- Kinh nghiệm của Thái Lan:
2.5.4 Những hạn chế còn tồn tại khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng Á Châu
Là ngân hàng tiên phong thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, bên cạnh những thành cơng nhất định, ngân hàng Á Châu vẫn cịn nhiều hạn chế cần phải khắc phục trong quá trình triển khai nghiệp vụ mới này:
- Một là, bắt nguồn từ những văn bản pháp lý còn quá chung chung và bất cập của Ngân hàng Nhà nước, Á Châu hiện nay chủ yếu thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán dựa trên những quy chế riêng và kinh nghiệm hoạt động của hệ thống. Hành lang pháp lý để tạo cơ sở ổn định cho nghiệp vụ này phát triển hiện nay chưa đươc quy định cụ thể và kịp thời. Khi phát sinh tranh chấp, ngân hàng Á Châu lúng túng trong cách thức xử lý do thiếu văn bản hướng dẫn, khiến cho thời gian xử lý hồ sơ bao thanh tốn chậm, khơng đáp ứng được u cầu về chất lượng phục vụ khách hàng.
- Hai là, tuy đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về vật lực, tài lực và nhân lực, nhưng vấn đề nguồn lực đảm bảo cho hệ thống vận hành bình thường khi áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán hiện nay vẫn không được đảm bảo. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế này là do sự biến động nhân lực thường xuyên; quá trình đào tạo nhân viên địi hỏi cần có thời gian; hệ thống thơng tin giúp khách hàng và nhân viên có thể tự tìm hiểu về nghiệp vụ cịn chưa đầy đủ và kịp thời.
- Ba là, công tác tiếp thị chưa được thực hiện đạt yêu cầu đề ra. Điều quan trọng nhất đối với sự thành công của một sản phẩm dịch vụ mới là phải tạo được sự nhận thức đối với sản phẩm đó đối với khách hàng đồng thời phải tạo ra môi trường hiệu quả cho sản phẩm đó tồn tại và phát triển.
Trên thực tế, cơng tác tiếp thị nghiệp vụ bao thanh tốn chưa được quan tâm đúng mức tại ngân hàng Á Châu. Sự nhận thức về nghiệp vụ bao thanh toán của nhân viên ngân hàng và khách hàng còn chưa rõ ràng. Họ chưa thực sự hiểu hết công dụng của sản phẩm và ngần ngại sử dụng sản phẩm này. Điều khách hàng quan tâm hơn cả là khi sử dụng nghiệp vụ bao thanh tốn, ngồi lãi phải trả thêm một khoản phí trong khi các sản phẩm khác lại khơng có phí. Liệu rằng những lợi
ích từ nghiệp vụ bao thanh tốn có đem lại cho họ những giá trị lợi ích cao hơn khoản phí họ phải bỏ ra hay khơng?
- Bốn là, đối tượng khách hàng hiện nay được sử dụng nghiệp vụ bao thanh tốn tại ngân hàng Á Châu cịn hạn chế. Theo quy chế ngân hàng Á Châu thì chỉ có những khách hàng đã từng và có quan hệ tín dụng với ngân hàng mới được sử dụng nghiệp vụ này. Như vậy, vấn đề tiếp thị khách hàng sẽ khó khăn hơn do thị trường đã bị thu hẹp lại, số lượng khách hàng có đủ điều kiện sử dụng sản phẩm cũng bị thu hẹp rất nhiều do quy định này.
- Năm là, để hạn chế rủi ro, ngân hàng Á Châu yêu cầu bên mua lập cam kết thanh toán cho ngân hàng. Tuy nhiên trong thực tế, yêu cầu này lại gặp một số khó khăn về pháp lý, phương thức và thời hạn thanh toán.
+ Về mặt pháp lý: Văn bản hiện hành của nhà nước chưa quy định những biện pháp chế tài bảo vệ ngân hàng. Ngân hàng tài trợ số tiền ứng trước cho bên bán nhưng lại đòi tiền bên mua nên khả năng thu đủ, thu đúng hạn chưa chắc được đảm bảo. Khi áp dụng nghiệp vụ bao thanh tốn có quyền truy địi, ngân hàng sẽ tiến hành truy thu từ người bán. Xét về góc độ an tồn thì dường như khơng có vấn đề gì nhưng xét dưới góc độ bản chất và mục đích sử dụng thì cách thức xử lý này sẽ xa rời lý luận chung của sản phẩm bao thanh toán. Về mặt lý thuyết, đơn vị bao thanh toán vẫn phải theo dõi khoản phải thu và thu nợ khoản phải thu đó khi đến hạn.
Ngồi ra, để hạn chế rủi ro, ngân hàng Á Châu yêu cầu bên bán dùng tài sản đảm bảo cho khoản bao thanh tốn của cơng ty. Điều này sẽ khiến cho một số khách hàng không thể sử dụng nghiệp vụ bao thanh tốn khi khơng có tài sản đảm bảo. Đối với những khách hàng có tài sản đảm bảo thì họ lại lựa chọn những sản
phẩm khác quen thuộc với họ hơn, như cho vay sản xuất kinh doanh có tài sản thế chấp. Điều này đã góp phần hạn chế cơ hội tồn tại và phát triển của nghiệp vụ.
+ Về mặt thời hạn thanh toán: Thơng thường khi đến hạn thanh tốn, ngân hàng sẽ yêu cầu bên mua phải thanh tốn ngay. Trong thực tế, việc thanh tốn có thể diễn ra chậm hơn so với ngày đến hạn. Việc thiếu văn bản hướng dẫn gia hạn, chuyển nợ quá hạn cũng khiến cách thức xử lý những trường hợp như vậy trở nên khó khăn và thiếu nhất quán.
+Về mặt cách thức thanh tốn: Thơng thường, phương thức thanh toán với ngân hàng là nộp tiền mặt trực tiếp tại ngân hàng hay trích tài khoản tại ngân hàng đó. Tuy nhiên, khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, với tư cách người thu hồi các khoản phải thu, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng trực tiếp nộp tiền mặt, trích tài khoản hay đến tận nơi người mua để thu tiền đều chưa được quy định cụ thể và rõ ràng.
- Cuối cùng là, ngân hàng Á Châu hiện tại chưa có chương trình tin học chuyên nghiệp dành cho nghiệp vụ bao thanh toán. Đối với những hợp đồng mua bán mà giá trị của hợp đồng này được thể hiện trên nhiều hoá đơn khác nhau tại nhiều thời điểm khác nhau, thì việc hình thành các khoản phải thu dựa trên hố đơn sẽ rất phức tạp trong công tác quản lý, theo dõi thu hồi công nợ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nghiệp vụ bao thanh tốn và có thể là ngun nhân chính dẫn đến tình trạng trễ hạn, quá hạn của các khoản phải thu.
Vậy, qua hai năm thực hiện nghiệp vụ bao thanh tốn, có thể nhận thấy rằng, kết quả thực hiện nghiệp vụ này không như mong đợi. Thành cơng thì chưa cao nhưng đã xuất hiện nhiều hạn chế đòi hỏi ngân hàng Á Châu phải khắc phục nhanh
chóng. Do đó, việc phân tích và tìm ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong quá trình hoạt động là rất cần thiết.
2.5.5 Những nguyên nhân chính của sự hạn chế trong việc triển khai nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng Á Châu