Giảm chi phí sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn qua thị trường trái phiếu cho doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 31)

2.1. Lợi ích của trái phiếu đối với doanh nghiệp

2.1.2Giảm chi phí sử dụng vốn

Giả định vốn chủ sở hữu của công ty sẽ không biến động nhiều và công ty sẽ không phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu. Luận văn sẽ xác định chi phí vốn của CTCP xây dựng và đầu tư 492 trong 3 năm từ năm 2006 đến 2008 và trong trường hợp giả định công ty phát hành trái phiếu để huy động vốn dài hạn. Mục đích là so sánh chi phí sử dụng vốn của cơng ty trong trường hợp có phát hành trái

phiếu và khơng có phát hành trái phiếu. Chi phí sử dụng vốn của cơng ty là chi phí sử dụng vốn bình qn (WACC) và được tính bằng công thức sau.

WACC = Tỷ trọng nợ * Chi phí Nợ sau thuế + Tỷ trọng VCSH * Chi phí VCSH Trong cơng thức trên, chi phí nợ chính là chi phí vốn vay nhưng đã được điều chỉnh bởi thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí nợ sau thuế = Chi phí nợ trước

thuế *(1 – tc), tc là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và giả định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho CTCP xây dựng và đầu tư 492 là 28%.

Trong luận văn, tác giả sử dụng mơ hình định giá tài sản vốn (CAPM) để xác định chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, tác giả khơng đi sâu vào phân tích chi phí vốn chủ sở hữu mà chủ yếu phân tích chi phí nợ vay vì chi phí vốn chủ sở hữu sẽ thay đổi khi DN thay đổi hệ số nợ. Vì vậy, để đơn giản khi ước lượng chi phí vốn chủ sở hữu, tác giả khơng tiến hành xác định hệ số beta của Công ty mà sử dụng hệ số beta do công ty chứng khốn tính tốn.

Theo mơ hình CAPM, chi phí vốn chủ sở hữu được xác định như sau

) r r ( r re = f +β M − f

Trong đó, rf là lãi suất phi rủi ro (thông thường là lãi suất của trái phiếu chính phủ), khoảng 8,5%7.

rM lãi suất bình quân thị trường dao động trong khoảng 14% - 17%, tùy vào từng năm8.

Beta là rủi ro hệ thống của tài sản đầu tư so với rủi ro bình quân của thị

trường. Hệ số này được xác định từ bộ dữ liệu của VN-Index giai đoạn từ 2000 – 20099.

7 http://www.mof.gov.vn/Default.aspx

8 Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước

Bảng 2.2 tóm tắt chi phí sử dụng vốn của CTCP xây dựng & đầu tư 492 trong giai đoạn 2006 – 2008 và trong trường hợp giả định công ty phát hành trái

phiếu để huy động vốn.

Bảng 2.2: Chi phí sử dụng vốn của CTCP xây dựng và đầu tư 492

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2006-

2008

TH1 TH2

Lãi suất vay ngân hàng bình quân 10.89 11.44 16.70 13.01 13.01 13.01

Lãi suất phát hành trái phiếu DN - - - - 12.50 12.50

Tỷ trọng vốn vay ngân hàng 100.00 100.00 100.00 100.00 70.00 50.00

Tỷ trọng vốn phát hành trái phiếu 0.00 0.00 0.00 0.00 30.00 50.00

Chi phí nợ vay bình quân 10.89 11.44 16.70 13.01 12.86 12.76

Chi phí vốn chủ sở hữu 24.00 27.00 17.00 22.67 22.67 22.67

D/(D+E) 92.00 88.00 86.00 88.70 88.70 88.70

E/(D+E) 8.00 12.00 14.00 11.30 11.30 11.30

WACC 9.73 11.09 13.58 11.47 11.45 11.38

Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP xây dựng&đầu tư 492 và tính tốn của tác giả

Trong trường hợp của CTCP xây dựng và đầu tư 492, chi phí nợ trong 3 năm, 2006, 2007, 2008 là lãi suất vay ngân hàng. Chi phí nợ trong các trường hợp 1 và 2 là chi phí nợ trung bình của lãi suất vay ngân hàng và lãi suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Lãi suất phát hành trái phiếu được giả định là 12,5%/năm, mức lãi suất này được giả định dựa vào lãi suất cố định của các công ty phát hành trái

phiếu trong giai đoạn 2006 – 2008 (phụ lục 2). Tác giả chọn lãi suất phát hành trái phiếu của các công ty trong giai đoạn 2006 – 2008 vì mốc thời gian phân tích CTCP xây dựng và đầu tư 492 là giai đoạn 2006 – 2008. Do vậy, sẽ có một sự tương đồng trong thời gian phân tích, loại trừ các biến động trong nền kinh tế tại các khoảng

thời gian khác nhau. Trường hợp 1 và 2 là các trường hợp giả định với sự thay đổi của tỷ lệ trái phiếu trong cơ cấu nợ của công ty. Cụ thể, tỷ lệ phát hành trái phiếu doanh nghiệp tương ứng trong các trường hợp 1, 2 lần lượt là 50% và 70%.

Chi phí vốn chủ sở hữu trong 2 năm 2006, 2007 cao hơn so với chi phí vốn chủ sở hữu năm 2008. Năm 2006, 2007 là 2 năm mà thị trường chứng khốn Việt Nam phát triển sơi động, chỉ số VN-Index tăng liên tục, có thời điểm đạt 1200 điểm. Năm 2008, chi phí vốn chủ sở hữu thấp là do chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.

Kết quả tính tốn cho thấy chi phí sử dụng vốn của công ty giảm khi công ty cơ cấu lại các khoản nợ. Chi phí sử dụng vốn bình qn giai đoạn 2006 -2008 của Cơng ty là 11,47%. Nếu Công ty cơ cấu lại các khoản nợ bằng cách giảm tỷ lệ vay ngân hàng và tăng tỷ lệ phát hành trái phiếu thì chi phí sử dụng vốn của cơng ty sẽ giảm xuống cịn 11,45% và 11,38% (tùy thuộc vào tỷ lệ nợ trái phiếu trong tổng nợ của cơng ty).

2.1.3 Giảm khó khăn trong huy động vốn

Kết quả phân tích chương 1 cho thấy 20,8% DN gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng và 42,9% doanh nghiệp cho rằng tiếp cận vốn vẫn sẽ là một khó khăn lớn trong thời gian tới. DN khó tiếp cận vốn ngân hàng cũng đồng nghĩa với

việc DN khó có khả năng huy động vốn qua ngân hàng. Nhưng trong thời gian vừa qua một số DN phát hành trái phiếu và huy động được lượng vốn theo nhu cầu với mức lãi suất thấp hơn lãi suất vay ngân hàng. Có thể kể đến như CTCP phát triển đơ thị Kinh Bắc, CTCP FPT và CTCP Hồng Anh Gia Lai.

Trong năm 2009, CTCP phát triển đô thị Kinh Bắc đã phát hành thành công ba đợt trái phiếu với tổng giá trị 1.200 tỉ đồng. Trong đó, đợt đầu tiên thu về 700 tỉ

đồng với lãi suất 11,5%/năm, kỳ hạn 5 năm, toàn bộ số lượng trái phiếu của công ty đã được các nhà đầu tư mua hết trong ba giờ sau khi công bố phát hành. Mức lãi

suất 11,5%/năm là mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm cùng thời điểm nên

đã thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư đến trái phiếu của cơng ty. Ngồi mức

lãi suất hấp dẫn, cơng ty cịn tạo được lịng tin cho các nhà đầu tư vào tính thanh

khoản của trái phiếu do công ty phát hành. Cụ thể, Công ty đã mời Vietinbank làm tổ chức nhận thanh toán cho trái phiếu Kinh Bắc. Nhà đầu tư sở hữu trái phiếu có thể cầm cố, bán lại cho Vietinbank, trong trường hợp công ty trả lãi chậm hoặc mất khả năng thanh tốn thì Vietinbank sẽ thay cơng ty thanh tốn các khoản nợ gốc và lãi cho nhà đầu tư.

Cùng trong thời gian này, CTCP viễn thơng FPT và Hồng Anh Gia Lai cũng tiến hành phát hành trái phiếu để huy động nợ. Lượng vốn huy động của hai công ty trên lần lượt là 1800 và 1450 tỷ đồng. Nhưng mức lãi suất huy động của hai công ty này lại hoàn toàn khác nhau. Cụ thể lãi suất huy động của FPT là 7%/năm và của Hoàng Anh Gia Lai là 0%. Đồng thời, người sở hữu trái phiếu của FPT và

Hoàng Anh Gia Lai sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu sau một thời gian nhất định với một mức giá xác định.

2.2 Các yếu tố chính dẫn đến sự thành cơng của một đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp doanh nghiệp

Trong thời gian qua, một số DN phát hành thành công trái phiếu và huy động

được lượng vốn theo nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh của DN. Vậy những yếu

tố nào giúp các DN trên phát hành trái phiếu thành công với mức lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất vay ngân hàng? Theo tác giả, có 4 yếu tố chính dẫn đến sự

thành cơng trong các đợt phát hành trái phiếu của các công ty trên.

Thứ nhất, đảm bảo tính thanh khoản cho trái phiếu

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam kém thanh khoản nên nhà

đầu tư còn nhiều e ngại khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Tính thanh khoản

của thị trường thấp nên nhà đầu tư sẽ rất khó thực hiện mua bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Do vậy, nếu đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp nhà đầu tư sẽ có ít cơ hội để chuyển đổi trái phiếu sang tiền mặt cũng như thực hiện các giao dịch mua bán khi cần thiết. Nếu vậy, nhà đầu tư sẽ không mấy quan tâm đến trái phiếu doanh nghiệp mà sẽ đầu tư sang các hình thức khác có tính thanh khoản cao hơn, chẳng hạn cổ phiếu. Khơng có nhà đầu tư thì DN sẽ khơng thể phát hành trái phiếu. Nhận biết được điều này, trong thời gian qua, nhiều DN đã nỗ lực làm cho trái phiếu của DN mình thanh khoản hơn để thu hút các nhà đầu tư. Cụ thể, CTCP Kinh Bắc đã phát hành trái phiếu có đảm bảo bởi bên thứ ba là Ngân hàng công thương, theo phương thức này trong trường hợp nhà đầu tư muốn mua bán, chuyển nhượng trái

phiếu trước thời hạn thì Ngân hàng sẽ là tổ chức nhận mua trái phiếu của công ty.

Điều này đã góp phần cải thiện tính thanh khoản của trái phiếu do công ty phát

hành, nhờ vậy đã thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư và dẫn đến sự thành

công trong các đợt phát hành trái phiếu.

Thứ hai, lãi suất và các ưu đãi khác

Thông thường lãi suất trái phiếu doanh nghiệp sẽ cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng như trường hợp công ty cổ phần Kinh Bắc. Nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng nhưng vẫn huy

động được lượng vốn theo nhu cầu như trường hợp CTCP viễn thơng FPT và CTCP

Hồng Anh Gia Lai. Yếu tố dẫn đến sự thành công này là các ưu đãi khác khi nhà

đầu tư sở hữu trái phiếu của Cơng ty. Chính các ưu đãi này sẽ làm tăng lợi suất của

nhà đầu tư khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Trong thời gian qua, các công ty phát hành trái phiếu thường gắn với quyền mua cổ phiếu của công ty sau một thời gian nhất định. Vì vậy, nếu DN muốn thu hút nhà đầu tư và huy động được vốn qua thị trường trái phiếu thì cần phải đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu.

Thứ ba, minh bạch thông tin

Minh bạch thông tin là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các đợt phát hành trái phiếu. DN cần phải công khai các thơng tin về tình hình tài

chính, các dự án đầu tư, mục đích của các đợt phát hành. Trong đó, thơng tin về tình hình tài chính là thông tin được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất vì thơng tin này giúp nhà đầu tư dự đốn khả năng trả nợ của DN, từ đó ra quyết định đầu tư. Nhưng hiện nay, các DN tại Việt Nam cịn ngần ngại cơng bố thơng tin. Chỉ có các DN đã

niêm yết mới tiến hành cơng bố các thơng tin về tình hình tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh tại các sở giao dịch chứng khốn. Việc tìm kiếm thơng tin của các cơng ty cổ phần chưa niêm yết vơ cùng khó khăn.

Thứ tư, uy tín của DN

Huy động trái phiếu là một hình thức vay nợ trực tiếp giữa DN với nhà đầu tư, là sự cam kết về các nghĩa vụ tài chính giữa bên vay (DN) và bên cho vay (nhà

đầu tư). Do vậy, uy tín của DN rất quan trọng đối với nhà đầu tư. Đây là cơ sở niềm

tin cho hai bên. Các DN phát hành trái phiếu thành công trong thời gian qua là những DN lớn và có uy tín trên thị trường. Uy tín của DN có thể được xác định

thông qua hiệu quả sản xuất kinh doanh, thông qua khả năng thanh tốn các khoản nợ, thơng qua việc thực hiện các cam kết đối với các đối tác, với các cổ đông và lịch sử quan hệ tín dụng của DN.

2.3 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam

Huy động vốn qua thị trường trái phiếu sẽ giảm thiểu được những tác động bất lợi cho DN như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, các DN xây dựng CSHT&NL nói riêng và các DN nói chung vẫn chưa quan tâm đến kênh huy động vốn qua thị trường trái phiếu. Hiện nay, số lượng các DN phát hành trái phiếu còn thấp, chủ yếu là các DN lớn hay các tập đoàn nhà nước (phụ lục 2 ). Trong khi đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam đã hình thành nhưng còn kém phát triển thể hiện qua qui mơ thị trường rất nhỏ và tính thanh khoản của thị trường rất thấp.

2.3.1 Qui mô nhỏ

Ngày 17/9/1994, Chính phủ ban hành quyết định 120/CP cho phép các DN được phát hành trái phiếu để huy động vốn. Phạm vi điều chỉnh của quyết định này

chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Tuy giới hạn phạm vi các DN được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn nhưng đây là cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự

manh nha hình thành thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ thực sự được hình thành kể từ khi

Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006 và nghị định 52/2006-NĐ/CP được ban

hành mở rộng đối tượng DN được phép phát hành trái phiếu là các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Mặc dù nghị định 52/2006 - NĐ/CP đã nới lỏng các loại hình DN được phép phát hành trái phiếu

nhưng trong thời gian này, trái phiếu được giao dịch chủ yếu là trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm một thị

phần nhỏ trên thị trường. Điều này được thể hiện như đồ thị sau.

Đồ thị 2.1: Qui mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam

Thị trường trái phiếu tại Việt Nam

0 2 4 6 8 10 12 14 16 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm T l % G D P TPCP TPDN

Đồ thị 2.1 cho thấy, trước năm 2006, thống lĩnh thị trường trái phiếu Việt

Nam là trái phiếu chính phủ với giá trị trái phiếu chính phủ xấp xỉ 10% GDP. Sau khi nghị định 52/2006 – NĐ/CP ra đời, nhiều loại hình DN được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn, lúc này trái phiếu doanh nghiệp mới thực sự xuất hiện trên thị trường trái phiếu nhưng tỷ lệ còn khá khiêm tốn so với trái phiếu chính phủ. Từ năm 2007 đến năm 2009, trái phiếu doanh nghiệp chỉ dao động khoảng 2% so với GDP. Đây là một tỉ lệ rất thấp so với các nước trong khu vực có thị trường trái

phiếu doanh nghiệp.

Đồ thị 2.2: Qui mô thị trường trái phiếu Việt Nam so với các nước trong khu vực

Qui môt thị trường trái phiếu của các nước trong khu vực

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 Indon esia Malays ia Philip in Sing apo re Thái L an Thị trường Tr ái ph i ế u( % G D P ) TPCP TPDN

Nguồn: Asianbondonline - Bond Market Indicator

Đồ thị 2.2 cho thấy qui mô thị trường trái phiếu của Việt Nam và Indonesia

khá giống nhau. Tỷ lệ giá trị trái phiếu doanh nghiệp /GDP của các nước trong khu vực thấp nhất là khoảng 10%, ngoại trừ Việt Nam và Indonesia. Giá trị trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam và Indonesia đều dao động từ 2% - 3% so với GDP.

Tương tự, giá trị trái phiếu chính phủ của Việt Nam và Indonesia cũng xấp xỉ 15% -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn qua thị trường trái phiếu cho doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 31)