Lợi ích dự kiến khi thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp để các doanh nghiệp thành viên hội cà phê ca cao việt nam đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 83)

3.3 CÁC GIẢI PHÁP

3.3.1.4 Lợi ích dự kiến khi thực hiện giải pháp

chương trình cà phê có chứng nhận UTZ giúp người trồng trở nên chuyên nghiệp hơn và cạnh tranh hơn. Với chứng nhận UTZ, người trồng cà phê ở mọi qui mơ đều có thể thể hiện những thực hành nông nghiệp tốt, áp dụng các biện pháp

canh tác hiệu quả và sản xuất có trách nhiệm. Hơn thế, khi nhà rang xay và các hãng cà phê ngày càng có nhu cầu với cà phê UTZ, nên chứng nhận này tạo điều kiện cho người trồng cà phê tiếp cận các thị trường mới.

chương trình cà phê có chứng nhận UTZ đem đến cho các hợp tác xã và trang trại khả năng tiếp cận mạng lưới quốc tế những người trồng cà phê, với các chương trình hỗ trợ của người mua và các tổ chức phi chính phủ, những hỗ trợ kỹ thuật và những hướng dẫn từ các chuyên gia nông nghiệp được UTZ đào tạo cũng như từ các đại diện UTZ tại Việt Nam. Người trồng cà phê cũng sẽ áp dụng phương pháp ghi chép nhật ký nông hộ. Hệ thống ghi chép sổ sách này đã được sử dụng trong

nhiều dự án sản xuất cà phê trên thế giới, cho phép nông dân ghi lại tất cả các hoạt

động sản xuất cà phê và số liệu ghi chép giúp phân tích tính hiệu quả của các hoạt động, từ quản lý dinh dưỡng cây trồng tới thuê nhân công cho các hoạt động sản

xuất trên đồng ruộng. Số liệu ghi chép nhật ký nông hộ cũng là cơ sở cho hệ thống Kiểm tra Nội bộ. Nông dân được đào tạo GAP sẽ tăng hiệu quả nhờ sử dụng các nguyên liệu đầu vào hợp lý và sản xuất cà phê theo phương thức bền vững. Quản lý chi phí sản xuất hiệu quả và giá cà phê cao hơn cho người sản xuất cà phê.

Tham gia vào chương trình ngồi việc được hỗ trợ thêm giá, người nơng dân cịn được hướng dẫn chăm sóc cây cà phê đúng kỹ thuật để đảm bảo được chất

lượng sản phẩm. Tiêu chuẩn chất lượng phải được tn thủ trong suốt q trình

chăm sóc như sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hợp lí vừa tiết kiệm vừa bảo vệ mơi trường. Thay vì trước đây vứt các vỏ chai, bao phân bừa bãi thì nay thu gom lại, xử lí đúng cách và thường xuyên vệ sinh vườn tược. Đồng thời, người nông dân phải đảm bảo được vấn đề an toàn lao động, quyền lợi chính đáng của người lao động,

-70-

người nông dân không lo về mặt đầu ra hay giá cả thị trường nữa vì các doanh

nghiệp xuất khẩu đã bao tiêu sản phẩm với giá thưởng cộng thêm 200đ/kg.

Các doanh nghiệp sẽ có nguồn cung cà phê chất lượng cao và ổn định từ các vùng trồng cà phê có chứng nhận UTZ. Để khuyến khích người dân thu hái quả chín nhằm nâng cao chất lượng cà phê trước hết cần khuyến cáo các doanh nghiệp thu mua cà phê theo từng loại giá khác nhau tương ứng với chất lượng của từng sản phẩm cà phê, không nên “cào bằng” giá cả như lâu nay. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp, cơ quan phát giá thu mua cà phê chỉ 1 giá duy nhất là nhân xô mà chưa hề phân loại giá thu mua theo từng loại sản phẩm.

Từ giải pháp này người trồng cà phê sẽ dần định hướng trong tương lai cần phải sản xuất cà phê theo hướng “hàng hóa”, nâng cao chất lượng cà phê thông qua các biện pháp kỹ thuật mới nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng bằng việc áp dụng, tuân thủ yêu cầu của Bộ nguyên tắc UTZ, làm quen với cách làm việc theo nhóm, lấy hiệu quả của số đông cộng hưởng với hiệu quả của mỗi hộ gia đình làm tiền đề hình thành các tổ hợp tác, các câu lạc bộ khuyến nông, câu lạc bộ “năng suất cao”… nhằm hỗ trợ lẫn nhau về kỹ thuật cũng như kinh tế nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Giải pháp này sẽ đào tạo được đội ngũ “ khuyến nông viên” từ

nông dân làm tiền đề để mở rộng công tác khuyến nông cho địa phương trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp để các doanh nghiệp thành viên hội cà phê ca cao việt nam đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)