Sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ trong TTQT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông tôn việt nam (Trang 85 - 88)

3.2 Các giải pháp tăng cƣờng quản lý rủi ro trong phƣơng thức TDCT tạ

3.2.6 Sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ trong TTQT

Thực tế những năm qua cho thấy và hiện tại, tại thời điểm căng thẳng về nguồn ngoại tệ do tỷ giá tăng đột ngột, NHNo đã không mua được ngoại tệ cho khách hàng để thanh toán L/C. Nhiều trường hợp NHNo phải tạm ứng bán sau đó mua lại khi giá đã tăng và chịu rủi ro hối đối.

Vì vậy, Sở giao dịch đã chủ động báo cáo với Ban lãnh đạo NHNo và đề xuất thực hiện triển khai nhiều phương án linh hoạt để khuyến khích nguồn cung ngoại tệ USD trong năm 2009 như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh cho vay ưu đãi XK để mua ngoại tệ USD (doanh số thực hiện đến 31/12/2009: Giải ngân: 11.102 tỷ USD; Cam kết mua USD kỳ hạn: 664 triệu USD; Thu nợ đến 19/04/2010: 10.840 tỷ VNĐ; Dư nợ vào ngày 19/04/2010: 262 tỷ VNĐ).

- Chi hỗ trợ, khen thưởng các chi nhánh có bán USD về Sở giao dịch (Tổng chi hỗ trợ: 149.86 tỷ VNĐ; Tổng số ngoại tệ thuộc diện chi hỗ trợ: 504.77 triệu USD; Tổng số chi nhánh được hưởng chi hỗ trợ: 124 chi nhánh).

Bên cạnh đó, Sở Giao dịch còn tập trung thực hiện những giải pháp điều hòa nhu cầu ngoại tệ như tập trung hỗ trợ ngoại tệ cho các khách hàng truyền thống, ưu tiên các đối tượng trả nợ vay của NHNo hoặc thanh toán L/C qua NHNo. Đặc biệt Sở Giao dịch đã sử dụng công cụ phái sinh (giao dịch bán USD kỳ hạn) như một cơng cụ điều hịa cung cầu ngoại tệ hữu hiệu. Vì vậy, để chủ động nguồn ngoại tệ thanh toán, giảm rủi ro tỷ giá, NHNo cần thực hiện những biện pháp sau:

- Tiếp tục làm việc với các tổ chức hỗ trợ XK để tham gia các chương trình tín dụng người mua/XK như Eximbank Đài Loan, Eximbank Mỹ, Cobank Mỹ.

- Phải nhanh chóng thu hút các khách hàng có nguồn thu ngoại tệ lớn từ XK, đồng thời tăng cường thu hút nguồn kiều hối, thu đổi ngoại tệ, thanh toán séc du lịch, . . . Qua đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo thì nguồn ngoại tệ mua được từ khách hàng chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,8 - 10% lượng ngoại tệ giao dịch), do đó, nguồn ngoại tệ khơng đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ thanh tốn L/C và nhu cầu trả nợ vay. Vì vậy, giải pháp thu hút khách hàng XK là một giải pháp mang tính chiến lược. Để thực hiện giải pháp này, NHNo cần có những chính sách ưu đãi đối với hàng XK: Ưu đãi về lãi suất, cho vay ngoại tệ thu mua hàng XK, áp dụng biểu phí ưu đãi, có thể miễn phí thơng báo nếu L/C được xuất trình tại NHNo, cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, lập chứng từ hộ khách hàng, . . . Bám sát khách hàng từ khâu ký kết hợp đồng cho đến khi hàng hóa được XK để đảm bảo bộ chứng từ hồn

hảo, có thể nhanh chóng địi tiền nước ngồi, tăng uy tín của NHNo. Bên cạnh đó, NHNo cần có một bộ phận chuyên đi tiếp thị, tìm kiếm các khách hàng XK.

- Thường xuyên tổng hợp các nguồn vốn đã và đang khai thác, thơng báo cho các Phịng, Ban, Sở Giao dịch và Chi nhánh để phối hợp thực hiện.

- Làm tốt công tác dự báo về sự biến động của các loại ngoại tệ nhằm hạn chế rủi ro ngoại hối cho khách hàng và ngân hàng.

- Tư vấn khách hàng trong việc lựa chọn loại ngoại tệ trong thanh tốn: khơng chỉ đối với khách hàng trong nước mà cả khách hàng quốc tế đều muốn sử dụng đồng USD trong việc thanh toán lẫn nhau. Đây khơng phải là điều mới mẽ bởi vì nước Mỹ là một nước có tiềm lực tài chính hùng mạnh nhất thế giới, đồng tiền của nó đã được sử dụng như là đồng tiền thanh toán trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây nền kinh tế của Mỹ có dấu hiệu rơi vào suy thoái, giá trị đồng tiền vì thế cũng trở nên bấp bênh hơn. Tỷ giá USD/VNĐ biến động khơng lường trước được. Vì thế cần phải tư vấn cho các doanh nghiệp thuyết phục khách hàng của họ nên chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền khác để hạn chế những tổn thất có thể xảy ra do biến động tỷ giá USD.

- Phát triển các nghiệp vụ phái sinh thì NHNo phải đưa ra được các dự báo chính xác về sự biến động và xu hướng biến động của các loại ngoại tệ. Đồng thời, ngân hàng cần thường xuyên cung cấp thông tin này cho bộ phận tiếp thị và bộ phận giao dịch khách hàng để các bộ phận này cung cấp cho khách hàng các phương tiện rào chắn rủi ro.

- Đẩy mạnh nghiệp vụ tái tài trợ L/C của các NHĐL để vay ngoại tệ từ các ngân hàng này. Đây là ngồn vay ngoại tệ hiệu quả của NHNo nhờ uy tín và quan hệ đại lý tốt với các ngân hàng trên thế giới. Các ngân hàng này sẽ tiến hành cấp vốn với lãi suất ưu đãi cho các L/C do NHNo phát hành dưới hình thức tái tài trợ, thanh tốn trực tiếp trước cho người hưởng lợi và tiến hành thu hồi vốn từ NHNo sau.

- Triển khai sản phẩm xác nhận L/C: Tuy NHNo đã có quy trình xác nhận L/C nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được giao dịch nào. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngân hàng lớn, uy tín thì khơng cần NHNo xác nhận, các ngân hàng nhỏ, rủi

ro cao thì NHNo chưa có cơ chế để quản trị rủi ro. Để giải quyết vấn đề này, NHNo có thể bán rủi ro cho các NHĐL. Theo cơ chế này, NHNo vẫn thực hiện được giao dịch cho khách hàng và thu được phí trung gian. Hiện nay, Ban Quan hệ quốc tế đang nghiên cứu và đàm phán với một số NHĐL về dịch vụ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông tôn việt nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)