Tỷ lệ các khoản chi phí các hộ huyện Bến Lức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến đời sống người dân trên địa bàn huyện bến lức tỉnh long an (Trang 71)

Chi phí sinh hoạt hàng ngày 1.335 45,8%

Chi phí giáo dục 231 7,9%

Chi phí y tế 231 7,9%

Chí phí khác 1.115 38,3%

Tổng cộng 2.912 (*) 100,0%

(Nguồn: Khảo sát trực tiếp)

(*) Trong 281 phiếu khảo sát thu thập được 2912 thơng tin về chi phí sinh hoạt. Đời sống hộ gia đình

Đối với các hộ bị giảm đất di cơng nghiệp hố, đời sống của họ đã trở nên xấu đi, 15% số hộ cho biết hiện đang trong tình trạng thiếu ăn. Đối với những hộ này, tình trạng thiếu ăn kéo dài khoảng 2 tháng/năm, thậm chí có hộ thiếu ăn mỗi năm từ 3 đến 6 tháng. Chiếm phần lớn trong số này là những hộ hoạt động trong lĩnh vực làm công (làm mướn) hoặc là công nhân, hoặc làm ruộng. Ngun nhân do sự cơng nghiệp hố có ảnh hưởng đến những việc làm so với trước đây, phần lớn là do những hộ mất đất (làm ruộng), công việc khơng ổn định (cơng nhân) hoặc do diện tích đất canh tác của địa phương giảm dần nên những người làm

mướn mất đi một phần việc làm. Đây là những ngun nhân chính tác động đến tình trạng thiếu ăn của các hộ này.

Cuộc sống của hộ sau khi có khu cơng nghiệp

Bng 3.38: Cuc sng ca h sau khi có khu cơng nghip huyn Bến Lc Bp bênh hơn T l % Như T l % n định hơn T l % Tng Mất đất 33 14.6 99 43.8 94 41.6 226 Không mất đất 6 11.8 11 21.6 34 66.7 51 Tổng 39 110 128 277

Nguồn: Khảo sát trực tiếp

Tình trạng thiếu ăn

Xảy ra ở những hộ có đời sống xấu đi sau khi có KCN. 16,5% số hộ giảm đất cho biết hiện đang trong tình trạng thiếu ăn. Đối với những hộ này, tình trạng thiếu ăn kéo dài khoảng 2 tháng/năm, thậm chí có hộ thiếu ăn mỗi năm từ 3 đến 6 tháng. Chiếm phần lớn trong số này là những hộ làm mướn hoặc là công nhân, hoặc làm ruộng.

Bảng 3.39: Tình trạng thiếu ăn các hộ huyện Bến Lức

Thiếu ăn Tỷ lệ % Không Tỷ lệ % Tổng cộng

Giảm đất 37 16,5 187 83,5 224

Không giảm đất 4 8,0 46 92,0 50

41 233 274

(Nguồn: Khảo sát trực tiếp)

3.4.4. Môi trường

Sau khi hình thành nên các khu cơng nghiệp, có 624 ý kiến cho rằng các khu công nghiệp mới gây nên các loại ô nhiễm như: khói bụi, nước bẩn, rác thải, tiếng ồn hoặc các chất độc hại khác. Trong đó, tập trung nhiều nhất, phản ánh nhiều nhất là các ý kiến cho rằng, các khu công nghiệp đã thải ra nước bẩn nhiều hơn (chiếm 25,8%), 18,8% các hộ cho rằng tình trạng khói bụi xuất hiện nhiều hơn. Các vấn đề khác như tiếng ồn, rác thải cũng được các hộ phản ánh nhiều.

Bảng 3.40: Thực trạng ô nhiễm ở huyện Bến Lức Dạng ô nhiễm Số ý kiến Tỷ lệ % Dạng ô nhiễm Số ý kiến Tỷ lệ % Khói bụi 117 18,8 Nước bẩn 161 25,8 Rác thải 87 13,9 Chất độc hại 84 13,5 Tiếng ồn 77 12,3 Khác 18 2,9 Khuyết dữ liệu 80 12,8 Tng cng 624 100,0

Nguồn: Khảo sát trực tiếp

3.4.5. T nn xã hi

Các loại tệ nạn xã hội như trộm cắp, rượu chè, cờ bạc, mại dâm, ma tuý và gây rối an ninh trật tự cũng được các hộ được phỏng vấn đề cập. Kết quả khảo sát cho thấy có 616 ý kiến về các loại tệ nạn xã hội. Trong đó, 21,4% các hộ cho rằng tình trạng cờ bạc, rượu chè xuất hiện ngày càng nhiều, 20,5% cho rằng trộm cắp cũng xuất hiện. 19,9% cho rằng các trường hợp gây rối an ninh trật tự cũng xuất hiện nhiều hơn hoặc các loại tệ nạn khác như ma tuý, mại dâm cũng chiếm tỷ lệ lớn. Như vậy, cùng với sự xuất hiện của các khu công nghiệp, các loại tệ nạn, ô nhiễm cũng diễn ra thường xuyên hơn. Điều này đòi hỏi sự quan tâm của các cấp chính quyền Nhà nước trong cơng tác quy hoạch và các cơng trình an sinh xã hội cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng. Nhất là có chính sách quản lý xã hội phù hợp với địa phương, đặc biệt là đối với các lao động nhập cư theo yêu cầu phát triển của các khu cơng nghiệp…

Bng 3.41: Tình trng t nn xã hi huyn Bến Lc Các t nn xã hi S ý kiến T lCác t nn xã hi S ý kiến T l

Cờ bạc, rượu chè 132 21,4%

Trộm cắp 126 20,5%

Gây rối an ninh trật tự 120 19,5%

Mại dâm 58 9,4%

Ma tuý 86 14,0%

Khác 3 ,5%

Thiếu thông tin 91 14,8%

Tng cng 616 100,0%

(Nguồn: Khảo sát trực tiếp)

Mặc dù vậy, theo đánh giá của các hộ dân, tình hình an ninh trật tự của địa phương theo xu hướng ổn định và khá hơn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong số những hộ được khảo sát. Tổng số ý kiến như trên có đến 80%. Trong khi đó, số hộ đánh giá tình hình an ninh trật tự ở mức rất kém và kém hơn cũng chiếm khoảng 9,8%.

Bảng 3.42: Nhận xét về tình hình an ninh huyện Bến Lức Nhận xét Số hộ Tỷ lệ % Nhận xét Số hộ Tỷ lệ % Kém hơn rất nhiều 4 1,4 Kém hơn 22 7,8 Như cũ 113 40,2 Khá hơn 99 35,2 Khá hơn rất nhiều 27 9,6 Khuyết dữ liệu 16 5,7 Tổng cộng 281 100,0

(Nguồn: Khảo sát trực tiếp)

Tóm tắt chương III

Chương này đã tiến hành khảo sát qua chọn mẫu 281 hộ tại huyện Bến Lức

để đánh giá tác động của phát triển công nghiệp trên địa bàn với sản xuất và đời sống nhân dân.

Các tác động của phát triển công nghiệp qua các mặt: đất đai, việc làm, thu nhập, chi tiêu, môi trường, tệ nạn xã hội…Kết quả nghiên cứu này là cơ sở

để đề ra kiến nghị ở chương sau.

CHƯƠNG IV

CÁC KẾT LUẬN CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

CHƯƠNG IV: CÁC KẾT LUẬN CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 4.1. Các kết lun chính

Q trình phát triển cơng nghiệp và đơ thị của Bến Lức đã có những thành tựu đáng kể. Trong định hướng, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Bến Lức đến năm 2020 công nghiệp vẫn là ngành chủ lực, theo hướng phát triển bền vững. Tăng cường kinh tế kết hợp hài hồ với phát triển văn hố – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giải quyết việc làm cho người lao động, coi trọng phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đầu tư cải thiện các điều kiện sống ở các vùng nông thôn, rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các vùng trong huyện, chú trọng chuyển đổi sinh kế cho người nông dân mất đất do phát triển công nghiệp và đảm bảo bền vững môi trường.

Để đạt được các mục tiêu đó, huyện Bến Lức bên cạnh việc dành quỹ đất cho phát triển các khu, cụm công nghiệp còn tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Song song đó huyện chỉ đạo quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, thực hiện các chính sách đối với nơng dân và phát triển nơng thơn. Cơng nghiệp và đơ thị hố đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế huyện, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, đa dạng hoá nghề nghiệp cho người dân. Từ đó điều kiện sống và sinh hoạt của người dân đã có những chuyển biến tích cực. Thu nhập và chi tiêu của hộ đều tăng lên, người dân có điều kiện xây dựng nhà ở khang trang hơn và mua sắm phương tiện sinh hoạt gia đình, cơ sở hạ tầng như đường giao thơng điện, nước sinh hoạt. trường học…được đầu tư, nâng cấp ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh những mặt tích cực, đơ thị hố và cơng nghiệp hố trên địa bàn cũng còn những hạn chế nhất định. Mà chính quyền địa phương, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp và nhân dân trong vùng cần xem xét để có thể xử lý các vấn đề theo khả năng và thẩm quyền. Do trước đây thị trường đất đai chưa hình thành và các quy định pháp luật về đất đai chưa chặt chẽ, một bộ phận nông hộ đã chuyển nhượng đất với giá thấp cho doanh nghiệp hoặc chấp nhận việc giải toả, đền bù đất của chính quyền địa phương để thực hiện các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu dân cư. Về mặt tổng thể xã hội, sự mất mát của hộ nơng dân có ý nghĩa nhưng quyền lợi thiết thực và chính đáng của người dân mất đất chưa được giải quyết thoả đáng. Ngồi ra chính sách tái định cư, đổi đất sản xuất cũng chưa được quan tâm thực hiện tốt.

Trong thời gian ngắn cạnh tranh thu hút đầu tư, tỉnh và huyện chưa ý thức đầy đủ và chưa xử lý kiên quyết về vấn đề môi trường. Nhiều khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp và nhà máy có chất thải nguy hại đến môi trường nằm đan xen trong khu dân cư và đô thị, gây ô nhiễm môi trường đến mức đáng báo động. Để khắc phục tình trạng ơ nhiễm môi trường hiện nay tại địa bàn nghiên cứu là vấn đề vô cùng nan giải.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo cịn thấp, khơng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp cả về số lượng và thu nhập của người lao động chậm được cải thiện. Thu nhập của nông hộ hiện nay thấp hơn rất nhiều so với hộ phi nông nghiệp, nhưng địa phương chưa tìm ra được giải pháp tích cực nâng cao thu nhập cho nơng dân. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư nhưng mức độ cải thiện chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân cư.

4.2. Đề xuất một số giải pháp

Cơng nghiệp hố và đơ thị là xu hướng tất yếu trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế. Để q trình đó diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả và giảm thiểu các tác động bất lợi nhất là người dân bị mất đất trong quá trình này là rất cần thiết. Dưới đây là một số kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề này:

Mt là, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng. Nâng cao chất lượng công tác dự báo để các quy hoạch, kế hoạch phù hợp và đón đầu sự phát triển kinh tế nói chung và cơng nghiệp nói riêng. Khai thác các nguồn vốn (ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp và vận động nhân dân đóng góp) để kịp thời đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Xây dựng chiến lược quy hoạch tổng thể phải song song và gắn liền với các việc xây dựng các quy hoạch chuyên ngành như: hạ tầng kỹ thuật, bảo tồn di tích, cảnh quan và bản sắc văn hóa, bảo vệ mơi trường. Từ đó xây dựng nên bản sắc, đặc trưng đô thị.

Xác định ranh giới đô thị và lập kế hoạch tách nhập hợp tác chia sẻ chức năng với các khu vực lân cận.

Xác định ranh giới các khu vực trọng điểm về kinh tế, mơi trường, văn hóa. Đối với từng đô thị, cần lập kế hoạch ưu tiên đầu tư xây dựng các khu đô thị mới và kế hoạch cải tạo, làm mới các khu dân cư nội đơ.

Đề xuất chương trình xử lý ơ nhiễm, lập kế hoạch cải thiện môi trường sinh thái đô thị, lập kế hoạch bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài ngun.

Q trình đơ thị hóa nơng thơn làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến trúc. Nó tác động mạnh mẽ đến từng cá thể trong cộng đồng dân cư từ điều kiện sống đến tất cả các hành vi ứng xử. Sự chuyển biến từ tư duy sản xuất nông nghiệp và văn hóa làng xã có truyền thống lâu đời sang tư duy sản xuất công nghiệp hiện đại, lối sống thành thị và sự tiếp cận với công nghệ cao khi diễn ra với tốc độ nhanh, mạnh nếu thiếu định hướng sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường về mặt xã hội mà nông dân, bộ phận dân cư chiếm đa số tại khu vực nông thôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Chính vì vậy, để tiến trình đơ thị hóa thật sự bền vững, đạt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và cải thiện điều kiện sống của nhân dân thì bài tốn đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý là phải tìm được giải pháp phù hợp trong việc định hướng phát triển đô thị mà công tác quy hoạch xây dựng đô thị theo hướng phát triển bền vững là vấn đề cần phải quan tâm giải quyết tốt.

Hai là, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ quan khuyến nông quan tâm, tư vấn cho nông dân về kỹ thuật sản xuất, thông tin thị trường…để hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong vùng ngày càng cao bù đắp sự giảm diện tích đất nơng nghiệp.

Mục tiêu phát triển dài hạn của ngành nông nghiệp là xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng hóa định hướng thương mại, ứng dụng cơng nghệ mới và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Nhiệm vụ đặt ra cho ngành là tăng cường chuyển giao và phát triển công nghệ nông nghiệp mới và cải tiến; cải thiện và áp dụng giống, triển khai công nghệ sản xuất mới, cải tiến công nghệ sau thu hoạch, phát triển kỹ thuật canh tác bền vững.

Đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Quan trọng là phải thay đổi nhận thức của nông dân về sản xuất sản phẩm an toàn và đáp ứng nhu cầu thị trường. Triển khai xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa lớn đảm bảo chất lượng, an tồn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản và vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Hồn thiện quy trình kiểm sốt chất lượng, vệ sinh hàng nơng, thủy sản theo mơ hình từ trang trại đến bàn ăn.

Ba là, tăng cường công tác giáo dục phổ cập, bổ túc cho thanh niên nông thôn, tổ chức dạy nghề cho lực lượng lao động nông thôn, lao động bị mất đất nhằm nâng cao khả năng tìm được việc làm. Đối với các hộ nơng dân bị giải toả, thu hồi đất cần phải được tái định cư, đào tạo nghề miễn phí và ưu tiên giới thiệu việc làm. Chính quyền địa phương hỗ trợ các chính sách chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, vay vốn ưu đãi…để chuyển đổi nghề nghiệp hiệu quả.

Tạo việc làm và tìm hướng xuất khẩu lao động là biện pháp cần được huyện nghiên cứu thực hiện nhằm giải quyết tình trạng lao động khu vực nơng thơn thiếu việc làm do diện tích đất canh tác bị thu hẹp cho mục đích đơ thị hóa và xây dựng khu công nghiệp.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện tập trung ưu tiên các hộ nghèo, hộ phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, để đáp ứng trình độ lao động nơng thơn, cần mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo phù hợp như tổ chức theo lớp học vừa học lý thuyết, vừa thực hành, kèm cặp tại nơi sản xuất; chuyển giao cơng nghệ và các bí quyết cơng nghệ được sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hồn chỉnh có sức cạnh tranh trên thị trường.

Huyện cần xem xét và gắn quy hoạch khu công nghiệp với việc tái định cư và tạo việc làm cho nông dân. Người lao động phải được đào tạo nghề ngay từ khâu quy hoạch các cụm công nghiệp, khu công nghiệp. Giải pháp tạo việc làm cho người nông dân ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp là có thể đào tạo nghề trên nhiều phương diện khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến đời sống người dân trên địa bàn huyện bến lức tỉnh long an (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)