Thực trạng quản lý rủi ro trong phương thức TDCT tại NHNo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông tôn việt nam (Trang 55 - 59)

2.3 Thực trạng quản lý rủi ro trong phƣơng thức TDCT tại NHNo&PTNT VN

2.3.2 Thực trạng quản lý rủi ro trong phương thức TDCT tại NHNo

2.3.2.1 Quản lý bằng việc kiểm tra chéo giữa các phòng ban

mức mở L/C. Tất cả các L/C nằm trong hạn mức của Giám đốc Chi nhánh thì chi nhánh được quyền quyết định, khơng phải trình lên cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, để kiểm tra chéo giữa các phòng ban, NHNo quy định tất cả các L/C có giá trị =< USD1,000,000.00 trong hạn mức của chi nhánh thì chi nhánh được quyết định. Cịn các L/C có trị giá > USD1,000,000.00 thì phịng TTQT phải trình lên Trung Ương phê duyệt.

Tất cả L/C vượt hạn mức của chi nhánh sẽ chuyển lên phịng Quản lý tín dụng của Trung ương để thẩm định lại hồ sơ và thẩm định rủi ro TTQT của giao dịch.

Phịng TTQT của từng Chi nhánh có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và phối hợp với phịng tín dụng để xem hạn mức bảo lãnh của khách hàng (đối với những L/C ký quỹ < 100%). Mọi giao dịch trước khi mở L/C đều phải hoàn tất về mặt đảm bảo phương án thanh tốn: hồn tất ký hợp đồng tín dụng, cầm cố, thế chấp tài sản,…

Phịng Kiểm sốt nội bộ có trách nhiệm kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định của ngân hàng tất cả các phòng ban trong hệ thống.

2.3.2.2 Quản lý rủi ro thơng qua mơ hình làm việc trong nội bộ Phịng TTQT

Nhằm quản lý rủi ro và nâng cao chất lượng dịch vụ, phòng TTQT hiện tại của từng chi nhánh hoạt động theo mơ hình: Thanh tốn viên – Kiểm sốt viên – Lãnh đạo phịng. Phịng được chia làm 3 nhóm, kiểm sốt viên có nhiệm vụ làm đầu mối

giao dịch, nhận hồ sơ và tư vấn, trao đổi trực tiếp với khách hàng. Cách làm này nhằm chun mơn hóa giao dịch, và hạn chế rủi ro tác nghiệp do các thanh toán viên sẽ tập trung xử lý được giao dịch, làm điện mà không bị phân tán bởi điện thoại, khách hàng,… Hơn nữa, mọi giao dịch đều được kiểm sốt viên kiểm sốt lại để phịng ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra.

Về mặt công nghệ, năm 2010, NHNo đã triển khai thành công dự án phần mềm IPCAS II. Đây là dự án được triển khai trên 5 module lớn: Tín dụng, Nguồn vốn, TTQT và tài chính kế tốn, hỗ trợ tích cực cho hoạt động ngân hàng về mặt: tốc độ xử lý giao dịch, máy tính hóa việc hạch tốn, theo dõi báo cáo,…

Khoảng nữa năm 2011, NHNo bắt đầu áp dụng chế độ lương, thưởng linh hoạt phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm, óc sáng tạo, cống hiến cho ngân hàng chứ

không áp dụng chế độ lương cào bằng như trước nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, khiến họ cống hiến hết mình vì sự phát triển của ngân hàng.

Tiến hành thay đổi, xây dựng lại quy trình, mẫu biểu, phân định rõ trách nhiệm của các phòng ban, cán bộ liên quan trong phương thức TDCT đồng thời tiến hành rà soát lại các hoạt động nghiệp vụ.

Q trình rà sốt các hoạt động nghiệp vụ này nhằm đảm bảo quy trình nghiệp vụ hiện tại phù hợp với UCP600, các tập quán và thông lệ tiêu chuẩn quốc tế và luật pháp Việt nam, vừa đảm bảo tính an tồn nhưng vẫn linh hoạt và có khả năng cạnh tranh. NHNo đã tiến hành rà soát lại một số nghiệp vụ cơ bản liên quan đến TDCT như phát hành L/C, chiết khấu L/C,… đồng thời thống nhất và quy chuẩn các mẫu biểu mới theo UCP600 ví dụ như: Đơn yêu cầu mở L/C, thư yêu cầu ký hậu,…

NHNo cũng bắt đầu thực hiện theo các hướng dẫn trong “SWIFT theo UCP600 guidelines” (Hướng dẫn sử dụng các mẫu điện SWIFT theo UCP600). Các mẫu điện nhóm 7 gừi qua mạng Swift cũng được soạn lại.

2.3.2.3 Quản lý từ việc lập kế hoạch đào tạo và triển khai đào tạo.

Xác định rõ tầm quan trọng của việc hiểu rõ và áp dụng UCP600 và ISBP681 trong thực tiễn nghiệp vụ hàng ngày, phòng TTQT Hội sở đặt trọng tâm vào việc đào tạo UCP600, ISBP681, khơng chỉ đào tạo cán bộ, thanh tốn viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ TTQT, mà đào tạo toàn cán bộ quan hệ khách hàng tại Chi nhánh trên toàn hệ thống cũng như tổ chức các Hội thảo giới thiệu các thay đổi mới trong TTQT. Chiến lược đào tạo được chia thành 3 giai đoạn chính với mục tiêu cụ thể khác nhau cho từng giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Tập trung đào tạo cán bộ quản lý, kiểm soát viên và cán bộ thực hiện nghiệp vụ TTQT trong toàn hệ thống trực tiếp tới trước ngày 01/07/2007.

- Giai đoạn 2: Trong vòng một năm kể từ ngày UCP600 có hiệu lực, tiếp tục

chương trình đào tạo với cán bộ thực hiện nghiệp vụ TTQT, mở rộng đào tạo với cán bộ quan hệ khách hàng tại các Chi nhánh, tổ chức hội thảo giới thiệu những điểm mới thay đổi của UCP600 tới các khách hàng, đồng thời chủ động tìm hiểu

những tình huống mới phát sinh theo UCP600.

- Giai đoạn 3: Thực hiện đào tạo chuyên sâu sau thực tiễn một năm áp dụng

UCP600 và ISBP681.

Các giảng viên tham gia đào tạo được tập hợp từ hai nguồn chính:

- Nguồn nội bộ: Cán bộ quản lý có kiến thức tương đối sâu và rộng về nghiệp

vụ TDCT, đây là nguồn đào tạo có sẵn, có thể chủ động về mặt thời gian và nắm rõ nhất các nghiệp vụ của NHNo.

- Nguồn bên ngoài:

+ Ngân hàng chủ động liên hệ với một số trường Đại học để tổ chức các lớp đào tạo về UCP do các giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực ngoại thương giảng dạy.

+ Tham gia hoặc hợp tác tổ chức hội thảo về UCP600 với các ngân hàng lớn như: Citibank, Deutsche Bank, JP Morgan Chase, Standard Charted Bank,… vừa tận dụng được nguồn chuyên gia của các ngân hàng này, vừa học hỏi được kinh nghiệm của các ngân hàng lớn trong nghiệp vụ L/C.

+ Mời các chuyên gia đến từ các Công ty bảo hiểm, vận tải và giao nhận lớn như Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo hiểm Nông nghiệp, … giải đáp các thắc mắc liên quan đến những vấn đề vận tải và bảo hiểm.

Sau khi UCP600 bắt đầu có hiệu lực, NHNo bắt đầu tư vấn, hướng khách hàng sử dụng UCP600 thay cho UCP500. Tính đến cuối tháng 9/2007, hầu như tất cả các L/C phát hành qua NHNo đều được điều chỉnh bởi UCP600 và cho đến cuối năm 2007, 100% các giao dịch L/C đều áp dụng UCP600.

Tính đến thời điểm tháng 9/2007, NHNo đã tổ chức được 3 khóa học cho TTV tại các trường Đại học, tham gia khoảng 10 buổi hội thảo cùng các ngân hàng nước ngoài, tổ chức đào tạo cho thanh toán viên và cán bộ quan hệ khách hàng về UCP, vận tải, bảo hiểm, tổ chức hội thảo UCP600 cho các doanh nghiệp.

Ngân hàng cũng chủ động nghiên cứu các tình huống liên quan đến UCP600 mới thông qua các tài liệu, chuyên gia, tập hợp thành văn bản hướng dẫn cho thanh toán viên và cán bộ quan hệ khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông tôn việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)