Vị trí địa lý huyện Bến Lức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến đời sống người dân trên địa bàn huyện bến lức tỉnh long an (Trang 29 - 31)

Huyện Bến Lức nằm ở phía đông của Tỉnh Long An thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía nam,có chung đường ranh với huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh (dài 18,97 km) về hướng Đơng, phía bắc giáp với huyện Đức Hịa, Đức Huệ tỉnh Long An, Phía tây giáp với huyện Thủ Thừa và huyện Tân Trụ tỉnh Long An, phía nam giáp với huyện Cần Đước tỉnh Long An. Huyện Bến Lức có diện tích tự nhiên là 28.932,21 ha chiếm 6,44% diện tích tự nhiên của tồn tỉnh, trong đó đất nơng nghiệp 21.974ha (chiếm 75,95% diện tích tự nhiên). Dân số năm 2006 là 131.308 người, mật độ dân số là 454 người/km2.

Hình 2.2: Bn đồ huyn Bến Lc

(Nguồn: Website tỉnh Long An)

Nét đặc trưng nhất của huyện Bến Lức là đất đai phân bổ cập hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông (kéo dài 24 km), có quốc lộ 1A là trục đường huyết mạch quan trọng bật nhất nối liền miền Đông Nam Bộ với đồng bằng Sông Cửu Long chạy ngang qua Bến Lức theo hướng từ đông sang tây dài 15Km, tiếp đến là đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, đường N2 (đường Hồ Chí Minh) ngang qua phía bắc của huyện cùng với các tuyến đường bộ (đường tỉnh 830, 832, 835…) và đường thủy (sông Vàm Cỏ Đông, sông Bến Lức, Kênh Sáng Lớn…). Do vậy đã tạo ra nhiều lợi thế để Bến Lức hội nhập vào vùng kinh tế trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Long An, cũng như chịu sự lan tỏa đa trung tâm kinh tế và đơ thị hóa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời đưa các cơ hội tiếp thêm động lực cho công nông lâm, ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học công nghệ của Bến Lức phát triển hiệu quả hơn trong nền kinh tế thị trường.

Bến Lức có hệ thống giao thông thủy và bộ khá thuận lợi, phát triển kinh tế theo hướng mở, theo hướng quốc lộ 1A, các hương lộ nối Bến Lức với Bình Chánh, đặc biệt là đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, đường N2 là những tuyến đường huyết mạch nối TP.HCM với đồng bằng sơng Cửu Long, cùng với hồn thiện cảng Bourbon thông ra biển đông qua cửa sơng Xồi Rạp sẽ tạo động lực mới và có thêm nhiều cơ hội để kinh tế Bến Lức phát triển. Từ những thuận lợi này, trong những năm qua các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà khoa học và các thương nhân ở thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tìm đến Bến Lức. Đây là nguồn ngoại lực quan trọng mà Bến Lức cần có cơ chế chính sách thu hút thật tốt về đầu tư và đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH.

Khí hu:

Huyện Bến Lức có khí hậu nhiệt đời gió mùa với nền nhiệt độ cao đều quanh năm. Lượng mưa khá lớn và phân bổ theo mùa. Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện là 1.625 mm nhưng phân bổ không đều theo năm. Mưa tập trung từ tháng 5 tới tháng 10 chiếm 85% tổng lượng mưa trong năm. Những tháng cịn lại là mùa khơ, mưa ít, lượng mưa chiến 15% tổng lượng mưa cả năm. Chế độ mưa tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp của huyện. Phần lớn huyện Bến Lức sản xuất hai vụ lúa/năm; vụ hè thu sử dụng giống ngắn ngày năng suất cao, vụ đông xuân sản xuất lúa đặc sản.

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.630 giờ, trung bình ngày 7,2 giờ nắng. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 2, tháng 3, khoảng 267 giờ, tháng 8 có số giờ nắng ít nhất khoảng 189 giờ. Nhiệt độ trung bình hàng năm 270C. Độ ẩm khơng khí trung bình hàng năm 82,79%. TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Thu văn:

Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia chảy ra biển Đông qua địa phận Bến Lức với chiều dài 21 km, với chiều rộng trung bình 200- 235 m, sâu 11- 12 m. Vào mùa cạn lượng nước trên sông không đáng kể, lưu lượng trung bình chỉ có 11 m3/s, hạ lưu chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều.

Sông Bến Lức nối sông Vàm Cỏ Đông với sơng Sài Gịn qua kinh Đôi, rộng 20 - 25 m, sâu 2 - 5 m, chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn sông Vàm Cỏ Đơng. hai con sơng trên có giá trị rất lớn về giao thông đối với huyện Bến Lức. Từ Vàm Cỏ Đơng tàu thuyền có thể đi ra biển Đơng một cách thuận tiện.

Kênh Thủ Đồn nối liền sông Vàm Cỏ Đông với sông Vàm Cỏ Tây cùng với mạng lưới kênh rạch khá dày đặc tạo thành hệ thống thuỷ lợi và giao thông quan trọng trong sản xuất và lưu thơng hàng hố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến đời sống người dân trên địa bàn huyện bến lức tỉnh long an (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)