Nguyên nhân thị trường trái phiếu kém phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn qua thị trường trái phiếu cho doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 49)

2.3 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam

2.3.3Nguyên nhân thị trường trái phiếu kém phát triển

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam mặc dù đã hình thành những vẫn cịn kém phát triển. Theo tác giả có 3 nhóm ngun nhân chính dẫn đến sự kém phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam. Thứ nhất, nhóm nguyên nhân về thể chế. Thứ hai, nhóm ngun nhân về phía DN. Thứ ba,

2.3.3.1 Nhóm nguyên nhân về thể chế

Thiếu khung pháp lý cho việc hình thành tổ chức xếp hạng tín nhiệm

Xếp hạng tín nhiệm DN là việc nhận định về khả năng của DN trong việc

thực hiện các nghĩa vụ tài chính và thường do một tổ chức định mức tín nhiệm thực hiện. Thơng qua xếp hạng tín nhiệm DN, nhà đầu tư sẽ có thơng tin về tình hình tài chính, khả năng thanh toán nợ, khả năng quản lý, điều hành của DN nhằm đưa ra

quyết định có nên cho DN vay hay khơng. Khơng những giảm tình trạng bất cân

xứng thơng tin, xếp hạng tín nhiệm cịn giúp nhà đầu tư phân loại mức độ rủi ro của DN để xác định suất sinh lợi yêu cầu đối với trái phiếu do các DN khác nhau phát

hành. Nhà đầu tư sẽ yêu cầu suất sinh lợi cao đối với các DN được xếp hạng tín nhiệm thấp và ngược lại. Bên cạnh đó, thơng qua xếp hạng tín nhiệm, DN sẽ có cơ sở để xác định chi phí vốn hợp lý. Ngồi ra, nếu được xếp hạng tín nhiệm tốt thì đây sẽ là cơ hội tốt để DN đưa hình ảnh của mình đến các nhà đầu tư mà không cần

thông qua các phương tiện khác, giảm chi phí cho DN. Với những vai trị nêu trên thì một thị trường trái phiếu phát triển khơng thể thiếu các cơng ty định mức tín nhiệm.

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam cũng có vài tổ chức thực hiện cung cấp thơng tin về DN, chủ yếu là thơng tin về tín dụng (xem phụ lục 3). Do vậy, đây

không phải là các tổ chức xếp hạng tín nhiệm DN chuyên nghiệp như Fitch, Standard & Poor, Moodys. Đến thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính vẫn chưa đưa ra

một lộ trình rõ ràng cho sự phát triển ngành định mức tín nhiệm ở VN. Khung pháp lý cho hình thành và hoạt động của cơng ty định mức tín nhiệm chưa có nên hiện tại

Việt Nam vẫn chưa có một cơng ty định mức tín nhiệm chun nghiệp. Vì vậy, có thể nói sau 9 năm kể từ khi thị trường chứng khốn nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng được hình thành, Việt Nam vẫn chưa có bất cứ một tổ chức định

mức tín nhiệm nào thực sự hoạt động. Đây là một rào cản cho sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam.

Hệ thống chính sách chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập

Theo qui định hiện hành, một trong những điều kiện để DN được phát hành trái phiếu là phải có vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng. Tuy nhiên số DN này chỉ

chiếm 10,5% trong tổng số các DN tại Việt Nam. Các DN tại Việt Nam chủ yếu là các DN vừa và nhỏ với vốn đăng ký kinh doanh ở mức từ 1 -5 tỷ đồng chiếm

46,44% (xem phụ lục 4). Vì vậy, nếu theo qui định hiện hành thì các DN này

không đủ điều kiện để phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Điều này sẽ hạn chế

nguồn cung trái phiếu trên thị trường.

Theo qui định hiện hành, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được phép mua trái phiếu, tín phiếu, cơng trái của Nhà nước, của các ngân hàng thương mại quốc doanh nhưng lại không được phép đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp để đảm bảo an toàn cho quỹ bảo hiểm. Tương tự, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, được sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm để mua cổ phiếu, trái phiếu

doanh nghiệp có bảo lãnh, kinh doanh bất động sản và góp vốn vào các DN nhưng không được phép đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Chính sách này có sự khác

biệt so với các nước trong khu vực. Cụ thể, tại Malaysia, Hàn Quốc khuyến khích các nhà đầu tư như quỹ lương hưu, quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm đầu tư vào trái

phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì lý do an tồn cho các quỹ lương hưu các nước này có khống chế tỷ lệ đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Còn các quỹ đầu tư, các cơng ty kinh doanh bảo hiểm thì khơng khống chế mà để các quỹ này tự quyết định. Tại Malaysia cho phép các nhà đầu tư riêng lẻ được đầu tư vào trái phiếu của DN xếp hạng định mức BBB và các công ty bảo hiểm được phép đầu tư vào các trái

phiếu khơng có đảm bảo với điều kiện DN phát hành có xếp hạng định mức là A10. Ngồi ra, mức độ minh bạch thơng tin của DN vẫn chưa cao và khơng có sự

đồng nhất giữa các DN, đặc biệt đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp vẫn

chưa có chuẩn về mức độ cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. Mức độ chi tiết của thông tin được cơng bố tùy thuộc vào từng DN và chưa có một sự thống nhất. Cụ thể, các thơng tin tài chính trong bản cáo bạch khơng được xác nhận bởi các cơng ty kiểm tốn, mức độ chi tiết các thơng tin trong thuyết minh báo cáo tài chính của các DN cũng khác nhau. Do tính minh bạch thơng tin của DN chưa cao nên chưa tạo được lòng tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.

Tất cả những bất cập trong thể chế, chính sách nêu trên đã tác động đến cung cầu trái phiếu doanh nghiệp, làm cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp kém phát triển.

2.3.3.2 Nhóm ngun nhân về phía DN

Như đã phân tích trong chương 1, DN chưa thực sự quan tâm đến kênh huy

động vốn qua thị trường trái phiếu. Nguyên nhân khách quan là nhiều DN của Việt

Nam chưa đáp ứng được các qui định của Nhà nước về điều kiện phát hành trái

phiếu. Bên cạnh đó, bản thân các DN cũng rất ngần ngại trong việc công bố thông tin. DN không muốn công bố nhiều thơng tin vì lo sợ đối thủ cạnh tranh, lo sợ sự can thiệp của cơ quan quản lý tài chính như thuế, hải quan. Ngồi việc tránh sự can thiệp của các tổ chức trên, chính những bất cập trong thể chế đã tạo kẻ hở để nhiều DN không muốn công bố thông tin. Hiện nay, qui định xử phạt đối với các DN công bố thơng tin khơng trung thực cịn rất thấp. Cụ thể, theo Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 chế tài áp dụng đối với trường hợp công bố thông tin không đầy đủ

là phạt tiền 20 - 30 triệu đồng, cịn cơng bố thơng tin mà trong đó có thơng tin sai sự thật thì phạt tiền 30 - 50 triệu đồng. Trong khi đó, một số cá nhân trong DN sẽ được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc cố tình cơng bố thơng tin chậm trễ hoặc thơng tin nội gián và lợi ích thu được lớn hơn nhiều so với chi phí nộp phạt. Chính

điều này đã dẫn đến động cơ không muốn minh bạch thơng tin của DN và gây mất

lịng tin cho nhà đầu tư, cho chủ nợ, làm tăng tình trạng bất cân xứng thơng tin trên thị trường tài chính.

2.3.3.3 Nhóm ngun nhân về phía nhà đầu tư

Nếu như DN là yếu tố chính quyết định đến cung trái phiếu thì nhà đầu tư là yếu tố chính quyết định đến cầu trái phiếu. Hiện nay nhà đầu tư chính của trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu là các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm. Các ngân hàng sở hữu khoảng 70% trái phiếu kỳ hạn 5 năm, công ty bảo hiểm có khoảng 4 -5 cơng ty với trái phiếu kỳ hạn từ 10 – 15 năm11. Các công ty quản lý quỹ, cơng ty chứng khốn chưa mấy mặn mà với hình thức đầu tư này mà chủ yếu thực hiện cơng việc tư vấn phát hành. Tính thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam cịn thấp như đã phân tích ở trên, do vậy, nhà đầu tư rất ngại khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp ngại cho nhà đầu tư khi đầu tư vào trái phiếu. Nhà đầu tư e ngại khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, cơ cấu các nhà đầu tư không đa dạng, chủ yếu vẫn là các ngân hàng thương mại nên hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp rất ít, hầu hết các nhà đầu tư xem trái phiếu như là một khoản tiết kiệm nên thường giữ cho đến khi đáo hạn. Chính

điều này làm hạn chế cầu trái phiếu và làm cho tính thanh khoản của thị trường trái

phiếu thấp.

Tóm lại, huy động vốn qua thị trường trái phiếu sẽ giảm thiểu được những tác động bất lợi cho DN. Cụ thể, cải thiện khả năng thanh tốn, giảm chi phí sử

dụng vốn và giảm khó khăn trong huy động. Tuy nhiên, chính sách của Nhà nước

11 Vũ Như Thăng, “Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam: định hướng hoàn thiện, Tạp chí

trong việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều bất cập, DN chưa quan tâm đến việc huy động vốn qua trái phiếu, các nhà đầu tư mua và giữ trái phiếu đến khi đáo hạn đã làm cho hàng hóa trên thị trường trái phiếu đã khan hiếm lại càng khan hiếm thêm. Thị trường thứ cấp kém phát triển nên tính thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp thấp, kém hấp dẫn các nhà đầu tư và tạo tâm lý e ngại cho DN khi cân nhắc lựa chọn phương thức huy động nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn qua thị trường trái phiếu cho doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 49)