Cơ sở lý thuyết để khẳng định đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ là một tất yếu
khách quan dựa trên một số học thuyết dưới đây để làm căn cứ đề xuất một số giải pháp ở chương 3.
1.2.1 Thuyết trọng thương
Thuyết trọng thương ra đời ở châu Âu vào khoảng cuối thế kỷ XV. Theo thuyết
trọng thương: sự giàu có của quốc gia được thể hiện qua số lượng quý kim (vàng, bạc...) mà quốc gia đó nắm giữ, được xem là tài sản quốc gia; Con đường duy nhất
để tăng tài sản quốc gia là phải phát triển ngoại thương và nhấn mạnh rằng xuất siêu
là biện pháp hữu hiệu nhất trong hoạt động ngoại thương; Hoạt động ngoại thương
được hiểu theo Luật trị chơi bằng khơng (Zero – sum game) nghĩa là lợi ích kinh tế
mà một quốc gia thu được là từ nguồn lợi của quốc gia khác; Thương mại quốc tế không chỉ dựa vào tiềm năng của một quốc gia mà Chính phủ đóng một vai trị quan trọng thơng qua các chính sách bảo hộ mậu dịch, độc quyền ngoại thương để chi
phối toàn bộ thị trường nhằm đạt được mục tiêu xuất siêu mang lại nhiều vàng bạc cho quốc gia.[2]
[2]
PGS. TS Đoàn Thị Hồng Vân – Chủ nhiệm đề tài (2004), Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ
mỹ nghệ Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ trường Đại học Kinh tế TPHCM, TPHCM [24]
-17-
Mặc dù có những nhược điểm nhất định nhưng nếu vận dụng sáng tạo trong điều kiện hiện nay thì học thuyết này vẫn mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và ngành cà phê Việt Nam nói chung. Cụ thể là muốn cà phê Việt Nam hướng tới phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu thì các doanh nghiệp cần phải tích cực nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ. Bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp, của người trồng cà phê thì Chính quyền (Nhà nước và chính quyền địa phương) đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong quy hoạch và phát triển ngành cà phê Việt Nam.
1.2.2 Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Adam Smith (1723 – 1790) là nhà kinh tế học cổ điển người Anh, người được suy tôn là cha đẻ của “kinh tế học”. Ông cho rằng sự giàu có của quốc gia phản ánh qua năng lực sản xuất chứ không phải qua số quý kim nắm giữ và “Nếu mỗi quốc
gia chun mơn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối (tức chi phí lao động thấp hơn so với các nước khác) và nhập khẩu những mặt hàng mà mình khơng có lợi thế tuyệt đối thì tất cả các quốc gia đều có lợi”. Lợi
thế tuyệt đối có được là do sự khác biệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... mà có. Thương mại quốc tế khơng phải là quy luật Trị chơi bằng khơng mà là
Trị chơi tích cực (positive sum game) và các quốc gia đều có lợi hơn thơng qua thương mại quốc tế.
Vận dụng học thuyết của A. Smith, tác giả nhận thấy cà phê Việt Nam có nhiều lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu như điều kiện tự nhiên phù hợp, năng suất cao,… Đó là những yếu tố quyết định để cà phê Việt Nam có thể phát triển bền vững, tạo tiền đề vững chắc cho xuất khẩu.
-18-
1.2.3 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
David Riacrdo (1772 – 1823) là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh. Theo ơng nếu mỗi quốc gia chun mơn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những sản phẩm mà mình khơng có lợi thế so sánh thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Tuy nhiên lợi thế so sánh ở đây là dựa vào trình độ phát triển các yếu tố sản xuất của mỗi quốc gia. Lợi thế so sánh thay đổi tùy thuộc vào thời gian và trình độ phát triển của mỗi quốc gia/địa phương.
Vận dụng học thuyết của David Ricardo tác giả nhận thấy để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ bên cạnh việc khai thác hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, phát huy tính cần cù sáng tạo của người nơng dân Việt Nam cịn phải khơng ngừng cải thiện tất cả các khâu từ sản xuất đến thu mua, chế biến, bảo quản… để nâng cao chất lượng cà phê nhân xuất khẩu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để có thể giữ vững và mở rộng thị trường hiện có. Đồng thời, thâm nhập các thị trường mới và tiềm năng như thị trường Trung Quốc và thị trường Nga.
1.2.4 Lý thuyết phát triển bền vững
Dựa trên nguyên lý tài nguyên môi trường là cố định, để phát triển bền vững thì mỗi thế hệ phải có ý thức bảo vệ mơi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, để có thể chuyển giao cho thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên thiên nhiên không nhỏ hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên mà thế hệ hiện nay đang có. Một trong các định nghĩa về tính bền vững là một “xã hội bền vững”; một thế giới mà nhân loại duy trì sự an sinh vững chắc qua các thế hệ thông qua cải thiện sự ổn định của các hệ thống kinh tế, sinh thái và văn hóa xã hội.
Vận dụng lý thuyết phát triển bền vững theo tác giả vấn đề cốt yếu trong bền vững là lợi nhuận. Con người, Môi trường và Lợi nhuận là ba yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu bền vững thông qua các chuỗi cung ứng cà phê. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nơi mà người tiêu dùng ở thế giới thứ nhất và các hộ sản xuất nhỏ từ thế giới thứ ba cùng tham gia vào một chuỗi cung ứng sản phẩm, lợi nhuận là nền tảng để phát triển các yếu tố khác là Con người và Môi trường. Khuyến khích
-19-
những người sản xuất nhỏ từ các nước đang phát triển phải được cụ thể hóa và bắt đầu bằng việc hiểu rõ đời sống của họ cần phải được cải thiện. Tính bền vững về tài chính là ưu tiên hàng đầu của đa số người sản xuất nhỏ ở các nước kém phát triển vì nó có ý nghĩa nhiều mặ như giúp ni dưỡng gia đình họ, con cái được học hành và có thể đáp ứng các nhu cầu khác trong tương lai... Đây là phương pháp tiếp cận của UTZ khi phát triển các tiêu chuẩn về bền vững. Trong quá trình phát triển các tiêu chuẩn bền vững cho các sản phẩm, các ưu tiên của người sản xuất được đề cập. Trọng tâm về năng suất, về canh tác và Quản lý Dịch bệnh Tổng hợp giúp phát triển năng lực cho người sản xuất để họ trở thành những người nông dân chuyên nghiệp hơn và kinh doanh tốt hơn dù cho ở qui mô nhỏ hay lớn. Một khi những vấn đề này được đề cập và tương lai ngắn hạn của người sản xuất được giảỉ quyết tốt đó là lúc các yếu tố quan trọng khác là Con người và Môi trường được củng cố - các ưu tiên của người sản xuất có thể được chuyển từ ngắn hạn sang dài hạn. Cà phê Việt Nam có nhiều lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu như điều kiện tự nhiên phù hợp, năng suất cao… và đó là những yếu tố quyết định để cà phê Việt Nam có thể phát triển bền vững, tạo tiền đề vững chắc cho xuất khẩu. Để hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp phát triển bền vững và hội nhập thì phải chú trọng đến vấn đề môi trường, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, bảo đảm quyền lợi cho người nơng dân... Điều này thực sự là một thách thức to lớn đòi hỏi phải thường xuyên tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, đầu tư… để làm thay đổi nhận thức để các hộ nơng dân. Mục đích là cung cấp những sản phẩm hữu cơ vừa tăng giá trị xuất khẩu vừa duy trì nguồn tài nguyên đất cho thế hệ mai sau.
1.2.5 Lý thuyết Heckscher – Ohlin
Lý thuyết H – O được trình bày như sau: các quốc gia cần chú trọng chuyên mơn hóa sản xuất để xuất khẩu những sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà trong
-20-
trở lại những sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà trong nước khan hiếm tương
đối (như là vốn và kỹ thuật đối với các nước đang phát triển) [3].
Lý thuyết này có giá trị cao trong việc vận dụng vào thực tế phát triển ngoại thương đối với những quốc gia đang phát triển có thế mạnh về nông nghiệp như
Việt Nam. Trong trường hợp này các doanh nghiệp xuất khẩu có thuận lợi để đẩy
mạnh xuất khẩu cà phê UTZ, sản phẩm thâm dụng tài nguyên nhưng giá trị gia tăng chưa cao. Lý thuyết này cũng chứng minh là tại sao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển thì đại bộ phận hàng xuất khẩu là sản phẩm thâm dụng lao
động và có nguồn gốc từ tài nguyên. Tuy nhiên, hạn chế của lý thuyết này là đã
khơng tính đến ảnh hưởng của thương mại quốc tế đối với sự thay đổi giá cả các yếu tố sản xuất.
Ngoài những lý thuyết nêu trên, lý thuyết chi phí cơ hội của G. Haberler, và các lý thuyết mới về thương mại quốc tế cũng cung cấp những ý tưởng quan trọng làm nền tảng lý thuyết cho việc xây dựng một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ tại các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).