2.4.1 .3Nguyên nhân rủi ro từ đội ngũ cán bộ ngân hàng
2.4.2 Nguyên nhân rủi ro từ phía khách hàng vay
Rủi ro từ phía khách hàng vay có 2 dạng là khách hàng cũng bị rủi ro ngoài ý muốn khơng thể thanh tốn nợ vay và dạng khách hàng cố ý lừa đảo chiếm dụng
vốn của ngân hàng.
Ở dạng thứ nhất, khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh thực sự nhưng
do nhiều nguyên nhân cả khách quan như thiên tai, hoả hoạn, sự thay đổi chính sách,… lẫn chủ quan từ chính năng lực quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh yếu nên dẫn đến thua lỗ hoặc chính khách hàng bị bạn hàng lừa đảo hoặc bạn hàng cũng gặp rủi ro,… và mất khả năng hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng.
Rủi ro xảy đến ở dạng thứ hai rất đa dạng ở nhiều cấp độ khác nhau: từ việc sử dụng vốn sai mục đích, đến việc làm sai lệch nghiêm trọng hồ sơ và cố ý chây ỳ không trả nợ. Ở cấp độ thứ nhất là khách hàng khơng sử dụng vốn vay đúng mục đích sản xuất kinh doanh mà dùng vào các hoạt động đầu tư khác hoặc đảo nợ xấu
dẫn đến không thể thanh toán nợ. Một cấp độ khác táo bạo hơn cũng đã phát hiện
được là khách hàng dùng các giấy tờ sở hữu khơng đủ tính pháp lý (cạo sửa, trùng
lắp, giả mạo,…một cách tinh vi) để làm hồ sơ tài sản thế chấp nhưng trong phạm vi nghiệp vụ của cán bộ tín dụng khơng thể phát hiện được. Một hình thức khác là
khách hàng đủ khả năng trả nợ mà vẫn cố tình chây ỳ không chịu trả nợ. Tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói chung, có hiện tượng khá đặc thù là khách hàng vay theo các chương trình chính sách, hỗ trợ sản xuất của chính phủ hoặc địa phương sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh, mặc dù có lợi nhuận vẫn cố tình khơng trả nợ để chờ các chính sách khoanh nợ, xố nợ của
nhà nước đối với hộ nghèo, hộ dân tộc ít người cho dù họ khơng đủ điều kiện; gây khó khăn cho cán bộ tín dụng khi giải thích, thu nợ.