3.3 Nhóm giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động MHBCần Thơ
3.3.2.5 Nâng cao chất lượng xử lý và thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu
Trong hoạt động của các NHTM, việc quản lý nợ xấu là một vấn đề rất quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động của mỗi NH mà cụ thể là đánh giá chất lượng TD của NH đó, đồng thời đây cũng là một trong các chỉ tiêu mà NHNN xem xét khi cho pháp mở chi nhánh của các NHTM. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể của món nợ mà có những giải pháp thích hợp để xử lý:
- Chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay thuộc quyền định đoạt của NH (theo các nội dung đã thỏa thuận trên hợp đồng vay), bằng các hình thức: Tự bán cơng khai trên thị trường; uỷ quyền bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; bán cho các công ty mua bán nợ của Nhà nước.
- Những tài sản bảo đảm nợ vay nhưng chưa đầy đủ thủ tục pháp lý và hiện khơng có tranh chấp (ví dụ tài sản hình thành từ vốn vay), tiến hành hoàn thiện thủ tục pháp lý, để bán thu hồi nợ.
- Những tài sản chưa/hoặc không bán được, đề nghị nhận gán nợ và cải tạo, nâng cấp tài sản để bán hoặc cho thuê, khai thác KD, góp vốn bằng tài sản để thu hồi nợ, hình thức này NH sẽ chủ động hơn trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ.
- Đối với những trường hợp bên vay có thái độ bất hợp tác, không tạo điều kiện cho NH xử lý (tài sản bảo đảm nợ không chịu bán, nợ không chịu trả), buộc phải nhờ cơ quan pháp luật xử lý, tuy nhiên giải pháp này mất rất nhiều thời gian để xử lý và đôi lúc mất thời gian đi một vòng cuối cùng cơ quan pháp luật giao lại tài sản cho NH “tự xử” vì khơng bán được, lúc này tài sản đã xuống cấp (thậm chí là hư hỏng) NH phải tốn chi phí sữa chữa nâng cấp rồi mới xử lý tiếp, vì thế đây là giải pháp kém hiệu quả, ít nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà hiệu lực pháp lý còn hạn chế. Trong nền kinh tế thị trường, đi đôi với sự phát triển các DN làm ăn hiệu quả, là sự phá sản của các DN yếu kém, đó là quy luật khách quan trong cạnh tranh, hệ quả này dẫn đến các NH luôn phải gánh chịu những khoản nợ tồn đọng. Việc áp dụng các giải pháp khai thác và xử lý đối với các khoản nợ quá hạn đều là giải pháp tác động của NH lên KH khi mọi việc đã rồi, vì thế NH ln ở trạng thái
bị động. Do đó, chất lượng xử lý và thu hồi nợ có hiệu quả hay khơng cịn phụ
thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ phía các cơ quan hữu quan, đặc biệt là các cơ quan pháp luật.
Bên cạnh các vấn đề xử lý tài sản để thu hồi nợ quá hạn, nhằm mục đích giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thì việc quy định thời gian chuyển nhóm nợ ngược về nhóm nợ thấp hơn (ví dụ nợ q hạn thuộc nhóm 2, chuyển về nợ nhóm 1) cịn q dài (03 tháng đối với nợ ngắn hạn, 06 tháng đối với nợ trung dài hạn, kể từ ngày KH trả đủ nợ q hạn), như vậy khơng phản ánh đúng tính chất nợ, vì thực tế KH đã khơng cịn nợ quá hạn nhưng vẫn phải chịu tiếng là nợ quá hạn đúng bằng thời gian đã quy định của NH.