1.3.3 .2Mơ hình định lượng
2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2004 – 2006
Để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn trên, chúng ta
cùng xem xét, phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động qua bảng số liệu
2.1 sau đây:
Bảng 2.1 – Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng)
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Tổng tài sản 918.348 985.394 976.000 +7,3% -1% Huy động vốn cuối kỳ 381.869 420.648 447.000 +10,2% +6,3% Dư nợ cuối kỳ 595.965 669.874 643.000 +12,4% -4%
Lợi nhuận trước thuế 4.985 6.157 10.400 +23,5% +68,9% Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh khá hiệu quả và ổn định qua các năm.
Một ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả là một ngân hàng thương mại huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng đã giữ vững và phát triển nguồn huy động này qua các năm với mức tăng 38.779 triệu đồng (tăng 10,2%) từ năm 2004 đến 2005. Với đà tăng trưởng đó, mức huy động tiếp tục tăng thêm 26.352 triệu đồng (tăng 6,3%) vào cuối năm 2006.
Khi đã có được nguồn vốn cần thiết, một ngân hàng thương mại buộc phải
tìm được khách hàng cấp tín dụng để giải phóng nguồn vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng cũng đã có những nỗ lực đáng kể trong mở rộng tín dụng với mức tăng dư nợ 12% năm 2005 so với 2004. Về mặt số liệu, dư nợ cuối kỳ 2006 giảm 4% so với năm 2005 nhưng trường hợp này không phải là sự sụt giảm trong quy mô hoạt động mà do việc tập hợp số liệu có khác biệt do tách chi nhánh Bảo Lộc.
Tổng tài sản của ngân hàng cũng biến động tăng theo sự tăng trưởng của tài sản có và tài sản nợ ở trên. Năm 2005, tổng tài sản tăng 7,3% so với năm 2004. Bên cạnh đó, số liệu về tổng tài sản năm 2006 cho thấy sự kiện tách chi nhánh tuy có làm biến động chút ít số liệu và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm
Đồng nhưng không đáng kể với việc tổng tài sản chỉ giảm 1% sau khi tách chi
nhánh.
Cuối cùng, con số về mặt lợi nhuận thực sự đáng thuyết phục với mức tăng 23,5% năm 2005 so với 2004 và 68,9% năm 2006 so với 2005 bất kể tác động của việc tách chi nhánh.
Qua một vài số liệu trên, với tổng tài sản, tổng huy động, tổng dư nợ cuối kỳ qua các năm 2004, 2005, 2006 tăng đều đặn (có phần giảm chút ít vì ngun nhân khách quan), có thể kết luận rằng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng nhìn chung là đạt hiệu quả cao, ổn định và cho thấy tiềm năng phát triển tốt hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, những số liệu trên cũng phần nào cho thấy hoạt động huy động
vốn vẫn còn chưa tương xứng với hoạt động cấp tín dụng khi mà tổng lượng huy động hàng năm chỉ đạt xấp xỉ ở mức 70% tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ huy động này
là một vấn đề cần quan tâm thúc đẩy huy động để đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt
động sinh lời. Nguyên nhân của tổng lượng huy động chưa cao một phần do điều
kiện kinh tế xã hội chung của địa phương, phần khác do điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng.
Để có cái nhìn tổng quát hơn, ta thử xem xét thêm vị trí so sánh của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng so với các Ngân hàng thương mại khác trên
địa bàn thông qua Bảng số liệu sau:
Bảng 2.2 – Số liệu thị phần kinh doanh
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng)
2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Thị phần huy động vốn 18% 18% 14% 0% -13,2% Thị phần tín dụng 20% 21% 15% +5% -28,5% Thị phần dịch vụ 18% 20% 19% +11,1% -5%
Xem xét số liệu về thị phần kinh doanh trên các mặt hoạt động của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng, chúng ta nhận thấy một mức ổn định từ năm 2004 đến năm 2005. Năm 2006, do tác động khách quan của sự kiện tách chi nhánh dẫn đến việc chia sẻ thị phần, thị phần kinh doanh trên các mặt hoạt động đều giảm mạnh. Thị phần hoạt động của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng trên địa bàn có giảm sau khi tách chi nhánh Bảo Lộc ( năm 2006, chi nhánh Bảo Lộc từ chi nhánh cấp 2 được tách thành chi nhánh cấp 1 hoạt động độc lập) nhưng vẫn ở mức tương đối cao và có tiềm năng tăng trưởng ổn định trong các năm tiếp theo.
Xem xét chi tiết hơn, ta nhận thấy thị phần huy động và dịch vụ vẫn thấp hơn so với thị phần tín dụng, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn còn
kinh tế phát triển chưa cao, tích lũy của tổ chức kinh tế và dân cư chưa cao, việc nỗ lực để chiếm được thị phần huy động sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, qua so sánh thực lực từ nhiều mặt hoạt động, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng vẫn được xem là một thương hiệu mạnh, có uy tín và vị thế cao trên địa bàn.