M&A giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho việt nam (Trang 58 - 62)

3.1 Tình hình chung về hoạt động M&A Việt Nam thời gian qua:

3.1.1.2 M&A giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008:

Biểu đồ 3.1

Năm 2005, Thị trường M&A Việt Nam được đánh dấu bằng sự ra đời của Luật Doanh nghiệp Việt Nam, trong đó các quy định về mua lại, sáp nhập và chủ

trương cổ phần hố Doanh nghiệp Nhà nước đã được thơng qua. Liên tiếp sau đó, các văn bản Luật khác như Luật đầu tư nước ngoài 2005, Luật chứng khoán năm 2006 ra đời cũng đã góp phần thúc đẩy hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ hơn.

Thị trường M&A Việt Nam phát triển mạnh mẽ từ năm 2006 trở về sau, một sự phát triển vượt bật từ 22 thương vụ với tổng giá trị 61 triệu USD ở năm 2005 đã

tăng đến 38 giao dịch tương ứng với 299 triệu USD. Năm 2007 là năm sôi động

nhất của Thị trường M&A Việt Nam, giá trị tăng đến 475% đạt 1.719 triệu USD với tổng số 108 thương vụ. Năm 2006, 2007 là hai năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất

do ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO. Sự kiện này đã làm cho Thị

trường mua bán, sáp nhập ở Việt Nam “hút” mạnh các nhà đầu tư nước ngoài do

việc thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư của Việt Nam cùng với những cải thiện tích cực trong hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư nước ngồi cũng như mơi

trường đầu tư.

Trong thời gian này, làn sóng mua lại cổ phần của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam diễn ra khá sôi động. Những nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền

vào các Ngân hàng thương mại Việt Nam khơng ai khác chính là các Tập đồn

Ngân hàng, Tài chính lớn trên Thế giới (HSBC, Dragon Capital, Deutsch Bank, Standard Chartered Bank, ANZ…). Những nhà đầu tư tiên phong này, đã sớm trở thành các cổ đơng chiến lược trong Ngành Tài chính, Ngân hàng Việt Nam. Theo

đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, để hoạt động tại một thị trường mới mẽ và đầy tiềm năng như Việt Nam, các nhà đầu tư có nhiều hình thức lựa chọn khác

nhau. Một là, thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; hai là, phát triển các chi nhánh; và ba là, thông qua hoạt động M&A. Tuy nhiên, sự lựa chọn phù hợp

nhất trong giai đoạn này tại Việt Nam chính là hoạt động M&A. Vì vậy, trong thời

gian qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều hoạt động hợp tác kinh doanh giữa các Ngân hàng trong nước với các Ngân hàng nước ngoài như sự hợp tác của HSBC và

Techcombank, Habubank và Deutsche Bank, ANZ và Sacombank, Standard Chartered Bank và ACB... Chiến lược kinh doanh của các Ngân hàng nước ngoài là mở rộng quy mơ hoạt động của mình thơng qua con đường ngắn nhất, chính là thực hiện M&A với các Ngân hàng trong nước. Họ tìm kiếm và hợp tác với các đối tác là các Ngân hàng cổ phần của Việt Nam, vì các Ngân hàng này có sự năng động và khả năng thích ứng nhanh. Về phía mình, các Ngân hàng Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp cận được công nghệ quản lý hiện đại của phía đối tác, tận dụng được năng lực về tài chính và nguồn nhân lực có trình độ cao, có cơ hội học hỏi được những kinh nghiệm trong kinh doanh.

Bên cạnh đó, phân phối cũng là một lĩnh vực có sức hấp dẫn cao các nhà đầu

tư. Năm 2006, bốn doanh nghiệp lớn trong ngành phân phối Việt Nam bao gồm:

Tổng công ty thương mại Sài gòn (Satra), Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Coop)

(VDA) nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên lĩnh vực phân phối. Theo đó, VDA sẽ là nòng cốt cho hệ thống phân phối nội địa, liên kết và hỗ trợ nhau để cạnh tranh với các Tập đoàn nước ngoài. Sự hợp tác cũng khẳng định quyết tâm của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng một thương hiệu phân phối mang tính tồn cầu. Như vậy, động thái này của những “đại gia” trong ngành bán lẻ Việt Nam là phù hợp và kịp thời với lộ trình mở cửa thị trường bán lẻ và bắt đầu một giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ.

Ngoài ra, những thương vụ M&A có yếu tố nước ngồi cũng diễn ra sơi nổi,

đặc biệt trong lĩnh vực chuyển nhượng dự án đầu tư. Theo Cục đầu tư nước ngoài,

con số thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 có đến 1.092 dự án chuyển nhượng vốn với tổng giá trị 16,8 tỷ USD.

Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng như Thế giới gặp rất nhiều khó khăn

do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường

M&A của Việt Nam, số thương vụ có tăng lên 146 thương vụ, nhiều hơn 35,2% so với năm 2007 nhưng giá trị đã giảm 41,3% đạt 1.009 triệu USD. Điều này đã phản ánh tốc độ chậm lại của một số giao dịch mua bán lớn và tốc độ cổ phần hóa chậm do hầu hết các giao dịch mua bán lớn trong năm 2007 liên đới tới nhiều doanh

nghiệp nhà nước mới được cổ phần hoá. Thực tế cũng cho thấy, xét về giá trị các giao dịch, Việt Nam dường như phải chịu tỷ lệ phần trăm giật lùi cao hơn hoạt động mua bán sáp nhập toàn cầu và khu vực. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm tăng số lượng các giao dịch mua bán được thông báo là cao hơn nhiều so với các nước khác và các khu vực khác.

Trong năm 2008, thị trường M&A vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh

vực Tài chính – Ngân hàng, tiếp theo sau đó là các ngành trong lĩnh vực công như vận chuyển & cơ sở hạ tầng và ngành ôtô & linh kiện. Ngành truyền thơng và giải trí cũng tăng trưởng trong năm 2008 chiếm 12% tổng các giao dịch mua bán, đặc

biệt là Ngành Quảng cáo, Tiếp thị và Internet.

Biểu đồ 3.2

Chỉ tính riêng đối với ngành Tài chính – Ngân hàng, trong tháng 8 năm 2008 vừa qua, làn sóng mua lại cổ phần của các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã bắt

đầu mạnh mẽ. Ngân hàng Sociente Generale của Pháp đã thực hiện giao dịch mua

lại 15% cổ phần của Ngân hàng cổ phần Đông Nam Á, HSBC đã nâng tỷ lệ sở hữu Techcombank lên 20% và Ngân hàng OCBC của Singapore mua lại 15% cổ phần của VP Bank. Thời gian vừa qua, Thị trường dịch vụ tài chính cũng thu hút khá

nhiều các thương vụ M&A đã được lý giải: Lý do chủ yếu vẫn chính là sự thâm nhập của dịch vụ Ngân hàng hiện đại tại Việt Nam cịn thấp, quy mơ các Ngân hàng

đa số là nhỏ, và trong thời buổi nền kinh tế khó khăn, khó huy động các nguồn lực

tài chính lớn thì nhà đầu tư nước ngồi là một kênh phù hợp cho nhu cầu của bản thân các Ngân hàng Việt Nam.

Năm 2008 cũng chứng kiến một năm hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực Công

nghiệp. Tháng 7 năm 2008 vừa qua, JC&C đã công bố mua lại 12% cổ phần của THACO, tổng giá trị ước tính khoảng 41 triệu USD. Trong tháng 8, con số này đã

được nâng lên thêm 8% với giá trị là 39 triệu USD. Bên cạnh những thương vụ

M&A giữa một công ty đa quốc gia với một công ty nội địa thì sự kiện PVD mua lại 49% số cổ phần cịn lại của PDI là một điển hình cho thị trường nội địa, và gây ra khá nhiều cuộc tranh cãi về thương vụ này. Ngoài ra, một trong những thương vụ tiêu biểu khác trong năm 2008, phải kể đến Holcim Việt Nam mua lại COTEC Cement thuộc Tập đoàn COTEC Việt Nam với tổng trị giá lên đến 50 triệu USD.

Ngành truyền thơng và giải trí cũng tăng trưởng mạnh trong năm 2008,

chiếm 12% tổng các giao dịch mua bán, đặc biệt là ngành quảng cáo, tiếp thị và Internet.

Trong sáu tháng cuối năm 2008, các giao dịch mua bán đáng chú ý:

Tháng 7: Công ty TNHH Jardine & Carriage (JC&C) đã thông báo mua

12% cổ phần của Tập đồn ơtơ Trường Hải (THACO), một công ty ôtô hàng đầu của Việt Nam với trị giá khoảng 41 triệu USD và vào tháng 8, JC&C đã mua thêm 8% cổ phần với khoảng 36 triệu USD.

Tháng 8: Société Générale của Pháp, có văn phịng đại diện tại Hà Nội

và TP.HCM từ năm 1989 và là một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực Tài chính cho dự án và nhập khẩu tại Việt Nam, đã thông báo việc mua 15% cổ phần

Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank).

HSBC đã trở thành Ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam được cho

phép nắm giữ 20% cổ phần của Ngân hàng trong nước bằng cách tăng số cổ phần tại Ngân hàng Techcombank từ 14,4% lên 20%.

Trong giao dịch mua bán quan trọng được thông báo vào tháng 8, Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí Việt Nam (PVD) đã mua lại 49% số cổ phần còn lại trong Cơng ty Cổ phần Đầu tư khoan dầu khí Việt Nam, chủ sở hữu một giàn khoan và đang trong quá trình mua 2 giàn khoan dầu nhằm mục đích cho PVD thuê.

Cuối cùng, cũng trong tháng 8, Holcim Việt Nam đã mua Công ty Xi măng Cotec thuộc Tập đoàn COTEC Việt Nam, với giá trị ước tính 50 triệu USD.

Tháng 10: Chi nhánh Châu Á của Bunge Limited đã thông báo mua 50%

cổ phần quyền sở hữu của Cảng Phú Mỹ.

Ngân hàng United Overseas (UOB) thành lập tại Singapore, đã thông báo

tăng cổ phần tại Ngân hàng Cổ phần Thương mại Phương Nam Việt Nam (Southern

bank) từ 10% lên 15% vào tháng 10 năm 2008. Giá trị cuộc giao dịch mua bán này là 15,6 triệu USD.

Trong một cuộc mua bán Ngân hàng khác, Ngân hàng Đại Dương (Ocean

Bank) đã bán 20% cổ phần cho Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) do Nhà nước Việt Nam sở hữu với giá 400 tỷ đồng (tương đương 24

triệu USD).

Cũng trong tháng 10, Tập đoàn Thép Nippon đã ký bảng ghi nhận về việc mua khoảng 10%- 20% cổ phần tại Công ty TNHH Posco - Việt Nam, một nhà sản xuất thép cuộn lạnh và là đơn vị kinh doanh do Công ty Posco Hàn Quốc sở hữu.

Vào tháng 12, TBWA Wordwide đã thông báo mua "một lượng cổ phần

đáng kể" của Công ty Biz Solutions, một trong những công ty tiếp thị và truyền

thơng tích hợp hàng đầu tại Việt Nam.

Một thương vụ đáng lưu ý khác cũng trong tháng 12 năm 2008 là Công ty Watson Wyatt Worldwide, một cơng ty tư vấn tồn cầu, thơng báo đã mua Công ty TNHH Nguồn nhân lực Việt Nam Smart (Smart HR), một công ty tư vấn các dịch vụ nhân sự.

Đáng lưu ý là vào tháng 12 năm 2008, Petro Vietnam đã tăng lượng cổ phần

của mình ở Cơng ty Rusvietpetro, một cơng ty sản xuất và khai thác dầu khí Nga lên 98% từ 49% thông qua việc mua thêm 49% cổ phần của Zarubezhneft. Một cuộc mua bán khác trong nước quan trọng nữa là vào cuối tháng 12, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về cơ bản đã phê duyệt việc mua 15% cổ phần của Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Quân đội của Tập đồn Viễn thơng Quân đội Việt Nam

(Viettel).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)