Giải pháp giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp khỏi những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho việt nam (Trang 102 - 103)

Chương 4 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG M&A VIỆT NAM

4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện M&A từ phía các doanh nghiệp:

4.3.2.1 Giải pháp giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp khỏi những

thực hiện thâu tóm và hợp nhất

Ngồi việc bảo vệ doanh nghiệp khỏi nguy cơ bị thơn tính từ hệ thống luật pháp của Nhà nước thì các doanh nghiệp phải biết tự bảo vệ, tự cứu mình trước.

Điều này thể hiện khả năng phòng thủ cũng như bản lĩnh của mỗi doanh nghiệp,

một điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể tồn tại hay khơng?

Đối với mỗi một cách thức thâu tóm, hợp nhất cơng ty thường được sử dụng như: chào thầu, lôi kéo cổ đông bất mãn, thương lượng tự nguyện với hội đồng

quản trị và ban điều hành, thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mua tài sản cơng ty... Các cơng ty phải có nhưng biện pháp, chiến lược riêng của mình để tự

Đối với hình thức chào thầu

Cơng ty hoặc cá nhân hoặc một nhóm nhà đầu tư có ý định mua đứt tồn bộ

cơng ty mục tiêu sẽ đề nghị cổ đơng hiện hữu của cơng ty đó bán lại cổ phần của họ với một mức giá cao hơn thị trường rất nhiều (premium price). Các công ty thực hiện thơn tính theo hình thức này thường huy động nguồn tiền mặt bằng cách: (i) sử

dụng thặng dư vốn, (ii) huy động vốn từ cổ đông hiện hữu, thông qua phát hành cổ

phiếu mới hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành trái phiếu chuyển đổi, (iii) vay từ các tổ chức tín dụng. Điểm đáng chú ý trong thương vụ

“chào thầu“ là ban quản trị công ty mục tiêu sẽ bị mất quyền định đoạt, bởi vì đây là sự trao đổi trực tiếp giữa công ty thôn tính và cổ đơng của cơng ty mục tiêu.

Để chống lại vụ sáp nhập bất lợi cho mình, ban quản trị công ty mục tiêu

không thể từ chối một giá chào thầu cao như thế vì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông. Nhưng doanh nghiệp có thể “chiến đấu“ lại bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp, bảo lãnh tài chính mạnh hơn, để có thể đưa ra mức giá chào thầu cao hơn nữa

của các cổ đông hiện hữu đang ngã lịng.

Đối với hình thức lơi kéo cổ đông bất mãn

Trước tiên, thông qua thị trường, họ sẽ mua một số lượng cổ phần tương đối lớn (nhưng chưa đủ để chi phối) cổ phiếu trên thị trường để trở thành cổ đông của

công ty mục tiêu. Sau khi đã nhận được sự ủng hộ, họ và các cổ đông bất mãn sẽ

triệu tập họp đại hội đồng cổ đông, hội đủ số lượng cổ phần chi phối để loại bỏ ban

quản trị cũ và bầu đại diện của cơng ty thơn tính vào hội đồng quản trị mới.

Để ngăn ngừa hình thức thơn tính này, ban quản trị của cơng ty bị sáp nhập có

thể đi trước một bước bằng cách sắp đặt các nhiệm kỳ của ban điều hành và ban quản trị xen kẽ nhau ngay từ trong điều lệ công ty. Sự phân quyền luân chuyển giữa ban điều hành và ban quản trị sẽ khiến cho nếu các đối thủ muốn tấn công bằng con đường lôi kéo cổ đông bất mãn để nhằm thao túng và áp quyền lên đại hội cổ đơng để từ đó bầu ra hội đồng quản trị mới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho việt nam (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)