.8 Kết quả biến thiên của NPV do thay đổi tốc độ tăng giá điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích chi phí nhà máy điện phước thể bình thuận , luận văn thạc sĩ (Trang 44)

ĐVT: tỷ VND

Kịch bản 1 2 3

NPV dự án -670,01 -536,17 -782,42

NPV CSH -602,92 -469,09 -715,33

Kết quả phân tích cho thấy NPV của dự án âm trong cả ba tình huống. Như vậy, với tình huống 2 được coi là tình huống tốt nhất có thể có trong việc thương lượng giá điện giữa chủ đầu tư và EVN là giá bán điện dự kiến là 6 cent/kWh mỗi năm tăng 5%, đến năm 2021 giá bán điện được cố định cho đến hết vịng đời dự án thì dự án vẫn khơng khả thi về mặt tài chính theo cả hai quan điểm. Tuy nhiên có thể thấy tác động của tốc độ tăng giá điện có ảnh hưởng khá rõ vào tính hiệu quả dự án. Nếu giá điện được giữ nguyên trong suốt vịng đời dự án như kịch bản 3 thì dự án càng trở nên kém hiệu quả.

5.1.7. Biến thiên của NPV theo kịch bản về CER

Do việc bán CER là một tình huống khơng chắc chắn nên đề tài tiến hành phân tích độ nhạy theo hai kịch bản có bán và không bán CER. Kết quả tính tốn thể hiện trong Bảng 5.9.

Bảng 5.9 Kết quả biến thiên của NPV theo trường hợp có bán và khơng bán CER

Kịch bản về CER Có bán CER Khơng bán CER

NPV dự án (tỷ VND) -670,01 -762,42

NPV CSH (tỷ VND) -602,92 -697,34

Qua kết quả phân tích cho thấy nếu khơng bán được CER thì dự án càng trở nên kém hiệu quả (NPV càng thấp). Do đó, có thể nói đây cũng là một trong những yếu tố có tác động khá mạnh đến dự án cần được lưu ý.

5.2 Phân tích kịch bản tổng hợp

Sau khi phân tích độ nhạy của các biến tác động lên dự án, đề tài xác định được một số biến có ảnh hưởng đến dự án bao gồm: giá bán điện (tình huống tốt nhất là 9 cent/KWh, xấu nhất là 3,5KWh và kỳ vọng là 6cent) , hệ số cơng suất (với ba tình huống tương ứng 45% - 25% - 35%), tỷ lệ lạm phát VND, tỷ lệ lạm phát USD, tốc độ tăng giá điện cũng đươc ghi nhận ba kịch bản như phân tích độ nhạy bên trên và thời gian bán CER (thay cho biến tình trạng bán CER) với ba trường hợp:

- Tình huống cơ sở: bán được 20 năm

- Tình huống xấu: khơng bán được CER (thời gian bán CER là 0 năm) - Tình huống tốt nhất: thời gian bán CER là 20 năm

- Tình huống kỳ vọng là 10 năm.

Kết quả phân tích kịch bản tổng hợp được thể hiện trong Bảng 5.10.

Bảng 5.10 Kết quả phân tích kịch bản tổng hợp Tóm tắt kết quả phân tích kịch bản Tóm tắt kết quả phân tích kịch bản Giá trị hiện tại: Tình huống tốt nhất Tình huống xấu nhất Tình huống kỳ vọng

Biến thay đổi:

Giá bán điện 6 9 3,5 6

Hệ số công suất 35% 45% 25% 35%

Tỷ lệ lạm phát VND 1 2 3 1

Tỷ lệ lạm phát USD 1 2 3 1

Tốc độ tăng giá điện 1 2 3 1

Thời gian bán CER 20 20 0 10

Kết quả:

NPV dự án -670,01 439,11 -1363,75 -694,85

NPV CSH -602,92 515,89 -1295,05 -627,77

Ghi chú: Cột giá trị hiện tại đại diện cho giá trị của những biến thay đổi ở lần mà báo cáo tóm tắt kết quả phân tích kịch bản đã được tạo ra

Kết quả phân tích kịch bản cho thấy, dự án chỉ hiệu quả ở kịch bản tốt nhất, không khả thi ở kịch bản xấu nhất và kịch bản kỳ vọng.

5.3 Mô phỏng Monte Carlo

Qua các kết quả phân tích độ nhạy và kịch bản cho thấy, các biến có ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của dự án là giá bán điện, hệ số công suất và tốc độ tăng giá bán điện mỗi năm. Đề tài sử dụng chương trình phân tích rủi ro Crystal Ball với các biến dự báo là giá trị NPV theo quan điểm tổng đầu tư và NPV theo quan điểm chủ sở hữu, các biến rủi ro là giá bán điện, hệ số công suất, tốc độ tăng giá bán điện mỗi năm và kịch bản về CER. Kết quả thể hiện qua Hình 5.3.

Hình 5.3 Kết quả chạy mơ phỏng NPV theo hai quan điểm phân tích

Thống kê: Giá trị dự báo

Số lần thử 10.000 Giá trị trung bình -760,22 Số trung vị -768,30 Số yếu vị --- Độ lệch chuẩn 115,60 Phương sai 15.255,84 Độ lệch (Skewness) 0,4091 Độ nhọn (Kurtosis) 3,19 Hệ số biến thiên -0,1685 Giá trị nhỏ nhất -1082,34 Giá trị lớn nhất 36,09 Bề rộng khoảng 1118,43

Sai số chuẩn trung bình 1,20

Xác suất để kết quả

dương 0,00%

Thống kê: Giá trị dự báo

Số lần thử 10.000 Giá trị trung bình -827,30 Số trung vị -835,38 Số yếu vị --- Độ lệch chuẩn 115,60 Phương sai 15255,84 Độ lệch (Skewness) 0,4538 Độ nhọn (Kurtosis) 3,33 Hệ số biến thiên -0,1685 Giá trị nhỏ nhất -1149,43 Giá trị lớn nhất -30,99 Bề rộng khoảng 1118,43

Sai số chuẩn trung bình 1,20

Xác suất để kết quả

5.4 Phân tích kết quả

Kết quả phân tích rủi ro cho thấy dự án có nhiều rủi ro, xác suất để NPV tài chính dự án dương gần như bằng khơng. Như vậy, dự án đầu tư vào nhà máy phong điện Phước Thể, Bình Thuận sẽ khó khả thi về mặt tài chính.

Qua phần phân tích rủi ro cho thấy dự án có nhiều rủi ro và hồn tồn khơng khả thi về mặt tài chính. Tuy nhiên, để có thể đưa ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư vào dự án hay khơng thì cần tiến hành phân tích kinh tế dự án. Nếu dự án đạt hiệu quả về mặt kinh tế thì Nhà nước nên đưa ra những chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện hiệu quả tài chính giúp chủ đầu tư có thể an tâm đầu tư vào dự án đem lại lợi ích cho nền kinh tế.

CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI

Phân tích kinh tế - xã hội nhằm đánh giá tính khả thi kinh tế của dự án, từ đó xác định những đối tượng được lợi và bị thiệt từ dự án. Bằng cách xây dựng các dịng tiền kinh tế thơng qua việc xác định các hệ số chuyển đổi từ giá tài chính sang giá kinh tế (CFi), lượng hóa những ngoại tác tích cực và tiêu cực do dự án mang lại, đề tài sẽ đánh giá được tính khả thi kinh tế của dự án, từ đó lượng hóa những lợi ích và thiệt hại mà dự án mang lại cho những nhóm đối tượng khác nhau trong nền kinh tế.

6.1 Phân tích kinh tế

6.1.1. Phân tích hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế - Xác định tỷ giá hối đoái kinh tế và FEP - Xác định tỷ giá hối đoái kinh tế và FEP

Dựa vào nghiên cứu của Nguyễn Xn Thành, năm 2009 [9] đã có những tính tốn tỷ giá hối đoái kinh tế VND/USD năm 2007 là 16.150 và phí thưởng ngoại hối (FEP) là 0,6%, đề tài đã giả định phí thưởng ngoại hối cố định trong suốt vịng đời dự án, và tỷ giá VND/USD kinh tế năm 2009 được tính tốn dựa trên cơ sở đó là 17.901, tỷ giá VND/USD kinh tế năm 2009 là 24.968.

- Xác định các chỉ số CFi dựa trên việc xác định tỷ lệ giữa giá kinh tế và giá tài chính.

Giá điện kinh tế được ước lượng dựa trên khảo sát thực tế về tình hình cung cầu điện năng tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại và mức sẵn lòng chi trả của người dân trên một số địa bàn trong thành phố Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn hiện tại, lượng điện năng EVN cung cấp không đủ cho nhu cầu tiêu dùng dẫn đến tình trạng cúp điện luân phiên tại tất cả các địa phương trên cả nước. Do đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp, cá nhân phải tự trang bị máy phát điện nhằm đảm bảo đủ lượng điện năng cho sinh hoạt và sản xuất. Giá thành để máy phát điện sản xuất ra một KWh điện trung bình khoảng 6.800 VND (tương đương 35,8 cent/kWh) (đây chỉ là phần chi phí mua xăng/dầu để chạy

máy phát, chưa tính phần chi phí khấu hao hàng năm). Tuy nhiên, số lượng hộ gia đình đủ khả năng và có nhu cầu mua máy phát điện mặc dù gia tăng liên tục trong thời gian qua nhưng vẫn chỉ là thiểu số trong đại đa số người dân. Khảo sát những người dân nhập cư ở nhà trọ sống trong khu vực Phường Bình Trị Đơng, quận Bình Tân thì mức sẵn lịng chi trả cho 1KWh điện trong những ngày cúp điện trung bình khoảng 5.000 VND tương đương 26,3 cent/KWh (với thời gian cắt điện trung bình là 4 giờ/tuần). Tuy nhiên, mức giá điện hàng ngày mà những người dân này phải trả khoảng 3.000 VND/KWh (tương đương 15,8 cent/KWh). Với những thông tin trên, đề tài chọn mức giá kinh tế bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 3.000 VND vì đây là mức giá mà người dân hầu như chấp nhận chi trả, còn ở mức giá 5.000 VND/kWh, người dân chỉ có nhu cầu sử dụng vào những ngày bị cắt điện (tức là mùa khô) nên mức giá này không phản ánh đúng mức sẵn lòng chi trả của họ trong suốt năm. Tuy nhiên, để có được lượng điện đến tay người sử dụng thì cần phải có chi phí truyền tải, điều độ và phần chi phí khác. Tỷ trọng của những chi phí này trên mức giá bán lẻ thơng thường chiếm khoảng 1/312. Do đó, giá kinh tế điện bán sỉ được giả định là 2.000 VND/KWh (khoảng 10 cent/kWh). Dựa trên mức giá điện tài chính và kinh tế của dự án, hệ số CFi của giá điện được tính tốn là 1,67 (xem điện khơng phải là mặt hàng ngoại thương vì Việt Nam không thể muốn mua bao nhiêu điện cũng có, bằng chứng là Việt Nam vẫn thiếu điện vào mùa khơ mặc dù có nhập khẩu điện từ Trung Quốc).

Đối với chi phí đầu tư turbine gió và tháp gió đã bao gồm chi phí xếp dỡ tại cảng và chi phí vận chuyển. Việc tính tốn chi phí xếp dỡ và vận chuyển turbine gió và tháp gió được ước tính dựa vào các thơng số kỹ thuật của hãng Fuhrlander đối với turbine gió FL MD 7713 và theo cơng văn số 953/2000/QĐ-BGTVT [3] về việc ban hành cước vận chuyển, xếp dỡ hàng siêu trường, siêu trọng. Tỷ lệ ngoại thương và hệ số chuyển đổi của chi phí xếp dỡ và vận chuyển tại cảng được giả định theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành, 2009 [10]. Ngoài ra, do năng lượng gió là

12

Nguồn: Thông tư số 08/2010/TT-BCT ngày 24/02/2010, quy định về giá bán điện năm 2010 và hướng dẫn

thực hiện [2]

ngành năng lượng tái tạo được khuyến khích đầu tư nên được miễn thuế nhập khẩu theo điều 13 của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 02/08/2007 [12]. Từ những giả định trên, có thể tính tốn được hệ số CFi của turbine gió và tháp gió.

Các hệ số CFi của chi phí bảo hiểm, chi phí quản lý, chi phí lắp đặt, chi phí đầu tư nền móng turbine được giả định là 1. Đối với chi phí bảo trì, chi phí thay thế phụ tùng, chi phí sửa chữa thì hệ số CFi được giả định là bằng với CFi của turbine gió vì đây là những khoản chi phí phát sinh chủ yếu từ các turbine gió, và gắn liền mật thiết với hoạt động của turbine gió.

Đối với giá kinh tế của một tấn CO2 thì đề tài giả định ở mức 60 USD, đây chính là mức giá mà nền kinh tế phải tiêu tốn để có thể xử lý một tấn chất thải CO214. Qua đó, chỉ số CFi của giá CO2 có thể được xác định.

Đối với các khoản mục chi phí đầu tư khác như hệ thống điện nội bộ, trạm nâng thế, đường giao thông nội bộ thì CFi được giả định dựa vào báo cáo thẩm định dự án thủy điện A Lưới, của chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright, 2007, [5]. Riêng khoản mục chi phí đầu tư đường dây 110KV đấu nối vào lưới điện thì việc tính tốn hệ số CFi dựa vào giá đầu tư của EVN năm 2010 kèm theo một số giả định như thuế VAT bình quân 10%, thuế nhập khẩu 10%, tỷ phần ngoại thương 70%.

Đối với chi phí bồi thường đất đai vĩnh viễn và bồi thường tạm thời, giá đất kinh tế được ước lượng dựa vào giá đất thị trường. Qua khảo sát giá đất đai tại địa bàn xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận thì giá đất ven biển trồng hoa màu, ni tơm,… thì giá thấp nhất trung bình là 80.000 VND/m2 và giá đất cho thuê tối thiểu là 10.000 VND/m2. Vì vậy, đề tài sử dụng các mức giá này làm giá kinh tế của đất đai và tính tốn hệ số CFi dựa vào những mức giá này.

Phương thức tính tốn của những chỉ số CFi cịn lại được thể hiện chi tiết trong Phụ

lục 10. Kết quả tính tốn hệ số CFi thể hiện trong Bảng 6.1

Bảng 6.1 Kết quả tính tốn các chỉ số CFi

TT Khoản mục ĐVT Pf Pe CFi Ghi chú

I Các khoản mục chi phí hoạt động

I.1 Chi phí bảo hiểm tỷ VND 1,00 Giả định

I.2 Chi phí bảo trì tỷ VND 1,01 Bằng CFi của turbine gió I.3 Chi phí thay thế

phụ tùng tỷ VND 1,01 Bằng CFi của turbine gió I.4 Chi phí sửa chữa tỷ VND 1,01 Bằng CFi của turbine gió I.5 Chi phí quản lý tỷ VND 1,00 Giả định

II Các khoản mục doanh thu

II.1 Điện cent/KWh 6,00 10,00 1,67

II.2 Giá bán CO2 4,56

III Chi đầu tư ban đầu

III.1 Turbin gió triệu EUR 1,01 III.2 Tháp gió triệu EUR 1,01

III.3 Lắp đặt tỷ VND 1,00 Giả định III.4 Nền móng turbin tỷ VND 1,00 Giả định III.5 Đường giao

thông nội bộ tỷ VND 0,74

Dựa vào CFi chi phí xây dựng trong báo cáo thẩm định dự án thủy điện A Lưới, FETP, 2007 III.6 Hệ thống điện

nội bộ 22kV tỷ VND 1,00

Dựa vào CFi chi phí thiết bị trong báo cáo thẩm định dự án thủy điện A Lưới, FETP, 2007 III.7

Trạm nâng thế 110/22kV - 40MVA

tỷ VND 1,00

Dựa vào CFi chi phí thiết bị trong báo cáo thẩm định dự án thủy điện A Lưới, FETP, 2007 III.8 Thu hồi đất và đền bù (vĩnh viễn) tỷ VND 4,00 III.9 Đền bù đất (tạm thời) tỷ VND 2,00

III.10 Tư vấn, quản lý tỷ VND 1,00 Giả định III.11 Dự phòng tỷ VND 1,00 Giả định IV Các khoản không do AGECO đầu tư

IV.1

Xây dựng 2,85km đường dây 110KV

tỷ VND 8,03 7,01 0,87 Giá 2010; EVN đầu tư

6.1.2. Phân tích ngoại tác tích cực và tiêu cực

Trong q trình vận hành cũng như khi thực hiện đầu tư, dự án này đã tạo ra một số ngoại tác tích cực và tiêu cực cho nền kinh tế.

Do có sự chênh lệch giữa tỷ giá kinh tế và tỷ giá tài chính (tỷ giá tài chính thấp hơn tỷ giá kinh tế), nên dự án đã tạo ra ngoại tác tích cực cho nền kinh tế sẽ tiết kiệm được một khoản tiền từ chi phí đầu tư ban đầu bằng ngoại tệ.

Với giá điện kinh tế lớn hơn giá điện tài chính thì khi dự án được thực hiện và đi vào vận hành thì người tiêu dùng sẽ có lợi vì tiết kiệm được khoản chi phí chênh lệch giữa giá tài chính và giá kinh tế này.

Khi dự án đi vào vận hành thì hàng năm Nhà nước sẽ thu được một khoản tiền thuế thu nhập doanh nghiệp và phí thu từ doanh thu bán CER của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để thực hiện dự án này cần phải thu hồi đất và đền bù giải tỏa cho người dân. Nhưng thông thường giá đền bù, giải tỏa thường thấp hơn giá đất đai trên thị trường rất nhiều nên người dân trong diện di dời, giải tỏa phải gánh thiệt hại khi thực hiện dự án.

Cuối cùng, do các dự án điện gió chưa nằm trong quy hoạch điện của quốc gia nên địa điểm xây dựng các dự án hầu như chưa có lưới hạ thế nên đòi hỏi EVN phải tiến hành đầu tư đường dây 110kV đấu nối vào lưới điện quốc gia và đây chính là một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích chi phí nhà máy điện phước thể bình thuận , luận văn thạc sĩ (Trang 44)