GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TẠI MỘT SỐ TTCK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền chọn chứng khoán công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường chứng khoán viêt nam (Trang 31 - 33)

4 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.6 GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TẠI MỘT SỐ TTCK

TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI.

1.6.1 Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (“CBOE”)

CBOE thực hiện giao dịch quyền chọn đầu tiên vào ngày 26/04/1973 dựa trên 16 loại chứng khoán cơ sở. Năm 1975, Trung tâm thanh toán các giao dịch bù trừ quyền chọn (Options Clearing Corporation – OCC) được thành lập. Năm 1977, Quyền chọn bán được đưa vào giao dịch. Tiếp sau đó lần lượt vào các ngày 11/03/1983, 01/07/1983, CBOE đưa vào giao dịch quyền chọn chỉ số S&P100 và S&P 500. Chỉ số NASDAQ được đưa vào giao dịch năm 1985, và quyền chọn được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Năm 1989, CBOE bắt đầu chuyển hướng phát triển loại hình giao dịch quyền chọn lãi suất. Năm 1997, thiết lập sàn giao dịch điện tử và đưa vào giao dịch chỉ số công nghiệp Down Jones. Năm 2002, CBOE phát triển hệ thống giao dịch kép, kết hợp giữa việc mua bán thủ cơng trên sàn với giao dịch tự động hóa qua hệ thống điện tử.

Năm 2007, CBOE có khối lượng giao dịch đạt mức kỷ lục với hơn 944 triệu cổ phiếu (tăng hơn 40% so với năm 2006).

1.6.2 Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (“TSE”)

Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (Tokyo Stock Exchange - TSE) là sàn giao dịch chứng khoán và các hợp đồng phái sinh lớn thứ hai thế giới tính về lượng tiền tệ chỉ xếp sau Sàn giao dịch chứng khoán New York. Hiện tại Sàn giao dịch này niêm yết khoảng 22.271 cơng ty nội địa và 31 cơng ty nước ngồi với tổng khối lượng vốn hóa thị trường hơn 4.000 tỷ đơ la Mỹ.

Hiện nay, bên cạnh các loại hàng hóa được giao dịch thơng thường trên sàn là cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, TSE còn giao dịch các hợp đồng tương lai, quyền chọn tài sản, chứng khoán và chỉ số chứng khoán.

Lịch sử hình thành và phát triển của Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo được chia thành 2 giai đoạn trước và sau chiến tranh thế giới lần thứ 2.

Kết luận chương 1

Như vậy, có thể khẳng định rằng Quyền chọn là một sản phẩm tài chính phái sinh đã rất thông dụng và phổ biến trên thế giới. Chương này đã trình bày khái quát về quyền chọn, các chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn. Bên cạnh đó là việc trình bày giao dịch quyền chọn chứng khoán tại một số TTCK tiêu biểu trên thế giới.

Qua Chương 1 đã cung cấp những lý luận cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu sản phẩm quyền chọn. Đồng thời cho thấy quyền chọn là một cơng cụ tài chính phái sinh rất đắc lực cho các nhà đầu tư trong việc phòng ngừa rủi ro. Do đó, cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu để đưa sản phẩm này vào áp dụng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

CHƯƠNG 2: NHỮNG RỦI RO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Nhằm thực hiện đường lối Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước mà Đảng và Chính phủ đã đề ra, bên cạnh đó, để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, địi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư và phát triển. Thêm vào đó, để thực hiện một cách hiệu quả nhất việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước theo lộ trình của Chính phủ đã đề ra. Vì vậy việc hình thành và phát triển thị trường chứng khốn ở Việt nam là một yêu cầu mang tính tất yếu. Và điều này giúp cho nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nước ta ngày càng công khai, minh bạch và lành mạnh hơn. Theo đó, ngày 10 tháng 07 năm 1998, Chính phủ đã ra Quyết định số 127/1998/QĐ-Ttg về việc thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán trực thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền chọn chứng khoán công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường chứng khoán viêt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)