- Kinh nghiệm của Thái Lan:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.2 Triển vọng áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam 1 Nghiệp vụ bao thanh toán trong nước
3.2.1 Nghiệp vụ bao thanh toán trong nước
Việt Nam là một thị trường tiềm năng với dân số trên 80 triệu dân, mức độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 7% từ năm 1995 đến nay. Các doanh nghiệp ln phải đối diện với một khó khăn rất lớn đó là nguồn vốn bị giới hạn. Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, tuy nhiên ngân hàng và các tổ chức tín dụng vì biện pháp hạn chế rủi ro và những bất trắc có thể xảy ra mà đã có những quy định khắt khe, yêu cầu thế chấp khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.
Vì vậy, việc phát triển nghiệp vụ bao thanh toán là một biện pháp rất tốt có thể giúp doanh nghiệp lẫn ngân hàng có thể cởi mở trong những hình thức tín dụng.
Hơn nửa, Việt Nam là một quốc gia có khả năng thu hút FDI mạnh, nhưng nguồn vốn này lại rất khó đến các doanh nghiệp tư nhân. Vì thế, để giải quyết vấn đề vốn cho các doanh nghiệp, các ngân hàng phải có những nghiệp vụ ngân hàng mới giúp các doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi huy động vốn, giúp cho vòng quay vốn nhanh từ đó mở rộng đầu tư.
Chính thức gia nhập WTO vào tháng 11 năm 2006, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những vận hội mới cũng như những thách thức mới. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với các đối với các doanh nghiệp nước ngoài phụ thuộc rất lớn vào quy mơ vốn. Trong điều kiện thiếu vốn chung đó thì nghiệp vụ bao thanh toán tỏ ra là một trong những kênh tài trợ vốn linh hoạt cho các doanh nghiệp Việt Nam mà không bị tồn đọng bởi các khoản phải thu. Chính lợi điểm này mà trong tương lai có lẽ các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chọn nghiệp vụ bao thanh tốn như một hình thức tài trợ mới.