2.1.3.1 Cơ sở hạ tầng
a. Hệ thống giao thông đường bộ
Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung huy động nhiều nguồn lực để phát triển hệ thống giao thông đường bộ trên phạm vi tồn tỉnh. Trong đó, 5 tuyến quốc lộ đi qua địa phận tỉnh Vĩnh Long với tổng chiều dài 146 km đã được nâng cấp, cải tạo, trong đó có 62% được thảm nhựa và 38% được láng nhựa, 7 tuyến đường tỉnh với chiều dài 182 km được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV – V. Nhiều cây cầu, phà lớn đã được Trung ương đầu tư xây dựng như: cầu Mỹ Thuận, phà Đình Khao, phà Trà Ơn,… đang hoạt động hiệu quả, đảm bảo giao
thông trong cả hai mùa mưa, nắng. Các tuyến đường giao thông quan trọng nối liền các huyện, thị trấn, các trung tâm xã đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng; những tuyến đường nhựa, đường bêtông, đường đan đã vươn đến trung tâm các cù lao, góp phần tạo thế và lực mới cho Vĩnh Long trong nổ lực trở thành tỉnh năng động trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành du lịch nói riêng, đa dạng trong văn hóa của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
b. Hệ thống giao thông đường thủy
Do nằm giữa sông Tiền và sông Hậu với hệ thống kênh rạch đan xen nối các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nên Vĩnh Long rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán hàng hóa và vận chuyển hành khách bằng đường thủy, thúc đẩy kinh tế và hoạt động du lịch của tỉnh phát triển.
c. Hệ thống thông tin liên lạc
Đến năm 2007, mạng lưới bưu chính viễn thơng của tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho nhu cầu của khách hàng trên địa bàn. Toàn tỉnh có 26 bưu cục các loại, 100% xã, phường, thị trấn có đường cáp điện thoại và 85/107 xã, phường có bưu điện văn hóa, mạng điện thoại di động đã phủ kín đến các trung tâm huyện, thị, các khu vực cơng nghiệp. Bên cạnh đó, cơng tác đầu tư xây dựng mạng truyền dẫn ADSL cho thành phố và tất cả các huyện cũng được ngành đặc biệt chú trọng. Với nổ lực của toàn ngành để có bước phát triển vững chắc, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tự tin hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
d. Hệ thống cung cấp điện, nước
Năm 2007, 100% xã, phường, thị trấn trong tồn tỉnh đã được phủ kín mạng lưới điện quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và các nhà đầu tư góp phần đẩy mạnh q trình cơ giới hóa sản xuất, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho bà con nơng dân. Bên cạnh đó, hệ thống cấp nước đã được đầu tư, cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước sạch phục vụ tốt cho nhu cầu dân sinh và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
2.1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp làm thỏa mãn nhu cầu du khách. Chúng bao gồm hệ thống khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các cơng trình kiến trúc bổ trợ. Đây chính là yếu tố đặc trưng tạo nên sự khác biệt sản phẩm du lịch của khu du lịch này so với khu du lịch khác.
a. Các cơ sở lưu trú
Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch năm 2008 trên địa bàn tỉnh hiện tại có 55 cơ sở lưu trú du lịch với 887 phòng được phân hạng như sau: khách sạn có 37 cơ sở (khách sạn 2 sao: 4 cơ sở, 158 phòng; khách sạn 1 sao: 6 cơ sở, 132 phòng; khách sạn đạt chuẩn 27 cơ sở, 451 phòng), nhà khách 1 cơ sở, nhà nghỉ 6 cơ sở, căn hộ kinh doanh du lịch 11 cơ sở. Ngồi ra cịn có 110 nhà trọ đăng ký kinh doanh hoạt động trên địa bàn với trên 1.000 phòng. Đa số các cơ sở lưu trú đều tập trung tại TP. Vĩnh Long, công suất sử dụng phịng chỉ đạt mức trung bình khoảng 45 – 50%. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất còn ở mức độ thấp, chủ yếu đáp ứng cho du khách có nhu cầu đơn giản là tiếp cận và tìm hiểu về cuộc sống cộng đồng dân cư địa phương. Ngồi ra, do lao động cịn hạn chế về chun môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, chất lượng khách sạn khơng cao vì phần lớn các khách sạn đều đã cũ và xuống cấp. Mặc dù trong thời gian qua, các công ty cũng đã chú trọng đầu tư và nâng cấp, nhưng do thiếu vốn nên cịn mang tính chấp vá.
b. Các cơ sở ăn uống.
Các cơ sở ăn uống trong thời gian qua phát triển tương đối nhanh, trong số 37 khách sạn chỉ có 10 khách sạn là có nhà hàng riêng với trang thiết bị tốt có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, tại trung tâm Thành phố có 15 nhà hàng của tư nhân, trên 10 làng nướng và các quán ăn lớn chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch nội địa. Ngoài ra, tại các điểm tham quan du lịch miệt vườn thuộc các xã cù lao cũng hình thành các cơ sở ăn uống với
các món ăn dân dã độc đáo nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như: Khoai lang mắm sống cuốn lá cách, Cá lóc nướng trui,…
c. Các phương tiện thể thao và vui chơi giải trí
Các phương tiện vui chơi giải trí và các hoạt động tiêu khiển sẽ góp phần tạo nên sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và khuyến khích sự chi tiêu của khách du lịch. Hiện nay, ở Vĩnh Long chỉ có 2 vũ trường với sức chứa trên 100 khách/vũ trường, 2 du thuyền với sức chứa 200 khách/du thuyền, các điểm karaoke,…Bên cạnh đó, điểm nổi bật của Vĩnh Long là du khách “cùng ăn, cùng ở,
cùng làm” tham gia vào cuộc sống của người dân địa phương như: be bờ tát cá, tự
tay gói bánh tét, trồng rau cải. Tuy nhiên, các dịch vụ này nhìn chung cịn đơn điệu chưa thu hút nhiều du khách tham gia.
d. Công tác lữ hành
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5 cơng ty hoạt động lữ hành, trong đó có 3 cơng ty hoạt động lữ hành quốc tế và 2 công ty hoạt động lữ hành nội địa. Hoạt động chủ yếu là đón và phục vụ khách quốc tế tham quan trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long mà chủ yếu là tại các xã cù lao thuộc huyện Long Hồ thông qua các công ty du lịch từ Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Cần Thơ.
Về phương tiện vận chuyển khách du lịch: gồm hai phương tiện chính là ơtơ và tàu. Trong đó, phương tiện ơtơ do các công ty lữ hành chủ yếu là liên kết với các nhà chuyên doanh vận chuyển khách thực hiện tổ chức tour. Riêng tàu vận chuyển hiện tại có 65 tàu từ 10 đến 30 chỗ ngồi phục vụ khách du lịch tham quan các điểm du lịch trên các cù lao.