5. Kết cấu của đề tài
2.3. Khả năng tiếp cận, sử dụng DVNH và giá cả DVNH
2.3.1. Đánh giá khả năng tiếp cận và sử dụng DVNH của các đối tượng
khách hàng
Mặc dù dịch vụ tín dụng là dịch vụ cơ bản nhất, nhưng một số khách hàng - đặc biệt là DNNQD và người dân sử dụng còn hạn chế. DNNQD tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn do thiếu tài sản bảo đảm hoặc thiếu thông tin đủ độ tin cậy để ngân hàng cho vay vốn. Mặt khác tâm lý e ngại của các ngân hàng khi cho vay các DNNQD vẫn còn tồn tại, nên để đảm bảo có vốn sản xuất kinh doanh, nhiều khi họ buộc phải tiếp cận dịch vụ tín dụng phi chính thức. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, những năm qua khu vực KTTN đã được tiếp cận ngày càng nhiều hơn tới nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Nếu năm 2004, khu vực KTTN chỉ mới nhận được vốn từ BIDV HCMC 1.312.028 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 21% trong tổng dư nợ thì tới năm 2006 lượng vốn đã tăng lên tới 3.181.149 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 45% trong tổng dư nợ, tăng 114% so với năm 2004.
Bảng 2.14: Phân bổ tín dụng của BIDV HCMC (2004 – 2006)
STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Giá trị (trđồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (trđồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (trđồng) Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 4,894,410 100 5,811,670 100 5,750,820 100 1 Cho vay DNNN 3,768,696 77 3,951,936 68 2,932,918 51 2 Cho vay DN NQD 1,028,805 21 1,735,946 30 2,573,492 45 3 Cho vay cá thể 96,909 2 123,789 2 244,410 4
Nguồn: Báo cáo tổng kết 2004 – 2006 BIDV HCMC
Tuy nguồn vốn tín dụng BIDV HCMC dành cho khu vực KTTN những năm gần đây đã tăng lên, từ tỷ trọng 21% trong tổng dư nợ năm 2004 đến năm 2006 là 45%, trong đó có một phần là do các DNNN chuyển đổi thành Công ty TNHH nhà nước một thành viên hoặc là Công ty cổ phần, phần còn lại là tỷ trọng tăng thực sự từ khu vực KTTN.
định như: các thủ tục về vay vốn của BIDV CHMC còn phức tạp; các quy định khắt khe về bảo đảm tiền vay cũng như điều kiện giải ngân mà các doanh nghiệp nhỏ khơng đáp ứng được; đa số doanh nghiệp ngồi quốc doanh khơng đủ điều kiện để vay vốn tín chấp tại ngân hàng; đôi khi, ngân hàng không muốn cho tư nhân cá thể vay vì dưới góc độ của ngân hàng, thủ tục cho vay các khoản vốn nhỏ cũng không kém phần phức tạp so với các khoản vốn lớn.
Đối với người dân, việc tiếp cận và sử dụng DVNH, đặc biệt là các dịch vụ mới và hiện đại chưa thực sự trở thành thói quen. Trong khi đây là khu vực khách hàng cung cấp nguồn tài chính rất lớn cho các ngân hàng thông qua tiết kiệm song đây lại chưa trở thành đối tượng khách hàng của dịch vụ cho vay cũng như các dịch vụ tiện ích khác. Ngay như dịch vụ ATM được đánh giá là phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây thì cũng chưa thực sự tiện ích đối với việc sử dụng của người dân và vẫn chưa thực sự phổ biến tới các tầng lớp nhân dân.
2.3.2. Giá cả dịch vụ ngân hàng
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi, NHNN thực hiện một cơ cấu kiểm soát lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi phức tạp, ấn định lãi suất cụ thể theo mục đích sử dụng, ngành nghề kinh tế và kỳ hạn. Năm 1990, cơ chế lãi suất trần tín dụng và sàn tiền gửi đã được áp dụng, nhưng vẫn được phân biệt theo kỳ hạn và loại hình khách hàng. Kể từ năm 1993, NHNN đã bỏ hẳn hình thức lãi suất theo ngành, chỉ qui định các mức trần, sàn lãi suất theo kỳ hạn giao dịch.
Quá trình cải cách lãi suất đã được tiến hành liên tục và đến năm 2000 đã tiến lên một bước đột phá mới là thực hiện điều chỉnh lãi suất trên thị trường theo lãi suất cơ bản. Điều này có nghĩa là các ngân hàng được tự do xác định chính sách lãi suất của mình trong phạm vi lãi suất cơ bản cộng với biên độ cho phép. Đến 1/6/2002, lãi suất đã thực sự được tự do hoá, các ngân hàng được tự do áp dụng theo cơ chế lãi suất thoả thuận. Các dịch vụ thu phí cũng được xây dựng trên cơ sở bù đắp chi phí thực thi dịch vụ và được khách hàng chấp nhận.
Tuy nhiên, về chính sách lãi suất huy động vốn của BIDV HCMC vẫn chịu tác động bởi quy định lãi suất trần của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã cam kết với Hiệp hội ngân hàng trong từng thời kỳ. Trong khi đó, các NHTM cổ phần trên địa bàn đều đưa ra chính sách lãi suất huy động hấp dẫn, mang tính cạnh tranh cao. Điều này đã hạn chế rất nhiều đến q trình tăng trưởng quy mơ huy động vốn của BIDV HCMC.