Quản lý rủi ro trong phƣơng thức TDCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông tôn việt nam (Trang 30 - 33)

1.3.1 Khái niệm

Cho đến nay, chưa có khái niệm thống nhất về quản lý rủi ro. Có nhiều trường phái nghiên cứu về rủi ro và quản lý rủi ro, đưa ra những khái niệm về quản lý rủi ro rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược nhau.

Có những nhà nghiên cứu cho rằng quản lý rủi ro đồng nghĩa với việc mua bảo hiểm. Đó chính là việc chỉ quản lý những rủi ro thuần túy, những rủi ro có thể phân tán, những rủi ro “có thể mua bảo hiểm”. Trong khi đó, trường phái hiện đại lại cho rằng cần phải quản lý tất cả mọi loại rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ. Hơn nữa, quản lý rủi ro còn là một chức năng chung để nhận dạng, đối phó với nguyên nhân và hậu quả của rủi ro đối với một tổ chức.

Quan điểm của trường phái hiện đại có thể coi là một quan điểm “quản lý rủi ro tồn diện”. Theo đó, có thể hiểu, “Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro”.

1.3.2 Nội dung quản lý rủi ro trong phương thức TDCT

1.3.2.1 Quản lý bằng các biện pháp né tránh rủi ro

Thứ nhất, chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra. Ví dụ: Ngân hàng A chuẩn bị mở L/C cho khách hàng B. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, Ngân hàng đánh giá khả năng thanh tốn của khách hàng khơng được đảm bảo nên Ngân hàng quyết định dừng cung cấp dịch vụ.

Thứ hai, né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro. Ví dụ: Hợp đồng quy định nhà NK mở một L/C cho nhà XK hưởng, trong đó bộ chứng từ u cầu xuất trình có vận tải đơn theo lệnh nhà NK. Đây chính là nguyên nhân gây rủi ro cho NHPH do nhà NK khơng cần hồn thành nghĩa vụ thanh toán với Ngân hàng mà vẫn có thể nhận hàng. Để ngăn ngừa rủi ro này, NHPH phải yêu cầu vận tải đơn theo lệnh (To order of) của NHPH.

1.3.2.2 Quản lý bằng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro

Ngăn ngừa rủi ro là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện rủi ro hoặc giảm thiểu mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại. Nhóm biện pháp ngăn ngừa tổn thất bao gồm:

- Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy để ngăn ngừa tổn thất. Chẳng hạn trước khi ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, để hạn chế thiệt hại,

doanh nghiệp có thể chủ động tư vấn luật, nhờ các chuyên gia giỏi nghiệp vụ ngoại thương thương thảo hợp đồng.

- Các biện pháp tập trung tác động vào môi trường rủi ro: Môi trường rủi ro ở đây có thể là mơi trường văn hóa, chính trị, luật pháp. Rủi ro sẽ xảy ra nếu nhân viên của doanh nghiệp khơng có những hiểu biết cần thiết về mơi trường văn hóa, chính trị, . . . của nước đối tác, dẫn đến hành xử không đúng và gặp rủi ro. Biện pháp phịng ngừa: Đào tạo, huấn lun, nâng cao trình độ cho cán bộ, đặc biệt là kiến thức về văn hóa, luật pháp và cách ứng xử.

- Các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa nguy cơ và mơi trường rủi ro. Ví dụ: Khi ngân hàng ban hành các quy trình, quy chế mới điều chỉnh phương thức TDCT cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhưng không phải chi nhánh, cán bộ nào cũng có thể thích ứng ngay. Các phòng ngừa là phải thường xuyên theo dõi, cập nhật đầy đủ, kịp thời các thơng tin, chính sách, quy trình, quy chế của ngân hàng.

1.3.2.3 Quản lý bằng các biện pháp dự phòng và giảm thiểu rủi ro

Đây là các biện pháp để giảm thiểu những tổn thất, thiệt hại, mất mát, do rủi ro mang lại, bao gồm:

- Cứu vớt những tài sản cịn sử dụng được.

- Chuyển nợ. Ví dụ: Sau khi thanh toán cho người hưởng lợi theo phương thức TDCT, NHPH sẽ địi tiền thanh tốn từ người yêu cầu mở L/C.

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro.

Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng và doanh nghiệp có thể đưa ra rất nhiều biện pháp dự phịng, hạn chế rủi ro. Ví dụ: Khi NK hàng hóa trị giá lớn, hàng “nhạy cảm” như phân bón, xăng dầu, sắt thép, . . . người bán thường yêu cầu người mua mở L/C tuần hoàn hoặc L/C cho phép đòi tiền bằng điện, Khi đó, độ rủi ro trong thanh toán là rất cao. Nhà NK sẽ yêu cầu người bán cung cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay L/C dự phịng hoặc khơng chấp nhận mở L/C tuần hồn hay đòi tiền bằng điện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông tôn việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)