện đại, vẫn chưa thật sự phát huy hết hiệu quả hoạt động (trung bình hàng năm chỉ khoảng 35 vụ KTSTQ tại DN trên tổng số 33.508). Quan niệm KTSTQ được tiến hành trên cơ sở giả định

doanh nghiệp vi phạm là nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả hoạt động của KTSTQ. Ngoài ra, một số nguyên nhân tác động khác cũng được xác định như: cơ sở pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu hỗ trợ của hệ thống kỹ thuật quản lý rủi ro tích

hợp, hệ thống khuyến khích chưa thật sự hấp dẫn, hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chưa chú trọng kỹ năng thực hành KTSTQ.

Vì vậy, theo xu hướng phát triển Hải quan hiện đại, hoạt động KTSTQ phải

được hiểu là hoạt động thường xuyên của cơ quan Hải quan, nhằm thẩm định tính

tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp với cơ sở giả định ban đầu là sự tuân thủ hoàn

toàn của doanh nghiệp. Kết hợp với việc khắc phục những nguyên nhân trên, hoạt

động KTSTQ sẽ từng bước đáp ứng yêu cầu thật sự trở thành “tấm lưới an toàn”

cho khâu “tiền kiểm”, trợ giúp cộng đồng doanh nghiệp nâng cao kiến thức và tinh thần tuân thủ luật pháp Hải quan.

KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Thực tế thời gian qua có rất ít doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị KTSTQ tại trụ sở kinh doanh, tổng số doanh nghiệp hàng năm tiếp xúc với KTSTQ chỉ khoản 2%. Kết quả này chưa thể hiện tính hiệu quả thật sự của hoạt động KTSTQ đối với cộng đồng doanh nghiệp, cũng như nguồn thu ngân sách sau thời gian dài hơn 5

năm đi vào hoạt động. Vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả thật sự của hoạt động

KTSTQ trong thời gian tới và trong phạm vi nghiên cứu của mình, một số kiến nghị chính sách được đề xuất như sau:

Về cơ sở pháp lý :

+Chính phủ cần thiết bổ sung vào Luật Hải quan: một loại hình KTSTQ mới là kiểm tra hệ thống tuân thủ của doanh nghiệp. Loại hình này sẽ phục vụ trực tiếp cho các chương trình doanh nghiệp ưu tiên (AEO), giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín kinh doanh và hưởng lợi trực tiếp từ quyền ưu tiên thơng quan hàng hóa.

+Mở rộng quyền hạn của kiểm toán viên Hải quan và quy định cụ thể thành

điều luật bảo vệ họ trước những rủi ro khách quan khi làm nhiệm vụ tuân thủ đúng

quy định. Quy định này sẽ cân đối với quy định hiện hành về trách nhiệm bồi

thường thiệt hại vật chất cho doanh nghiệp, hoặc bị khiếu kiện trước tòa.

Về mặt kỹ thuật hỗ trợ nghiệp vụ KTSTQ:

+ Áp dụng hiệu quả công cụ quản lý rủi ro trong KTSTQ: thiết lập đầy đủ hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động KTSTQ. Song song

tiến hành xây dựng chương trình phần mềm quản lý rủi ro tích hợp các chương trình phần mềm hiện ngành Hải quan đang sử dụng. Kết quả đầu ra của chương trình phải

thiết lập được “vùng rủi ro”. Chính điều này sẽ trợ giúp và tạo thuận lợi cho công tác lập kế hoạch KTSTQ hàng năm của từng cấp quản lý. Từ kết quả của các cuộc KTSTQ tại doanh nghiệp, Hải quan sẽ đánh giá đúng mức độ tuân thủ của từng doanh nghiệp, hỗ trợ khâu thông quan “tiền kiểm”, góp phần tạo thuận lợi cho thương mại và giảm chi phí lưu thơng của doanh nghiệp, giúp phát triển quan hệ hợp tác Hải quan và doanh nghiệp.

Về công tác truyền thông xã hội :

+Tăng cường hiệu quả hoạt động truyền thông pháp luật Hải quan cho cộng đồng doanh nghiệp thông qua hoạt động tổ chức hội nghị tập huấn và phổ biến các

quy định mới về Hải quan. Thường xuyên tổ chức hội nghị đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, tìm ra các giải pháp vừa tạo thuận lợi cho thương mại, vừa kiểm soát Hải quan hiệu quả trên tinh thần tuân thủ của cộng đồng doanh nghiệp.

Về vấn đề nguồn nhân lực cho hoạt động KTSTQ:

+ Đối với hệ thống khuyến khích: Ngành Hải quan nên xem xét xây dựng hệ

thống chấm cơng phù hợp -tính lương/giờ lao động và mức thưởng hợp lý (tỷ lệ trên tổng số tiền truy thu thêm), tạo động lực khuyến khích cơng chức Hải quan tham gia vào nghiệp vụ KTSTQ và góp phần hạn chế tham nhũng (nếu có).

+ Đối với hệ thống đào tạo: ngành Hải quan cần thiết phải tiến hành đánh giá

định kỳ hàng năm trình độ của đội ngũ kiểm tốn viên Hải quan, từ đó xây dựng chi

tiết kế hoạch đào tạo (đi sâu về thực hành) phù hợp cho từng cấp độ kiến thức của kiểm toán viên Hải quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Bộ Tài Chính (2003), Thơng tư số 118/2003/TT-BTC ngày 08/12/2003

2. Bộ Tài Chính (2003), Thông tư số 96/2003/TT-BTC ngày 10/10/2003

3. Bộ Tài Chính (2005), Thơng tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005

4. Bộ Tài Chính (2005), Thơng tư số 114/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005

5. Bộ Tài Chính (2006), Thơng tư 01/2006/TTLT-BTC-NHNN

6. Bộ Tài Chính (2008), Thơng tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008.

7. Bộ Tài Chính (2009), Thơng tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009

8. Bộ Thương Mại (2006), Toàn bộ các văn kiện cam kết của Việt Nam gia nhập

WTO, Nxb Lao Động, Hà Nội.

9. Chính Phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1999), Nghị định số

16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999.

10. Chính Phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2001), Nghị định số

102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001.

11. Chính Phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2002), Nghị định số

60/2002/NĐ-CP ngày 06/6/2002.

12. Chính Phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Nghị định số

154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005.

13. Chính Phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Nghị định số

155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005.

15. Chính Phủ nước Cộng hịa XHCN Việt Nam (2007), Nghị định số

85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007.

16. Mai Hồng Minh (2005), Kiểm tốn Hải quan – Công cụ chống gian lận

thương mại, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 17. Quốc Hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam (1990), Pháp lệnh Hải quan -

20/2/1990.

18. Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2001), Luật Hải quan số

29/2001/QH10.

19. Quốc Hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam (2004), Luật các tổ chức tín dụng

ngày 12/12/1997 và sửa đổi ngày 15/6/2004

20. Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Hải quan số

42/2005/QH11.

21. Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2006), Luật quản lý thuế số

78/2006/QH11.

22. The Customs Training Institute (2002), Tài liệu giảng dạy Kiểm tra sau thông

quan, Ministry of Finance, Kashiwa.

23. The Customs Training Institute (2006), Tài liệu giảng dạy Kiểm tra sau thông

quan, Ministry of Finance, Kashiwa.

24. Tổng Cục Hải quan (1996), Các phương pháp xác định Trị giá Hải quan

GATT 1994 và Kiểm toán Hải quan, Hà Nội.

25. Tổng Cục Hải quan (2001), Quyết định số 1558/2001/QĐ-TCHQ ngày

26. Tổng cục Hải quan (2002-2009), Báo cáo tổng kết ngành Hải quan, Hà Nội.

27. Tổng Cục Hải quan (2003), Quyết định số 1563/2003/QĐ-TCHQ ngày

02/12/2003.

28. Tổng cục Hải quan (2005), Báo cáo của Dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị cho dự

án hiện đại hóa Hải quan Việt Nam, Hà Nội.

29. Tổng Cục Hải quan (2006), Quyết định số 621/2006/QĐ-TCHQ ngày

29/3/2006.

30. Tổng Cục Hải quan (2009), Quyết định số 1383/2009/QĐ-TCHQ ngày

14/7/2009.

31. Luc De Wulf và José B.Sokol (2004), Sổ tay hiện đại hóa Hải quan, Ban

Thương mại của Ngân hàng thế giới, Washington, DC.:Ngân hàng thế giới.

Tiếng Anh:

32. Customs and Tariff Bureau (1998), Japanese Laws concerning customs-1st

edition, Ministry of Finance, Tokyo.

33. Customs and Tariff Bureau (1999), Customs administration in Japan, Ministry of Finance, Tokyo.

34. The State Gazette of the Republic of Indonesia (1995), Indonesia Law on

Customs-No.10/1995, Jakarta.

35. United Nations (2006), Trade Facilitation Handbook, NewYork and Geneva. 36. WCO Asia/Pacific (2007), Workshop on Customs Enforcement against

Commercial Fraud 20-24 August 2007, Program 4: Post clearance Audit and

Web site:

37. Asian Development Bank: www.adb.org/Documents/Events/2003/WTO _Customs _Valuation_Agreement/Shimoya_ppt2.pdf.

38. Bộ Tài Chính: www.mof.gov.vn/default.aspx?tabid=356&ItemID=24586 39. Bộ Tài Chính: www.mof.gov.vn/default.aspx?tabid=612&ItemID=7791

40. Hải quan Hoa kỳ: vlex.com/vid/sec-examination-books-and-witnesses- 19194009

41. Hải quan Nhật: www.customs.go.jp/zeikan/pamphlet/report2008e/index.htm 42. Hải quan Nhật: www.customs.go.jp/zeikan/pamphlet/report2009e/index.htm 43. Hải quan Việt Nam: www.customs.gov.vn/

44. Tạp chí Tài Chính Điện tử: www.taichinhdientu.vn/ 45. Tổ Chức Hải quan Thế giới: www.wcoomd.org/home.htm 46. Tổ Chức Thương Mại Thế giới: www.wto.org/

47. United Nations conference on Trade and Development: r0.unctad.org//ttl/technical-notes.htm

48. Worldbank:

PHỤ LỤC 1

Các cơng trình nghiên cứu về Kiểm tra sau thông quan từ trước đến nay

a- Đề tài nghiên cứu cấp ngành (Hải quan):

TT Mã số Nội dung Tác giả

1 09- N2004

Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của kế hoạch cải cách, phát triển hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2004-2006

Cục KTSTQ Nguyễn Viết Hồng

2 08-

N2005 Xây dựng và hồn thiện mơ hình kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam Nguyễn Viết Hồng Cục KTSTQ

3 01- N2006

Nâng cao nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan

đối với hoạt động thanh tốn quốc tế qua ngân

hàng

Cục KTSTQ Hồng Việt Cường

4 02- N2006

Nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thơng quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình gia cơng

Cục KTSTQ Nguyễn Văn Bình

5 04- N2008

Xây dựng phần mềm thu thập và khai thác

thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan Cục KTSTQ Tạ Thị Mão

b- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ :

1 2005 Kiểm toán Hải quan – Công cụ chống gian lận

thương mại Trường ĐHKT Tp.HCM

TS.Mai Hoàng Minh

PHỤ LỤC 2

BẢNG THÔNG SỐ VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN GIAI ĐOẠN 2003-2009

(Nguồn : Tổng cục Hải quan – Báo cáo tổng kết từ năm 2003- 2009)

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Trung bình 2003- 2009 Tổng số vụ KTSTQ 25 59 375 513 628 723 670 428 Số vụ phát hiện vi phạm 165 298 Số vụ tại trụ sở HQ 0 39 364 484 591 682 636 400 Số QĐ ban hành KT tại DN 6 25 20 11 29 37 41 34 28

Số tiền thuế phải truy

thu 25 19,5 46 9,5 79 180 204,9 309

Số tiền đã truy thu 0,25 19,5 26 8,5 57 90,9 173,2 243

Lực lượng KTSTQ

(người) 173 200(4) 210(3) 400 430(2) 460(1) 480

Số lượng DN XNK 26645(5) 30988 36600 39799 33508

Tỷ lệ số phải truy thu/Tổng thu 0,05% 0,10% 0,02% 0,14% 0,25% 0,17% 0,25% 0,14%

Số tiền truy thu/vụ 0,78 0,78 0,03 0,15 0,29 0,28 0,46

Số tiền truy thu/Ktviên 112 230 45 198 419 446 644

Tỷ lệ DN bị KT/Lượng

DN 1,9% 2,0% 2,0% 1,7%

Tỷ lệ DN bị KT tại trụ sở 0,11% 0,12% 0,11% 0,09%

Số vụ KTSTQ/người/năm 0,14 0,30 1,79 1,28 1,46 1,57 1,40

Tỷ lệ vụ KTSTQ /Tổng số doanh nghiệp 2% 2% 2% 2%

Tỷ lệ vụ KTSTQ tại trụ sở Hải quan 97% 94% 94% 94% 95%

Ghi chú :

(1) : Nguồn:“Dự án hiện đại hóa Hải quan Việt Nam – Can thiệp bằng ngoại lệ -2008“ (2) : Tác giả tính bình qn năm 2007 =(Số đầu năm 2007+ số cuối năm 2008)/2 =

(400+460)/2 .

(3) , (4) : số liệu ước tính từ báo cáo tổng kết 2006-Tổng cục Hải quan. (5) : Tính tốn từ báo cáo tổng kết 2007-Tổng cục Hải quan.

(Đơn vị tính : Tỷ đồng)

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Thu ngân sách 35000 39215 46017 49978 54500 72602 117349 122293

Số lượng tờ khai (nghìn tờ) 1397 1750 1762 1848 2284 2990 3289

Lượng Tờ khai nhập 741 900 853 946 1181 1570 1775

Lượng tờ khai xuất 656 850 909 902 1103 1420 1514

Số lượng tờ khai đã phúc tập 895 1069 1848 2062 3295 3329

Tỷ lệ kiểm tra thực tế/tổng

TK 63% 64% 59,8% 24% 22% 23% 17%

Số tiền thuế phải truy thu 40,88 52 25,788 30 43,9 80,34 109,46

Số tiền đã truy thu 30,48 86 19 37,3 72,18 99,14

Tổng biên chế (người) 7700 7799 7913 8297 8717 9606 9731

(ĐVT : Tỷ USD)

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng kim ngạch XNK hàng năm 35,5 45,3 57,5 62,7 69,74 86,83 133,96 125

Kim ngạch xuất khẩu 16,5 20,1 26 29,15 32,87 38,85 58,54 56,5

Kim ngạch nhập khẩu 19 25,2 31,5 33,55 36,87 47,98 75,42 68,5

Trung bình tăng hàng năm 28% 27% 9% 11% 25% 54% -7%

Trung bình tăng từ 2003-

2009 21%

Tỷ lệ kiểm tra thực tế/tổng TK 63% 64% 59,8% 24% 22% 23% 17%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra sau thông quan trong hoạt động quản lý hải quan việt nam hiện nay (Trang 54 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)