TT Khoản mục ĐVT Pf Pe CFi Ghi chú
I Các khoản mục chi phí hoạt động
I.1 Chi phí bảo hiểm tỷ VND 1,00 Giả định
I.2 Chi phí bảo trì tỷ VND 1,01 Bằng CFi của turbine gió I.3 Chi phí thay thế
phụ tùng tỷ VND 1,01 Bằng CFi của turbine gió I.4 Chi phí sửa chữa tỷ VND 1,01 Bằng CFi của turbine gió I.5 Chi phí quản lý tỷ VND 1,00 Giả định
II Các khoản mục doanh thu
II.1 Điện cent/KWh 6,00 10,00 1,67
II.2 Giá bán CO2 4,56
III Chi đầu tư ban đầu
III.1 Turbin gió triệu EUR 1,01 III.2 Tháp gió triệu EUR 1,01
III.3 Lắp đặt tỷ VND 1,00 Giả định III.4 Nền móng turbin tỷ VND 1,00 Giả định III.5 Đường giao
thông nội bộ tỷ VND 0,74
Dựa vào CFi chi phí xây dựng trong báo cáo thẩm định dự án thủy điện A Lưới, FETP, 2007 III.6 Hệ thống điện
nội bộ 22kV tỷ VND 1,00
Dựa vào CFi chi phí thiết bị trong báo cáo thẩm định dự án thủy điện A Lưới, FETP, 2007 III.7
Trạm nâng thế 110/22kV - 40MVA
tỷ VND 1,00
Dựa vào CFi chi phí thiết bị trong báo cáo thẩm định dự án thủy điện A Lưới, FETP, 2007 III.8 Thu hồi đất và đền bù (vĩnh viễn) tỷ VND 4,00 III.9 Đền bù đất (tạm thời) tỷ VND 2,00
III.10 Tư vấn, quản lý tỷ VND 1,00 Giả định III.11 Dự phòng tỷ VND 1,00 Giả định IV Các khoản không do AGECO đầu tư
IV.1
Xây dựng 2,85km đường dây 110KV
tỷ VND 8,03 7,01 0,87 Giá 2010; EVN đầu tư
6.1.2. Phân tích ngoại tác tích cực và tiêu cực
Trong q trình vận hành cũng như khi thực hiện đầu tư, dự án này đã tạo ra một số ngoại tác tích cực và tiêu cực cho nền kinh tế.
Do có sự chênh lệch giữa tỷ giá kinh tế và tỷ giá tài chính (tỷ giá tài chính thấp hơn tỷ giá kinh tế), nên dự án đã tạo ra ngoại tác tích cực cho nền kinh tế sẽ tiết kiệm được một khoản tiền từ chi phí đầu tư ban đầu bằng ngoại tệ.
Với giá điện kinh tế lớn hơn giá điện tài chính thì khi dự án được thực hiện và đi vào vận hành thì người tiêu dùng sẽ có lợi vì tiết kiệm được khoản chi phí chênh lệch giữa giá tài chính và giá kinh tế này.
Khi dự án đi vào vận hành thì hàng năm Nhà nước sẽ thu được một khoản tiền thuế thu nhập doanh nghiệp và phí thu từ doanh thu bán CER của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để thực hiện dự án này cần phải thu hồi đất và đền bù giải tỏa cho người dân. Nhưng thông thường giá đền bù, giải tỏa thường thấp hơn giá đất đai trên thị trường rất nhiều nên người dân trong diện di dời, giải tỏa phải gánh thiệt hại khi thực hiện dự án.
Cuối cùng, do các dự án điện gió chưa nằm trong quy hoạch điện của quốc gia nên địa điểm xây dựng các dự án hầu như chưa có lưới hạ thế nên đòi hỏi EVN phải tiến hành đầu tư đường dây 110kV đấu nối vào lưới điện quốc gia và đây chính là một phần chi phí cho EVN.
Trên đây là những ngoại tác tích cực và tiêu cực có thể lượng hóa được. Thế nhưng, trên thực tế, các dự án năng lượng gió cịn một số ngoại tác tích cực và tiêu cực khác nhưng khơng thể lượng hóa ra tiền được như trong q trình hoạt động, dự án sẽ tạo ra một số ngoại tác tiêu cực như ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh do hiệu ứng bóng râm chuyển động, gây ra tiếng ồn, ảnh hưởng đến loài vật (chim, dơi,…)15
- Trong quá trình hoạt động, cảnh quan xung quanh sẽ bị ảnh hưởng do các turbine gió có kích thước khá lớn (đường kính cánh quạt khoảng 77m) lại được đặt ngồi trời tạo ra hiệu ứng bóng râm trên các vùng lân cận, gây ra cảm giác khó chịu cho những người dân sống quanh vùng. Tuy nhiên, tác động này chỉ có trong phạm vi nhỏ, xuất hiện ở những vùng nằm gần với khu vực dự án.
- Tiếng ồn sẽ được phát ra trong quá trình vận hành. Đối với turbine gió của dự án dự định lắp đặt là của hãng Fuhrlander (Đức) thì mức độ tiếng ồn của các thiết bị turbine này vào khoảng 104dB là khá lớn. Nếu so sánh với các giá trị tiếng ồn thông thường khác (giá trị tiếng ồn gây nguy hiểm cao cho khả năng thính giác là 80 dB(A), giá trị tiếng ồn do giao thơng ngồi phố tạo ra ở mức độ cao là 90 dB(A) và tiếng ồn của búa máy chạy bằng khí nén là 100 dB(A)16) thì có thể thấy được các thiết bị năng lượng gió tạo ra tiếng ồn rất lớn. Tuy nhiên, năng lượng âm thanh giảm theo bình phương khoảng cách đến nguồn âm thanh, tức là với khoảng cách 200m thì mức độ âm thanh chỉ bằng khoảng một phần tư mức độ âm thanh ở khoảng cách 100m.
- Trong khu vực dự án sẽ tạo ra nhiều tác động đến đời sống của một số loài vật như chim, dơi. Ảnh hưởng của thiết bị phát điện sử dụng sức gió sẽ tác động đến hoạt động di trú, sinh sản và tạo ra các va chạm với nhau. Trong quá trình hoạt động, các turbine gió sẽ tạo ra một rào chắn vơ hình buộc làm những lồi chim di trú phải bay vòng để tránh gây ra những tiêu hao năng lượng ảnh hưởng đến sự di trú của loài chim. Và điều này chỉ thật sự nghiêm trọng trong trường hợp thời tiết xấu buộc các loài chim phải bay thấp hơn thường lệ. Với hiệu ứng bóng râm tạo ra bởi các cánh quạt turbine gió sẽ có tác động nhất định đến hoạt động sinh sản của lồi chim: một số lồi sẽ khơng sinh sản nữa, một số loài sẽ di chuyển khỏi khu vực và một số lồi lại có tốc độ sinh sản tăng lên rõ rệt sau khi lắp đặt các thiết bị phát điện gió so với khi chưa lắp đặt. Đối với những va chạm xảy ra giữa turbine gió và các lồi chim thì có rất ít nghiên cứu về số lượng chim khơng may bị va chạm với rotor nên cũng khó đánh giá tác động này.
6.2 Xác định dòng tiền kinh tế của dự án
Báo cáo ngân lưu kinh tế của dự án được tính ở mức giá điện là 2.000 VND/KWh (tương đương 10 UScent/KWh), chi phí kinh tế để xử lý một tấn CO2 là 60 USD
cùng với những hệ số CFi giúp điều chỉnh từ giá tài chính sang giá kinh tế của các hạng mục còn lại. Chi tiết báo cáo ngân lưu kinh tế được thể hiện trong Phụ lục 11. Với chi phí vốn kinh tế thực được giả định là 10%17, kết quả phân tích kinh tế được thể hiện như sau:
- Giá trị hiện tại ròng (NPV) = 118,80 tỷ VND > 0.
- Suất sinh lợi nội tại (IRR) = 11,25% > Chi phí vốn kinh tế 10%.
6.3 Phân tích kết quả
Kết quả phân tích cho thấy khi xem xét lợi ích kinh tế của dự án thì giá trị hiện tại ròng của dự án dương, dự án khả thi về mặt kinh tế. Do đó, để có thể thu hút đầu tư dự án, Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi (trợ cấp giá điện, được ưu tiên các dự án sinh lợi khác, đảm bảo mua hết sản lượng điện sản xuất ra với mức giá hợp lý,…) nhằm đảm bảo cho chủ đầu tư có được một khoản lợi nhuận hợp lý.
6.4 Phân tích xã hội
Qua q trình phân tích tài chính và kinh tế dự án cho thấy giá trị hiện tại ròng kinh tế là 118,80 tỷ đồng, trong khi đó giá trị hiện tại ròng tài chính lại là -670,01 tỷ đồng. Sở dĩ có khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại rịng kinh tế và tài chính là do i) suất chiết khấu kinh tế và tài chính khác nhau và ii) ngoại tác của dự án tác động lên nền kinh tế. Để làm rõ hơn mức độ tác động của dự án đến từng nhóm đối tượng cụ thể, đề tài đã tiến hành ước lượng những giá trị ngoại tác của dự án. Kết quả phân tích được thể hiện trong Bảng 6.2.