.2 Biến thiên NPV theo hệ số công suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích chi phí nhà máy điện phước thể bình thuận , luận văn thạc sĩ (Trang 41)

Qua kết quả phân tích bên trên cho thấy hệ số công suất của turbine gió tác động đến NPV của dự án, và dự án vẫn không đạt hiệu quả về mặt tài chính trên cả hai quan điểm tổng đầu tư và chủ sở hữu khi turbine gió đã đạt mức cơng suất 45% trong điều kiện các giả định khác vẫn giữ nguyên. Như vậy, trong tình huống các yếu tố khác giữ ngun, thì hệ số cơng suất của turbine thay đổi (tăng lên mức tối đa là 45%) vẫn không cải thiện được hiệu quả tài chính của dự án.

5.1.3. Biến thiên của NPV theo tỷ lệ lạm phát VND

Do tình hình kinh tế Việt Nam đã từng bước khắc phục tình trạng lạm phát cao của năm 2008, nhưng thực tế, trong năm 2009 và 2010 này, vẫn cịn tình trạng chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đưa tỷ lệ lạm phát Việt Nam tăng cao trở lại (nếu Nhà nước khơng có biện pháp khống chế kịp thời). Như vậy có thể thấy, tỷ lệ lạm phát VND là một đại lượng khó dự báo chính xác, vì vậy, đề tài xây dựng hai kịch bản (bên cạnh kịch bản cơ sở ban đầu) được thể hiện trong Bảng 5.3.

Kết quả phân tích kịch bản thay đổi tỷ lệ lạm phát VND lên NPV thể hiện trong Bảng 5.4. -1.000 -900 -800 -700 -600 -500 -400 -300 -200 -100 0 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% N P V (tỷ V N D ) Hệ số công suất NPV dự án NPV CSH

Bảng 5.3 Kịch bản thay đổi tỷ lệ lạm phát VND

Kịch bản 2010 2011 2012 2013 2014 - 2030

Kịch bản 1 (cơ sở) 7,3% 6,5% 6,1% 6,0% 6,0%

Kịch bản 2 (tốt) 7,0% 6,3% 5,5% 5,0% 4,5%

Kịch bản 3 (xấu) 10,0% 9,5% 9,5% 9,0% 9,0%

Bảng 5.4 Kết quả biến thiên của NPV do thay đổi tỷ lệ lạm phát VND

ĐVT: Tỷ VND

Kịch bản 1 2 3

NPV dự án -670,01 -674,33 -694,37

NPV CSH -602,92 -599,01 -623,95

Với kết quả phân tích bên trên cho thấy tỷ lệ lạm phát VND ít nhạy cảm với dự án. Vì vậy, những thay đổi trong tỷ lệ lạm phát VND không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của dự án.

5.1.4. Biến thiên của NPV theo tỷ lệ lạm phát EUR

Tương tự như tỷ lệ lạm phát VND thì đề tài quan tâm đến tỷ lệ lạm phát EUR vì phần lớn chi phí đầu tư của dự án phải chi trả bằng EUR nên việc xây dựng các trường hợp lạm phát EUR nhằm giúp lượng hóa những rủi ro mà yếu tố này mang lại cho dự án. Với tình huống cơ sở là tình huống 1 thì đề tài xây dựng thêm tình huống tốt (tình huống 2) với giả định là tỷ lệ lạm phát EUR năm 2010 là 1,5% , từ năm 2011 trở đi, tỷ lệ lạm phát hàng năm là 1% và tình huống xấu (tình huống 3) là tỷ lệ lạm phát EUR năm 2010 là 2,3% và từ năm 2011 trở đi, tỷ lệ lạm phát hàng năm là 2,5%. Như vậy, kết quả của việc phân tích kịch bản thay đổi tỷ lệ lạm phát EUR thể hiện qua Bảng 5.5.

Bảng 5.5 Kết quả biến thiên của NPV do thay đổi tỷ lệ lạm phát EUR

ĐVT: Tỷ VND

Kịch bản 1 2 3

NPV dự án -670,01 -670,01 -670,01

NPV CSH -602,92 -602,92 -602,92

của EUR khơng tác động đến dịng tiền. Ngun nhân là do dòng tiền chi đầu tư của dự án sẽ được chi hết trong năm 2010 là năm gốc nên sẽ không bị ảnh hưởng của lạm phát tác động vào.

5.1.5. Biến thiên của NPV theo tỷ lệ lạm phát USD

Do dự án vay vốn bằng USD nên cần phải đánh giá những biến động của tỷ lệ lạm phát USD lên tính hiệu quả của dự án (vì những thay đổi của tỷ lệ lạm phát sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đối VND/USD, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án). Các kịch bản giả định được thể hiện qua Bảng 5.6.

Bảng 5.6 Kịch bản thay đổi tỷ lệ lạm phát USD

Kịch bản 2010 2011 2012 2013 2014 - 2030

Kịch bản 1 (cơ sở) 1,0% 1,3% 1,7% 2,0% 2,0%

Kịch bản 2 (tốt) 1,0% 0,8% 0,8% 0,7% 0,7%

Kịch bản 3 (xấu) 1,3% 1,9% 2,5% 3,0% 3,5%

Kết quả phân tích độ nhạy theo tỷ lệ lạm phát USD thể hiện qua Bảng 5.7.

Bảng 5.7 Kết quả biến thiên của NPV do thay đổi tỷ lệ lạm phát USD

ĐVT: Tỷ VND

Kịch bản 1 2 3

NPV dự án -670,01 -592,90 -737,13

NPV CSH -602,92 -524,27 -671,71

Kết quả phân tích cũng cho thấy tỷ lệ lạm phát USD có tác động đến giá trị hiện tại ròng của dự án. Nhưng nhìn chung, dự án vẫn không đạt hiệu quả tài chính dù ở kịch bản tỷ lệ lạm phát USD tốt nhất.

5.1.6. Biến thiên của NPV theo tốc độ tăng giá điện

Với kịch bản 1 là tình huống cơ sở ban đầu dự tính giá điện sẽ tăng 2,5% mỗi năm cho đến năm 2021 thì giữ nguyên, thì kịch bản thứ 2 (tình huống tốt) được giả định là mười năm đầu sẽ tăng với tốc độ là 5% và giữ nguyên mức giá đó từ năm 2021 trở đi và tình huống xấu (tình huống 3) là EVN không đồng ý tăng giá điện hàng

năm (tức là tốc độ tăng giá hàng năm là 0%). Bảng 5.8 thể hiện kết quả phân tích kịch bản.

Bảng 5.8 Kết quả biến thiên của NPV do thay đổi tốc độ tăng giá điện

ĐVT: tỷ VND

Kịch bản 1 2 3

NPV dự án -670,01 -536,17 -782,42

NPV CSH -602,92 -469,09 -715,33

Kết quả phân tích cho thấy NPV của dự án âm trong cả ba tình huống. Như vậy, với tình huống 2 được coi là tình huống tốt nhất có thể có trong việc thương lượng giá điện giữa chủ đầu tư và EVN là giá bán điện dự kiến là 6 cent/kWh mỗi năm tăng 5%, đến năm 2021 giá bán điện được cố định cho đến hết vịng đời dự án thì dự án vẫn khơng khả thi về mặt tài chính theo cả hai quan điểm. Tuy nhiên có thể thấy tác động của tốc độ tăng giá điện có ảnh hưởng khá rõ vào tính hiệu quả dự án. Nếu giá điện được giữ nguyên trong suốt vịng đời dự án như kịch bản 3 thì dự án càng trở nên kém hiệu quả.

5.1.7. Biến thiên của NPV theo kịch bản về CER

Do việc bán CER là một tình huống khơng chắc chắn nên đề tài tiến hành phân tích độ nhạy theo hai kịch bản có bán và khơng bán CER. Kết quả tính tốn thể hiện trong Bảng 5.9.

Bảng 5.9 Kết quả biến thiên của NPV theo trường hợp có bán và khơng bán CER

Kịch bản về CER Có bán CER Khơng bán CER

NPV dự án (tỷ VND) -670,01 -762,42

NPV CSH (tỷ VND) -602,92 -697,34

Qua kết quả phân tích cho thấy nếu khơng bán được CER thì dự án càng trở nên kém hiệu quả (NPV càng thấp). Do đó, có thể nói đây cũng là một trong những yếu tố có tác động khá mạnh đến dự án cần được lưu ý.

5.2 Phân tích kịch bản tổng hợp

Sau khi phân tích độ nhạy của các biến tác động lên dự án, đề tài xác định được một số biến có ảnh hưởng đến dự án bao gồm: giá bán điện (tình huống tốt nhất là 9 cent/KWh, xấu nhất là 3,5KWh và kỳ vọng là 6cent) , hệ số công suất (với ba tình huống tương ứng 45% - 25% - 35%), tỷ lệ lạm phát VND, tỷ lệ lạm phát USD, tốc độ tăng giá điện cũng đươc ghi nhận ba kịch bản như phân tích độ nhạy bên trên và thời gian bán CER (thay cho biến tình trạng bán CER) với ba trường hợp:

- Tình huống cơ sở: bán được 20 năm

- Tình huống xấu: khơng bán được CER (thời gian bán CER là 0 năm) - Tình huống tốt nhất: thời gian bán CER là 20 năm

- Tình huống kỳ vọng là 10 năm.

Kết quả phân tích kịch bản tổng hợp được thể hiện trong Bảng 5.10.

Bảng 5.10 Kết quả phân tích kịch bản tổng hợp Tóm tắt kết quả phân tích kịch bản Tóm tắt kết quả phân tích kịch bản Giá trị hiện tại: Tình huống tốt nhất Tình huống xấu nhất Tình huống kỳ vọng

Biến thay đổi:

Giá bán điện 6 9 3,5 6

Hệ số công suất 35% 45% 25% 35%

Tỷ lệ lạm phát VND 1 2 3 1

Tỷ lệ lạm phát USD 1 2 3 1

Tốc độ tăng giá điện 1 2 3 1

Thời gian bán CER 20 20 0 10

Kết quả:

NPV dự án -670,01 439,11 -1363,75 -694,85

NPV CSH -602,92 515,89 -1295,05 -627,77

Ghi chú: Cột giá trị hiện tại đại diện cho giá trị của những biến thay đổi ở lần mà báo cáo tóm tắt kết quả phân tích kịch bản đã được tạo ra

Kết quả phân tích kịch bản cho thấy, dự án chỉ hiệu quả ở kịch bản tốt nhất, không khả thi ở kịch bản xấu nhất và kịch bản kỳ vọng.

5.3 Mô phỏng Monte Carlo

Qua các kết quả phân tích độ nhạy và kịch bản cho thấy, các biến có ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của dự án là giá bán điện, hệ số công suất và tốc độ tăng giá bán điện mỗi năm. Đề tài sử dụng chương trình phân tích rủi ro Crystal Ball với các biến dự báo là giá trị NPV theo quan điểm tổng đầu tư và NPV theo quan điểm chủ sở hữu, các biến rủi ro là giá bán điện, hệ số công suất, tốc độ tăng giá bán điện mỗi năm và kịch bản về CER. Kết quả thể hiện qua Hình 5.3.

Hình 5.3 Kết quả chạy mơ phỏng NPV theo hai quan điểm phân tích

Thống kê: Giá trị dự báo

Số lần thử 10.000 Giá trị trung bình -760,22 Số trung vị -768,30 Số yếu vị --- Độ lệch chuẩn 115,60 Phương sai 15.255,84 Độ lệch (Skewness) 0,4091 Độ nhọn (Kurtosis) 3,19 Hệ số biến thiên -0,1685 Giá trị nhỏ nhất -1082,34 Giá trị lớn nhất 36,09 Bề rộng khoảng 1118,43

Sai số chuẩn trung bình 1,20

Xác suất để kết quả

dương 0,00%

Thống kê: Giá trị dự báo

Số lần thử 10.000 Giá trị trung bình -827,30 Số trung vị -835,38 Số yếu vị --- Độ lệch chuẩn 115,60 Phương sai 15255,84 Độ lệch (Skewness) 0,4538 Độ nhọn (Kurtosis) 3,33 Hệ số biến thiên -0,1685 Giá trị nhỏ nhất -1149,43 Giá trị lớn nhất -30,99 Bề rộng khoảng 1118,43

Sai số chuẩn trung bình 1,20

Xác suất để kết quả

5.4 Phân tích kết quả

Kết quả phân tích rủi ro cho thấy dự án có nhiều rủi ro, xác suất để NPV tài chính dự án dương gần như bằng không. Như vậy, dự án đầu tư vào nhà máy phong điện Phước Thể, Bình Thuận sẽ khó khả thi về mặt tài chính.

Qua phần phân tích rủi ro cho thấy dự án có nhiều rủi ro và hồn tồn khơng khả thi về mặt tài chính. Tuy nhiên, để có thể đưa ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư vào dự án hay khơng thì cần tiến hành phân tích kinh tế dự án. Nếu dự án đạt hiệu quả về mặt kinh tế thì Nhà nước nên đưa ra những chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện hiệu quả tài chính giúp chủ đầu tư có thể an tâm đầu tư vào dự án đem lại lợi ích cho nền kinh tế.

CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI

Phân tích kinh tế - xã hội nhằm đánh giá tính khả thi kinh tế của dự án, từ đó xác định những đối tượng được lợi và bị thiệt từ dự án. Bằng cách xây dựng các dòng tiền kinh tế thông qua việc xác định các hệ số chuyển đổi từ giá tài chính sang giá kinh tế (CFi), lượng hóa những ngoại tác tích cực và tiêu cực do dự án mang lại, đề tài sẽ đánh giá được tính khả thi kinh tế của dự án, từ đó lượng hóa những lợi ích và thiệt hại mà dự án mang lại cho những nhóm đối tượng khác nhau trong nền kinh tế.

6.1 Phân tích kinh tế

6.1.1. Phân tích hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế - Xác định tỷ giá hối đoái kinh tế và FEP - Xác định tỷ giá hối đoái kinh tế và FEP

Dựa vào nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành, năm 2009 [9] đã có những tính tốn tỷ giá hối đoái kinh tế VND/USD năm 2007 là 16.150 và phí thưởng ngoại hối (FEP) là 0,6%, đề tài đã giả định phí thưởng ngoại hối cố định trong suốt vòng đời dự án, và tỷ giá VND/USD kinh tế năm 2009 được tính tốn dựa trên cơ sở đó là 17.901, tỷ giá VND/USD kinh tế năm 2009 là 24.968.

- Xác định các chỉ số CFi dựa trên việc xác định tỷ lệ giữa giá kinh tế và giá tài chính.

Giá điện kinh tế được ước lượng dựa trên khảo sát thực tế về tình hình cung cầu điện năng tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại và mức sẵn lòng chi trả của người dân trên một số địa bàn trong thành phố Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn hiện tại, lượng điện năng EVN cung cấp không đủ cho nhu cầu tiêu dùng dẫn đến tình trạng cúp điện luân phiên tại tất cả các địa phương trên cả nước. Do đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp, cá nhân phải tự trang bị máy phát điện nhằm đảm bảo đủ lượng điện năng cho sinh hoạt và sản xuất. Giá thành để máy phát điện sản xuất ra một KWh điện trung bình khoảng 6.800 VND (tương đương 35,8 cent/kWh) (đây chỉ là phần chi phí mua xăng/dầu để chạy

máy phát, chưa tính phần chi phí khấu hao hàng năm). Tuy nhiên, số lượng hộ gia đình đủ khả năng và có nhu cầu mua máy phát điện mặc dù gia tăng liên tục trong thời gian qua nhưng vẫn chỉ là thiểu số trong đại đa số người dân. Khảo sát những người dân nhập cư ở nhà trọ sống trong khu vực Phường Bình Trị Đơng, quận Bình Tân thì mức sẵn lịng chi trả cho 1KWh điện trong những ngày cúp điện trung bình khoảng 5.000 VND tương đương 26,3 cent/KWh (với thời gian cắt điện trung bình là 4 giờ/tuần). Tuy nhiên, mức giá điện hàng ngày mà những người dân này phải trả khoảng 3.000 VND/KWh (tương đương 15,8 cent/KWh). Với những thông tin trên, đề tài chọn mức giá kinh tế bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 3.000 VND vì đây là mức giá mà người dân hầu như chấp nhận chi trả, còn ở mức giá 5.000 VND/kWh, người dân chỉ có nhu cầu sử dụng vào những ngày bị cắt điện (tức là mùa khô) nên mức giá này không phản ánh đúng mức sẵn lòng chi trả của họ trong suốt năm. Tuy nhiên, để có được lượng điện đến tay người sử dụng thì cần phải có chi phí truyền tải, điều độ và phần chi phí khác. Tỷ trọng của những chi phí này trên mức giá bán lẻ thơng thường chiếm khoảng 1/312. Do đó, giá kinh tế điện bán sỉ được giả định là 2.000 VND/KWh (khoảng 10 cent/kWh). Dựa trên mức giá điện tài chính và kinh tế của dự án, hệ số CFi của giá điện được tính tốn là 1,67 (xem điện khơng phải là mặt hàng ngoại thương vì Việt Nam khơng thể muốn mua bao nhiêu điện cũng có, bằng chứng là Việt Nam vẫn thiếu điện vào mùa khơ mặc dù có nhập khẩu điện từ Trung Quốc).

Đối với chi phí đầu tư turbine gió và tháp gió đã bao gồm chi phí xếp dỡ tại cảng và chi phí vận chuyển. Việc tính tốn chi phí xếp dỡ và vận chuyển turbine gió và tháp gió được ước tính dựa vào các thơng số kỹ thuật của hãng Fuhrlander đối với turbine gió FL MD 7713 và theo công văn số 953/2000/QĐ-BGTVT [3] về việc ban hành cước vận chuyển, xếp dỡ hàng siêu trường, siêu trọng. Tỷ lệ ngoại thương và hệ số chuyển đổi của chi phí xếp dỡ và vận chuyển tại cảng được giả định theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành, 2009 [10]. Ngoài ra, do năng lượng gió là

12

Nguồn: Thông tư số 08/2010/TT-BCT ngày 24/02/2010, quy định về giá bán điện năm 2010 và hướng dẫn

thực hiện [2]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích chi phí nhà máy điện phước thể bình thuận , luận văn thạc sĩ (Trang 41)