- Kinh nghiệm của Thái Lan:
2.5.5 Những nguyên nhân chính của sự hạn chế trong việc triển khai nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng Á Châu
Ngồi những khó khăn chung đối với các ngân hàng thương mại như đã phân tích ở mục trên, sự hạn chế trong việc triển khai nghiệp vụ bao thanh tốn tại ngân hàng Á Châu cịn có những ngun nhân khác xuất phát từ phía ngân hàng.
- Một là, theo quy trình nghiệp vụ bao thanh tốn hiện nay tại ngân hàng Á Châu, danh sách bên mua – bên bán được xây dựng trên cơ sở thoả mãn các điều kiện theo ý kiến chủ quan của ngân hàng. Như vậy, không phải bên mua bên bán nào cũng có thể đủ điều kiện sử dụng nghiệp vụ bao thanh tốn tại ngân hàng này. Do đó, hạn chế này nếu khơng được cải thiện phù hợp thì khó có thể mở rộng thị trường như mong đợi.
- Hai là, công tác tiếp thị nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng Á Châu hiện nay không được thực hiện tốt. Việc tạo nhận thức về sản phẩm đối với khách hàng được đánh giá là chưa thành công.
+ Đối với bên bán, họ chưa nhận thấy được những lợi ích khác biệt của nghiệp vụ bao thanh tốn đối với các sản phẩm tài chính khác, ngồi lãi họ cịn phải chịu thêm một khoản chi phí. Ngồi ra, có thể phải dùng những tài sản khác làm tài sản đảm bảo cho khoản bao thanh tốn nên họ sẽ có xu hướng chuyển sang sử dụng những sản phẩm dịch vụ khác quen thuộc hơn với họ.
+ Đối với bên mua, những khách hàng bên mua do ngân hàng thu thập thơng tin và trình hạn mức đều là những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính mạnh nên rất khó tiếp xúc và đàm phán hợp tác. Ngồi ra, nghiệp vụ bao thanh tốn đem lại
lợi ích trực tiếp cho người bán, trong khi đó, bên mua lại phải cung cấp các báo cáo tài chính, các chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng. Đây cũng chính là một nguyên nhân khiến cho việc mở rộng danh sách khách hàng bên mua không được như ý muốn.
+ Đối với ngân hàng Á Châu, sự chuẩn bị nhân lực để thực hiện nghiệp vụ bao thanh tốn cịn nhiều hạn chế. Tuy đã có những đợt tập huấn và chuẩn bị khá tốt nhưng đây là một nghiệp vụ khá mới, các nhân viên tại chi nhánh không hiểu rõ nghiệp vụ đã hạn chế tiếp thị tới khách hàng.
- Ba là, tuy đã có sự cải thiện đáng kể so với quy chế hoạt động bao thanh toán do Ngân hàng Nhà nước ban hành, nhưng quy chế hoạt động bao thanh tốn của ngân hàng Á Châu vẫn cịn nhiều hạn chế, nhất là các quy định về điều kiện cung cấp sản phẩm dịch vụ cịn chưa rõ ràng, do đó, nhân viên ngân hàng và khách hàng đều ngần ngại khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán.
- Bốn là, cho đến nay, ngân hàng Á Châu vẫn chưa có phần mềm quản lý chuyên nghiệp cho hoạt động bao thanh toán. Để nghiệp vụ bao thanh tốn có thể vận hành trơn tru, cần thiết phải có một phần mềm riêng biệt để quản lý. Tuy nhiên đây thực sự là một vấn đề khó khăn vì phần mềm này ngồi tính năng ổn định, chính xác thì phải đồng bộ hố với hệ thống quản lý chung hiện tại của ngân hàng Á Châu. Chi phí mua phần mềm này cũng là một bài tốn khó đối với nhà quản lý.
2.6 Kết luận chương 2
Qua thực trạng nghiệp vụ bao thanh tốn hiện nay tại Việt Nam, ta có thể thấy rằng những kết quả đạt được trong thực tế còn khá khiêm tốn so với ước tính của nhiều nhà quản lý. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trên góc độ quản lý vĩ mơ, các quy định của Nhà nước còn quá chung chung và bất cập đã khiến cho các đơn vị bao thanh toán lúng túng trong cách thức thực hiện. Họ thường chọn cách an toàn nhất cho hệ thống bằng cách xây dựng nhiều tiêu chuẩn, điều kiện tham gia vào sản phẩm. Từ đó, dẫn đến tình trạng nghiệp vụ bao thanh tốn bị thu hẹp lại.
Trên góc độ thực hiện vi mơ, có thể thấy rằng nghiệp vụ bao thanh toán là một nghiệp vụ rất mới, các đơn vị thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán hiện nay tại Việt Nam hầu như khơng có kinh nghiệm thực tiễn. Họ buộc dựa vào những tài liệu bao thanh toán của nước ngồi, nghiên cứu và xây dựng mơ hình vận dụng dựa trên những điều kiện của Việt Nam. Điều đó khơng thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế.
Vì thế, việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán khi áp dụng tại Việt Nam là rất quan trọng và cấp bách.