CHƯƠNG 3 KHẢO SÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4 Kết quả khảo sát
3.4.1 Kiểm định thang đo Cronbach’s alpha lần 1
Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời.
Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến khơng phù hợp và hạn chế các biến rác trong mơ hình nghiên cứu vì nếu khơng chúng ta khơng thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ những biến có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Trần Đức
Long (2006, 46) trích từ Nunnally & Burnstein (1994), Pschy chometric Theory, 3rd edition, NewYork, McGraw Hill); và được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2004, 21; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2005,257) mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích
những bước tiếp theo. Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu Cronbach’s alpha đạt từ 0,8 trở lên thì thang đo lường là tốt và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn.
Nhìn vào Bảng 3.2, chúng ta có thể thấy được kết quả Cronbach’s alpha như sau: Bảng 3.2 : Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha lần 1
Biến quan
sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến Tổng Alpha nếu loại biến
DTC1 21.62 7.769 0.291 0.641 DTC2 21.58 7.224 0.389 0.613 DTC3 22.01 7.808 0.303 0.637 DTC4 21.82 8.047 0.268 0.646 DTC5 21.69 6.925 0.482 0.584 DTC6 21.61 6.978 0.402 0.609 DTC7 21.45 6.987 0.414 0.605
Alpha = . 656 PH1 11.11 2.535 0.286 0.596 PH2 11.03 2.240 0.418 0.501 PH3 11.18 2.193 0.405 0.511 PH4 11.07 2.165 0.417 0.501 Alpha = . 600 KN1 7.20 1.454 0.593 0.674 KN2 7.16 1.456 0.568 0.703 KN3 7.18 1.441 0.608 0.657 Alpha = .759 TC1 14.22 4.881 0.460 0.714 TC2 14.28 4.431 0.555 0.678 TC3 14.22 4.739 0.468 0.711 TC4 14.23 4.743 0.456 0.716 TC5 14.27 4.311 0.589 0.664 Alpha = .742 TT1 7.39 1.574 0.353 0.637 TT2 7.52 1.429 0.404 0.574 TT3 7.42 1.125 0.567 0.321 Alpha = .627 CLDV1 7.23 1.570 0.476 0.706 CLDV2 7.25 1.634 0.585 0.588 CLDV3 7.25 1.354 0.570 0.591 Alpha = .718 HL1 7.59 1.364 0.671 0.688 HL2 7.68 1.438 0.566 0.802 HL3 7.51 1.386 0.687 0.674 Alpha = .796
Về nhân tố ĐỘ TIN CẬY, với Alpha = .656 và trong 7 biến quan sát ta thấy 2 biến có hệ số tương quan tổng biến nhỏ hơn 0.3 (DTC1 và DTC3) nên bị loại, các biến cịn lại có hệ số tương quan tổng lớn hơn 0.3 nên phù hợp cho q trình phân tích tiếp theo.
Về nhân tố PHẢN HỒI, với Alpha = .600 và trong 4 biến quan sát ta thấy PH1 có hệ số tương quan tổng biến nhỏ hơn 0.3 nên bị loại, các biến còn lại có hệ số tương quan tổng lớn hơn 0.3 nên phù hợp cho q trình phân tích tiếp theo.
Về nhân tố KỸ NĂNG, với Alpha = .759 và trong 3 biến quan sát ta thấy
đều có hệ số tương quan tổng biến lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu và phù hợp cho quá
trình phân tích tiếp theo.
Về nhân tố ĐỘ TIẾP CẬN, với Alpha = .742 và trong 5 biến quan sát ta
thấy đều có hệ số tương quan tổng biến lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu và phù hợp cho q trình phân tích tiếp theo.
Về nhân tố THÔN TIN, với Alpha = .627 và trong 3 biến quan sát ta thấy các biến có hệ số tương quan tổng lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu và phù hợp cho q trình phân tích tiếp theo.
Về nhân tố CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ, với Alpha = .718 và trong 3 biến quan sát ta thấy đều có hệ số tương quan tổng biến lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu và phù hợp cho q trình phân tích tiếp theo.
Về nhân tố MỨC ĐỘ HÀI LÒNG, với Alpha = .796 và trong 3 biến quan sát ta thấy đều có hệ số tương quan tổng biến lớn hơn 0.3 nên phù hợp cho quá trình phân tích tiếp theo.