Dự báo các nguồn vốn đầu tư vào du lịch Vĩnh Long đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn tài chính cho đầu tư phát triển nghành du lịch vĩnh long đến năm 2020 (Trang 63)

ĐVT: tỷ đồng

STT NGUỒN VỐN 2010 - 2015 2016 - 2020

Vốn NSNN (10%) 181,5 220

1. Vốn tích lũy từ GDP du lịch của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh (10%)

181,5 220

2. Vốn đầu tư tư nhân (10%) 181,5 220

3. Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác (20%) 363 440 4. Vốn liên doanh trong nước (25%) 453,75 550 5. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc liên

doanh với nước ngoài (25%)

453,75 550

Tổng cộng (100%) 1.815 2.200

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch Vĩnh Long đến năm 2020

Nhìn vào bảng trên ta thấy ngành du lịch Vĩnh Long cần đầu tư trong giai đoạn 2010 – 2015 là 1.815 tỷ đồng, giai đoạn này một mặt là đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú đã có, mặt khác tập trung vào các cơ sở hạ tầng trong các khu du lịch đã được quy hoạch, các cơ sở vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển và các cơ

sở dịch vụ khác theo quy mơ thích hợp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch.

Giai đoạn 2016 – 2020, ngành du lịch cần số vốn đầu tư khoảng 2.200 tỷ đồng, giai đoạn này tiếp tục đầu tư hoàn thiện các cơ sở dịch vụ du lịch, ngồi ra cịn nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ cho công tác quản lý phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Đây là một lượng vốn không nhỏ đối với một ngành kinh tế ở một tỉnh nhỏ như Vĩnh Long. Việc huy động, tạo nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả một lượng vốn đầu tư rất lớn từ nhiều nguồn khác nhau là rất quan trọng để thực hiện theo quy hoạch. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho việc bảo tồn nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, cho cơng tác tuyên truyền, quảng cáo du lịch, cho các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch tỉnh. Ngồi ra cịn một lượng vốn đầu tư cho việc xây dựng các khách sạn – nhà hàng, các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí, và các cơ sở dịch vụ khác thì phải huy động từ các nguồn khác như vay vốn ngân hàng, vốn trong dân, vốn liên doanh, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Dự kiến nguồn vốn tích lũy từ GDP du lịch của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh chỉ chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu vốn và các nguồn khác được dự kiến và tính tốn ở bảng 3.2

Để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cần đề xuất và thực hiện các giải pháp hết sức cụ thể, đồng bộ.

3.4 CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG TỐI ƯU NGUỒN TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH

3.4.1 Các giải pháp đặc thù của tỉnh.

3.4.1.1 Các giải pháp huy động nguồn tài chính trong nước.

a. Huy động vốn từ ngân sách nhà nước

Đây là nguồn vốn cơ bản có tính chất định hướng đối với việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và với ngành du lịch của tỉnh nói riêng. Mặc dù hiện nay, NSNN mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đầu tư, cải tạo, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ

tầng. Để nâng cao khả năng đầu tư từ NSNN cho phát triển cơ sở hạ tầng, vấn đề cơ bản là duy trì ni dưỡng được nguồn thu, tăng thu ngân sách hàng năm từ kinh tế địa phương, chống thất thu thuế, thực hiện thắt chặt trong chi tiêu dùng của NSNN, cần thực hiện một số giải pháp:

™ Về công tác thu ngân sách:

− Xây dựng kế hoạch thu ngân sách trên cơ sở khai thác tốt các nguồn thu, thực hiện phương châm thu đúng, thu đủ, đồng thời đầu tư, tái tạo, nuôi dưỡng nguồn thu để năm sau có nguồn thu lớn hơn năm trước, tập trung vào ngân sách nhà nước.

− Đối với doanh nghiệp nhà nước, cần kiên quyết đẩy nhanh hơn nữa tiến trình sắp xếp và đổi mới để các doanh nghiệp này ngày càng phát huy được tính tự chủ, chủ động, sáng tạo trong đầu tư, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nắm giữ vai trò chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực kinh tế chủ chốt của tỉnh.

− Đối với doanh nghiệp ngồi quốc doanh, khơng chỉ tăng về số lượng, quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong khối này ngày càng tăng, ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng và phong phú. Nhà nước cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, trong đó tập trung vào các ngành có thế mạnh của tỉnh nhằm góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

− Phải có sự phối hợp của các đơn vị trong ngành tài chính, nhất là chi cục thuế, kho bạc nhà nước để cải tiến công tác quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước. Cần phân loại đối tượng nộp thuế trên địa bàn, qua đó phân định rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong công tác quản lý ngân sách nhà nước theo hướng cụ thể, đơn giản, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính của Nhà nước.

™ Về công tác chi ngân sách:

− Để đảm bảo chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả trước hết cần phải thắt chặt trong chi tiêu dùng của NSNN, thực hiện theo nguyên tắc tốc độ chi tiêu dùng thường xuyên phải nhỏ hơn tốc độ tăng GDP và nhỏ hơn tốc độ tăng chi cho đầu tư.

− Trong dự toán chi ngân sách cần tập trung nguồn kinh phí cho các dự án trọng điểm, các cơng trình phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chống dàn trải nhằm tạo điều kiện để các bộ phận này phát triển trước tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác vươn lên.

− Cần tăng cường công tác quản lý, chống lãng phí, thất thốt và tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng cách là tổ chức kiểm tra và thanh tra chặt chẽ các cơng trình xây dựng ngay từ khâu ban đầu: thiết kế, dự tốn, xây lắp và quyết tốn cơng trình. Đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các khoản chi sai mục đích, vượt hoặc khơng có trong dự tốn, khơng đủ chứng từ thanh toán.

− Đối với những cơng trình đầu tư đã được phê duyệt cần phải đôn đốc và đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời để nhanh chóng thi cơng dứt điểm, sớm đưa cơng trình vào sản xuất, sử dụng khơng để tình trạng thi cơng kéo dài, gây lãng phí, thất thoát vật tư tiền vốn.

− Phải nâng cao hiệu quả cơng tác kế tốn, kiểm tốn, thanh tra giám sát tài chính – ngân sách.

− Cần phải nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc sử dụng NSNN, xây dựng và điều chỉnh định mức trong chi tiêu một cách hợp lý . Để làm được điều này phải tăng cường công tác đào tạo, xây dựng lực lượng cán bộ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt.

b. Huy động vốn từ khai thác quỹ đất

Để khai thác quỹ đất như là một nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tỉnh cần phải quy hoạch chi tiết những khu đất, loại đất nào được dùng để tạo vốn, sau đó cơng bố, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và niêm yết tại các xã, phường, thị trấn nơi có đất quy hoạch.

Tỉnh cần tổ chức bán đấu giá công khai quyền sử dụng đất để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia mua bán, chuyển nhượng, và kinh doanh. Tiền thu được từ việc bán đấu giá được nộp vào ngân sách và sử dụng cho mục đích phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trọng điểm.

Để đẩy nhanh tiến độ huy động vốn từ việc khai thác quỹ đất cần thực hiện các giải pháp sau:

Xây dựng và thực hiện quy trình đấu giá quyền sử dụng đất.

Thành lập ban chỉ đạo xây dựng các dự án sử dụng quỹ đất, tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh.

Thành lập trung tâm phát triển quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.

Sở Tài chính phối hợp với các ngành có liên quan, nghiên cứu trình UBND tỉnh ban hành giá các loại đất hàng năm theo quy định của pháp luật về đất đai.

Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, giải quyết kịp thời việc thu hồi đất, giao đất, xử lý những vướng mắc theo quy định hiện hành, đảm bảo cho các dự án được thực hiện đúng tiến độ.

Sở Kế hoạch và Đầu tư giúp UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt các dự án sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư, phối hợp với các ngành có liên quan, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hợp lý , đảm bảo hài hịa giữa lợi ích của nhân dân với lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư khi thực hiện các dự án này.

Bên cạnh đó, tỉnh cần phải theo dõi đôn đốc các khu đất trước đây đã giao cho các đơn vị làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng nhưng đã quá một năm mà chưa triển khai được, cần phải kiên quyết thu hồi lại giao cho đơn vị khác có năng lực thực hiện.

c. Huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu cơng trình

Đây cũng là phương thức huy động nguồn vốn mà các nước đang phát triển thường áp dụng, vì loại trái phiếu này hầu như khơng có rủi ro. Giải pháp này sẽ giúp cho tỉnh khơi dậy thêm được nguồn lực để phục vụ cho yêu cầu đầu tư phát triển. Thực tế việc phát hành trái phiếu cũng có nhiều phức tạp, khơng tính tốn kỹ sẽ khó thành cơng.

Nếu phát hành quá nhiều trái phiếu dài hạn sẽ tạo gánh nặng cho NSNN trong tương lai. Ngược lại, nếu phát hành trái phiếu ngắn hạn chỉ giải quyết được sự

phát hành trái phiếu cần tính tốn tổng khối lượng và cơ cấu các loại trái phiếu ngắn, trung và dài hạn phải ở mức tối ưu, vừa đảm bảo giữ uy tín đối với nhà đầu tư vừa giữ cho NSNN được an toàn.

Để phát hành trái phiếu cơng trình đạt kết quả tốt, cần xem xét các vấn đề sau:

− Về lựa chọn dự án: là một trong những khâu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của việc phát hành trái phiếu. Vì vậy, khi lựa chọn dự án phải quan tâm đến tính khả thi của dự án, thời gian hoàn vốn.

− Về lãi suất: là yếu tố chính mà người đầu tư quyết định mua hay không mua trái phiếu. Nếu lãi suất trái phiếu thấp hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng thì nhà đầu tư sẽ không mua trái phiếu. Ngược lại, nếu lãi suất trái phiếu mà cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thì chủ đầu tư khơng phát hành trái phiếu mà sẽ đi vay ngân hàng. Do đó, để thỏa mãn nhu cầu của đơi bên thì lãi suất trái phiếu nên được xác định ở mức trung gian giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay của ngân hàng với thời hạn tương ứng. Với mức lãi suất này, nhà đầu tư trái phiếu sẽ nhận được tiền lãi cao hơn so với gửi tiết kiệm, cịn các chủ đầu tư thì trả lãi thấp hơn so với trả lãi vay ngân hàng.

Bên cạnh đó, để khuyến khích các cá nhân và các tổ chức kinh tế đầu tư vào việc mua trái phiếu cơng trình thì các cơ quan ở cấp trên nên thực hiện một số ưu đãi đối với các đối tượng mua trái phiếu:

− Không thu thuế thu nhập đối với tiền lãi phát sinh từ việc mua trái phiếu của các cá nhân và các tổ chức kinh tế.

− Đối với tổ chức tín dụng, tiền mua trái phiếu được tính vào tỷ lệ vốn dự trữ bắt buộc ở ngân hàng nhà nước, đồng thời được thế chấp để vay tái chiết khấu hoặc làm chứng từ có giá để thế chấp vay vốn của các tổ chức tín dụng với nhau trên thị trường liên ngân hàng.

Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cũng đã có những đóng góp tích cực trong việc huy động và tài trợ vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế. Được ví như mạch máu nóng, điều phối nguồn vốn đi sâu vào mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế, phục vụ yêu cầu sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các sản phẩm tài trợ vốn hiện nay cịn nghèo nàn, chưa có sản phẩm ưu đãi cho các doanh nghiệp, mặc khác các ngân hàng cũng muốn cho vay nhưng lại không đủ vốn để cho vay. Vì vậy, ngồi việc các ngân hàng quan tâm đến các sản phẩm đầu ra còn phải quan tâm đến việc nuôi dưỡng và phát triển các nguồn vốn huy động để đảm bảo nhu cầu vốn cho vay. Do đó, trong thời gian tới các ngân hàng thương mại cần thực hiện một số giải pháp sau:

Đối với hoạt động huy động vốn:

− Trước tiên các ngân hàng cần tạo được sự tin tưởng và nâng cao hiểu biết của người dân đối với hoạt động của ngân hàng bằng cách tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ ngân hàng phải gần gũi giúp đỡ, giải thích, tư vấn góp ý một cách trung thực.

− Cơ chế lãi suất huy động phải được điều chỉnh linh hoạt trong phạm vi được phép để tác động đến thị trường tiền gửi.

− Tiếp tục củng cố và nâng cao hơn nữa mạng lưới hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bằng cách tăng cường đưa các dịch vụ tiện ích đến với khách hàng, đa dạng hóa phương thức, hình thức huy động vốn như tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm với lãi suất bậc thang khuyến khích sự tiết kiệm của người dân.

− Đánh giá phân loại các sản phẩm hiện có, cơ cấu lại toàn bộ các sản phẩm tiền gửi với việc phân tích rõ đối tượng khách hàng từ đó nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới đặc thù phù hợp với nhu cầu, tâm lý tập quán của người gửi tiền theo hướng phân đoạn khách hàng dựa trên các tiêu thức: độ tuổi, giới tính, tâm lý tiêu dùng, khả năng kinh tế, ngành nghề….

− Tiếp tục khai thác có hiệu quả hơn nguồn vốn từ hoạt động thanh toán của các cá nhân bằng cách tuyên truyền mạnh mẽ những tiện ích hoạt động thanh toán qua tài khoản cá nhân, sử dụng thẻ.

Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng

− Các ngân hàng thương mại cần tăng cường và đẩy mạnh việc cải cách hành chính trong thủ tục xét duyệt đầu tư và xét duyệt cho vay, khắc phục các phiền hà dẫn đến sự chậm trễ ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư.

− Các ngân hàng cần sử dụng các sản phẩm ưu đãi đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể vay vốn tại ngân hàng như: ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay, phương thức trả nợ, ưu đãi về các loại phí chuyển nhượng, thanh toán L/C, bảo lãnh các hợp đồng thanh toán, hợp đồng dự thầu,…

− Bên cạnh việc mở rộng tín dụng, hệ thống ngân hàng thương mại cần phải nâng cao chất lượng tín dụng thơng qua việc mở rộng các sản phẩm phong phú để doanh nghiệp có nhiều lựa chọn như: tín dụng th mua tài chính, mua bán nợ, bao thanh tốn, cho vay trên tài sản tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình có thể tiếp cận dễ dàng hơn với những khoản vay từ ngân hàng.

− Với sự nỗ lực của hệ thống ngân hàng, chính quyền tỉnh cũng cần hỗ trợ để tháo gỡ những khó khăn, nhất là những vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở, sao cho doanh nghiệp, người dân có thể tiếp cận được các khoản vay, nhưng cũng đảm bảo không gây ra những rủi ro cho các hoạt động của ngân hàng.

− Ngồi việc hồn thiện quy trình cho vay, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng thẩm định, phân tích tín dụng và chia sẻ thơng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn tài chính cho đầu tư phát triển nghành du lịch vĩnh long đến năm 2020 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)