Các giả định và thông số chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí kinh tế dự án xe buýt tốc hành an sương cộng hòa bến thành , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ

4.1. Các giả định và thông số chung

Lạm phát VND trung bình là 6%. Số liệu này được tính tốn dựa vào lạm phát của Việt Nam từ năm 1993 đến nay, từ cơ sở dữ liệu Tổng cục thống kê và tham khảo các nước (In-đô-nê-si-a, Thái Lan, Ma-lai-si-a) có mức phát triển tương tự với Việt Nam trong 20 năm tới.28

Chi phí vốn kinh tế: Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á thường sử dụng chi phí vốn kinh tế thực cho Việt Nam là 12%. Tuy nhiên, đây là mức sử dụng

để thẩm định các dự án tại các nước đang phát triển trong thập niên 70 – 90. Tuy

nhiên, trong bối cảnh của sự phát triển tài chính theo chiều sâu ở Việt Nam và hội nhập tài chính tồn cầu, chi phí vốn đã giảm so với mức trong những giai đoạn

trước đây. Bài viết này giả định chi phí vốn kinh tế thực là 6% như giả định trong

nghiên cứu tình huống hệ thống Metro số 2 của Nguyễn Xuân Thành (2009).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TPHCM sẽ được duy trì ở mức 8% một năm.29 Tốc

độ tăng trưởng dân số sẽ là 2,1%.30 Do vậy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu

người sẽ là 5,8% một năm.

                                                            

28 Xem các chỉ báo phát triển thế giới của Ngân hàng Thế giời (NHTG) và số liệu củaTổng cục thống kê. 29 Số liệu này được tính tốn dựa vào kế hoạch phát triển giao thông vận tải của TPHCM, nghiên cứu về hệ thống đường cao tốc Việt Nam của Tư vấn ADB.

Các loại chi phí danh nghĩa sẽ tăng bằng lạm phát hằng năm.

Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô-la Mỹ là 19.000VND/USD. Đây là tỷ giá

công bố của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thời điểm tháng 05 năm 2010. Phân tích kinh tế khơng tính đến các khoản chuyển giao như thuế, lãi suất. Bởi vì thực chất trong trường hợp này thì chi phí của người này đồng thời cũng là lợi ích của người kia, những đối tượng này đều ở trong cùng một nền kinh tế, lợi ích rịng của các khoản này bằng khơng. 

Dự án BRT số 1 sẽ thay thế hoàn toàn hệ thống xe buýt hiện tại trên tuyến đường An Sương – Cộng Hịa – Bến Thành.

Thời gian phân tích dự án là 20 năm (bao gồm cả thời gian xây dựng). Thời gian xây dựng bắt đầu vào năm 2011. Sau khi xây dựng xong vào năm 2012 sẽ khai thác từ năm 2013 cho đến hết năm 2030. Mơ hình phân tích được dựa trên quy ước rằng dự án hoạt động cho đến hết năm 2030 và tính giá trị kết thúc của dự án vào cuối giai đoạn này. Giá trị kết thúc vào năm 2030 được tính theo ngân lưu ròng của dự án vào năm 2031 và giả định ngân lưu rịng này sẽ khơng đổi mãi mãi về sau. Ngân lưu không đổi được giả định trên cơ sở dự án không được đầu tư mới nên công suất sẽ đạt tối đa và không đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí kinh tế dự án xe buýt tốc hành an sương cộng hòa bến thành , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 30)