.3 Kết quả phân tích tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích chi phí nhà máy điện phước thể bình thuận , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 39)

Chỉ tiêu Giá trị

Quan điểm tổng đầu tư

NPV (danh nghĩa) -670,43 < 0

NPV (thực) -670,01 < 0

IRR (danh nghĩa) 5,1% < WACC danh nghĩa

IRR (thực) -0,9% < WACC thực

Hệ số an toàn trả nợ Max = 0,87 < 1,2

Quan điểm chủ sở hữu

NPV (danh nghĩa) -628,07 < 0

NPV (thực) -602,92 < 0

IRR (danh nghĩa) -1,4% < rE (danh nghĩa) IRR (thực) Không xác định

Giá trị NPV danh nghĩa và thực theo cả hai quan điểm không bằng nhau là do tỷ lệ lạm phát được giả định trong đề tài là một tổ hợp các số khác nhau trong suốt vòng đời dự án. Giá trị suất sinh lợi nội tại IRR thực theo quan điểm chủ sở hữu khơng xác định do giá trị hiện tại rịng thực theo quan điểm chủ sở hữu đều âm với mọi suất chiết khấu. Bên cạnh đó, hệ số an tồn trả nợ của dự án khá thấp cho thấy dự án có nhiều rủi ro trong q trình trả nợ và lãi cho ngân hàng.

4.3 Phân tích kết quả

Từ kết quả phân tích bên trên cho thấy giá trị hiện tại ròng trên cả hai quan điểm tổng đầu tư và chủ sở hữu đều âm và suất sinh lợi nội tại đều nhỏ hơn chi phí vốn bình qn trọng số. Do đó dự án khơng khả thi về mặt tài chính và chủ đầu tư khơng nên đầu tư vào dự án. Ngoài ra, với hệ số an toàn trả nợ thấp (các hệ số đều nhỏ hơn

vay. Như vậy, việc đầu tư dự án sẽ không mang lại lợi nhuận như mong đợi cho nhà đầu tư và ngân hàng cũng khó chấp thuận tài trợ cho chủ đầu tư thực hiện dự án này.

Như vậy, qua q trình phân tích tài chính dự án có xem xét tác động của lạm phát cho thấy dự án hồn tồn khơng khả thi. Nhưng để đánh giá dự án có đáng được Nhà nước tài trợ để thực hiện hay khơng thì cần phải tiến hành phân tích rủi ro và phân tích kinh tế dự án. Q trình phân tích rủi ro nhằm xác định những yếu tố tạo nên rủi ro làm giảm tính hiệu quả của dự án. Bên cạnh đó, phân tích kinh tế để xem xét dự án có đem lại lợi ích kinh tế đủ bù đắp được chi phí hay khơng nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt kinh tế.

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH RỦI RO

Phân tích rủi ro nhằm xác định những biến số quan trọng ảnh hưởng đến kết quả dự án trong điều kiện rủi ro, từ đó giúp tiên liệu những tình huống xấu có thể xảy ra nhằm xây dựng những chiến lược giúp giảm thiểu rủi ro cho dự án.

5.1 Phân tích độ nhạy một chiều

Phân tích độ nhạy nhằm xác định từng yếu tố đầu vào thay đổi ảnh hưởng thế nào đến kết quả dự án thông qua sự thay đổi các kết quả của NPV. Trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy phong điện Phước Thể có thể có những yếu tố rủi ro xảy ra ngoài dự kiến trong tình huống cơ sở ban đầu làm thay đổi kết quả tính tốn ban đầu của dự án. Các biến số đầu vào được xác định là có ảnh hưởng đến kết quả dự án là giá bán điện, hệ số công suất, tỷ lệ lạm phát VND, USD, EUR, tốc độ tăng giá điện và tình trạng bán CER.

5.1.1. Biến thiên của NPV theo giá bán điện

Doanh thu bán điện là một dịng ngân lưu vào chính yếu quyết định tính khả thi của dự án. Trong khi đó, một trong những nhân tố chính quyết định giá trị của doanh thu là giá bán điện cho EVN. Như vậy, giá bán điện là yếu tố chính quyết định tính khả thi của dự án. Do đó, để giảm rủi ro thì chủ đầu tư phải thương lượng được giá bán điện cho EVN phù hợp. Bảng 5.1 và Hình 5.1 thể hiện kết quả phân tích rủi ro của giá bán điện được giả định biến thiên từ mức giá 3,5 UScent/KWh đến mức giá 13 UScent/KWh.

Kết quả phân tích cho thấy, dự án khá nhạy cảm với giá bán điện. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, dự án chỉ đạt hiệu quả khi giá bán điện tối thiểu 11,18 UScent/KWh theo quan điểm tổng đầu tư và tối thiểu 10,63 UScent/KWh theo quan điểm chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích chi phí nhà máy điện phước thể bình thuận , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 39)