Hoạt động sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long TP cần thơ trong thời kỳ hội nhập và phát triển (Trang 34 - 37)

Qui mơ và tốc độ tăng trưởng vốn tín dụng cho vay

Trong cơ cấu sử dụng vốn của MHB CT, cho vay là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận, vì thế thị phần TD rất quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của MHB CT, dư nợ vay đến 31/12/2007 của MHB CT đạt 811 tỷ tăng 202 tỷ so 2006 và đạt mức tăng trưởng tương đối là là 33.39%. Tuy nhiên với dư nợ và tốc độ tăng trưởng này, MHB CT chỉ chiếm 4.34% thị phần TD trên địa bàn, (bảng 2.6).

Bảng 2.6: Tình hình sử dụng vốn của MHB Cần Thơ Đơn vị tỷ (VNĐ)

Sử dụng vốn 2005 2006 2007

1. Tổng dư nợ cho vay 613 609 811

Tr.đó: - Dư nợ ngắn hạn 314 270 408

- Dư nợ xấu (nhóm 3,4,5) 22 16 20

2. Bảo lãnh 5 9 14

3. Tín dụng uỷ thác 28 90 104

(nguồn: báo cáo thường niên của MHB Cần Thơ)

Qui mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng bảo lãnh.

Hoạt động bảo lãnh tại MHB CT chủ yếu là bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, nghiệp vụ bảo lãnh thanh tốn và bão lãnh thư tín dụng (LC) cịn rất hạn chế, có thể do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do yêu cầu đảm bảo bằng tài sản (hoặc ký quỹ), trong khi các DN đang giao dịch các nghiệp vụ này từ lâu với các NH khác trước đó, mà điều kiện của MHB khơng có ưu đãi hơn, việc gì họ phải đổi NH phục vụ, vì vậy nghiệp vụ này khó sánh với các NHTM khác như VCB, Exim bank, NHNO....

Tín dụng uỷ thác

MHB Cần Thơ hiện đang thực hiện 03 chương trình TD uỷ thác với tổng dư nợ đến 2007 là 104 tỷ trong đó:

√ Dư nợ cho vay RDF II: 19 tỷ √ Dư nợ cho vay VUUP: 8 tỷ √ Dư nợ cho vay AFD : 77 tỷ

Các dự án cho vay mặc dù có thời hạn tương đối dài hơn, lãi suất rẻ hơn nhưng do phải tuân thủ các điều kiện ràng buộc nhất định của bên tài trợ nên việc chủ động mở rộng dư nợ có phần hạn chế.

Tình hình nợ xấu

Trong điều kiện năng lực tài chính có hạn, nợ xấu là một nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của NH, hiện nay với tỷ lệ nợ xấu là 2.47% mặc dù tỷ lệ này chưa đáng ngại và cịn trong mức giới hạn an tồn cho phép của NHNN VN (5%/tổng dư nợ), tuy nhiên theo thống kế cho thấy tỷ lệ này của MHB CT đã vượt tỷ lệ bình quân chung trên địa bàn, (xem bảng 2.7).

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu này của MHB CT và tỷ lệ chung trên địa bàn có thật sự phản ánh đúng bản chất nợ xấu chưa, thì nên xem lại và hơn nữa trong xu hướng lạm phát hiện nay, NHNN vẫn còn phải siết tốc độ tăng trưởng tín dụng, điều này cũng có nghĩa nợ xấu sẽ “có điều kiện” gia tăng.

Bảng 2.7 So sánh nợ xấu của MHB CT với tỷ lệ chung trên địa bàn (tỷ vnd)

2005 2006 2007 1. Tổng dư nợ của các NHTM 9.684 11.032 18.864

Tr.đó: - Dư nợ quá hạn 523 721 1.018

- Dư nợ xấu (nhóm 3,4,5) 280 234 219 - % nợ xấu/tổng dư nợ 2.89% 2.12% 1.16%

2. Tổng dư nợ của các MHB Cần Thơ 613 609 811

Tr.đó: - Dư nợ quá hạn 314 270 408

- Dư nợ xấu (nhóm 3,4,5) 22 16 20 - % nợ xấu/tổng dư nợ 3.59% 2.63% 2.47%

(nguồn: báo cáo thường niên của NHNN và MHB Cần Thơ)

Hoạt động kinh doanh ngoại hối

Lĩnh vực này là mặt rất hạn chế của chi nhánh, ít phát sinh về bảo lãnh LC và nhu cầu vay ngoại tệ cũng không nhiều (chỉ phát sinh cho vay một DN với dư nợ bình quân 24.000 USD), vì thế nghiệp vụ này chủ yếu là mua bán ngoại tệ, chi trả

kiều hối và huy động tiền gửi bằng ngoại tệ, nhưng cũng giới hạn ở ngoại tệ duy nhất là USD, vì thế khơng có nhiều số liệu để phân tích và so sánh

Hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng.

Lĩnh vực hoạt động này, không là thế mạnh của MHB, trong điều kiện SP hỗ trợ, như các dịch vụ NH hiện đại (homebanking; internetbanking; phonebanking) chưa đáp ứng được, tiện ích từ dịch vụ thẻ ATM cũng chưa phong phú,...nguồn thu dịch vụ hiện tại của MHB CT chủ yếu vẫn là dịch vụ thanh tốn chuyển tiền là chính và tỉ lệ thu dịch vụ so với tổng thu nhập của MHB chiếm rất ít (chưa vượt qua con số 1%), xem bảng 2.8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long TP cần thơ trong thời kỳ hội nhập và phát triển (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)