2.3 Thực trạng quản lý rủi ro trong phƣơng thức TDCT tại NHNo&PTNT VN
2.3.1 Cơ chế quản lý rủi ro
Phương châm hoạt động hàng đầu của NHNo&PTNT Việt nam là kiểm sốt tối đa mọi rủi ro có thể xảy ra nên trong q trình hoạt động, NHNo đã từng bước xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro từ chiến lược rủi ro, thực thi quản lý rủi ro đến hạ tầng quản lý rủi ro.
Hệ thống quản trị rủi ro của NHNo được xây dựng như sau:
Chiến lược rủi ro: Chiến lược của NHNo là trở thành một tập đoàn đa năng trong
lĩnh vựa ngân hàng – tài chính – bảo hiểm. NHNo đã thơng báo các kế hoạch kinh doanh, phân tích mơi trường kinh doanh và khẩu vị rủi ro của ngân hàng đến từng nhân viên để nhân viên có định hướng cụ thể cho hoạt động của mình.
Thực thi và quản lý rủi ro:
- Tiến hành phân quyền cho lãnh đạo các cấp về phê duyệt hạn mức, phê duyệt các giao dịch. Việc phân quyền tạo điều kiện cho người quản lý có thời gian để xem xét kỹ các giao dịch trong phạm vi được phân quyền.
- Xây dựng hệ thống chế độ báo cáo rủi ro theo từng bậc trong cơ cấu tổ chức, mức độ chi tiết và thường xuyên của báo cáo.
Hạ tầng quản lý rủi ro: Quy chế, quy trình nội bộ, sách hướng dẫn tiêu chuẩn về tn thủ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cơng nghệ thông tin, …cụ thể là:
- Thành lập Phòng Kế hoạch Tổng hợp – Pháp chế của ngân hàng: Bộ phận này có trách nhiệm rà sốt, xây dựng lại tất cả các mẫu biểu của các dịch vụ ngân hàng, bao gồm mẫu biểu phương thức TDCT theo hướng rào chắn các rủi ro.
- Tách bộ phận tái thẩm định ra khỏi bộ phận quyết định cho vay, quyết định mở L/C nhằm tránh rủi ro đạo đức của nhân viên, tránh được việc nhân viên thông đồng với khách hàng để mở L/C khi khơng có đủ các điều kiện cần thiết.
- Tách bộ phận kiểm sốt ra khỏi bộ phận chăm sóc khách hàng, tạo điều kiện cho kiểm sốt viên khơng bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ với khách hàng trong việc ra quyết định.
- Xây dựng hệ thống phân loại cho điểm theo độ rủi ro, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp: loại A, B, C, phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh, uy tín trong kinh doanh, lịch sử hoạt động.
- Xây dựng quy định về các biện pháp rào chắn rủi ro:
+ Quy định về bảo hiểm: Quy định bắt buộc phải mua bảo hiểm trước khi mở L/C với những hàng hóa có điều kiện cơ sở giao hàng mà bảo hiểm không bao gồm trong trị giá hàng hóa.
+ Quy định về trách nhiệm trong quá trình tác nghiệp: Quy định tỷ lệ thưởng nhất định đối với những cá nhân mang lại hiệu quả công việc cao và tỷ lệ bồi thường nhất định đối với cá nhân gây thiệt hại cho ngân hàng nhằm nâng cao được tinh thần trách nhiệm của các nhân viên, cán bộ trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. + Máy tính hóa cơng tác định lượng rủi ro: máy tính hóa các báo cáo rủi ro, bảng tính điểm, phân loại khách hàng,…