2.1. Rủi ro biến động giá tại thị trường cà phê Việt Nam
2.1.1. Rủi ro biến động giá do giá xuất khẩu phụ thuộc vào giá thế giới
2.1.1.1. Tìm hiểu biến động giá cà phê trên thế giới thời gian qua
Cây cà phê lần đầu tiên được phát hiện ở Ethiopia cách đây khoảng 2000
năm, cùng với sự phát triển không biên giới của thị trường thương mại, cà phê đã có mặt ở hầu hết các nước châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Hai loại cà phê được giao dịch thương mại nhiều nhất là cà phê Arabica (gọi tắt là Arabica) và cà phê Robusta (gọi tắt là Robusta).
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng sản lượng cà phê của các nước và khu vực trên thế giới vụ mùa 2008/2009
Nguồn: www.ico.org
Mặc dù cây cà phê được trồng đầu tiên ở Ethiopia nhưng từ giữa thế kỷ 19 Brazil đã là nước dẫn đầu về sản lượng, hàng năm chiếm khoảng trên 30% tống
lượng xuất khẩu thế giới. Việt nam là một thị trường xuất khẩu lớn, từ thập niên 90
đã vươn lên là nước đứng thứ hai thế giới về sản lượng xuất khẩu, thứ 3 là
Colombia. Hiện nay, với 2 đại diện là Brazil và Colombia, Nam Mỹ trở thành khu vực có thị phần cà phê lớn nhất thế giới chiếm khoảng 47% tổng sản lượng cà phê toàn thế giới. Tiếp đó là khu vực Châu Á và Châu Đại Dương, Mehico và các nước Trung Mỹ cùng chiếm 13%, khu vực Châu Phi chiếm 12%.
Để có thể thấy rõ biến động giá cà phê thế giới thời gian qua, chúng ta cùng
xem biểu đồ 2.2 ở dưới.
Biểu đồ 2.2: Giá cà phê thế giới và giá cà phê robusta thế giới hàng năm giai đoạn 1994-2009 (US cents/lb)
Nguồn: www.ico.org
Từ biểu đồ ta thấy giá bình quân biến động lớn. Độ co giãn theo giá của cung là thấp trong ngắn hạn và tăng lên trong dài hạn. Độ co giãn theo giá của cầu cà phê là thấp trong ngắn hạn và dài hạn. Chính vì tính co giãn theo giá của cung cầu cà phê thấp trong ngắn hạn nên giá cà phê thường xuyên biến động trên thị trường thế giới.
Năm 1994 đợt sương muối tại Brazil làm cung thế giới giảm sút đột ngột và giá tăng cao. Giá tăng khuyến khích người trồng cà phê mở rộng diện tích, sản lượng cà phê thế giới tăng liên tục từ 94 triệu pound năm 1990 lên 129 triệu pound
(đơn vị tính tương đương khoảng 0,45kg), đây cũng là nguyên nhân chính của việc
giá cà phê thế giới giảm mạnh bắt đầu từ năm 1997.
Sản xuất vượt tiêu dùng trong những năm 1998-2003 cộng với sự phục hồi của Brazil và tăng trưởng đột biến của Việt Nam làm cho giá cà phê thế giới giảm và lâm vào khủng hoảng. Lượng dự trữ tăng 10 triệu pound năm 1997 lên 70 triệu pound năm 2003. Cung cà phê toàn cầu tăng nhanh hơn cầu cà phê dẫn đến dư thừa. Từ nửa cuối năm 1997 giá cá phê giảm liên tục đến mức thấp nhất vào năm 2001, giá trung bình của cà phê rơi từ 180 USD/ pound đến dưới 40 USD/ pound. Giá cà phê thế giới tiếp tục thấp cho đến năm 2004 kể từ khi có được một số phục hồi về giá, nhưng vẫn còn thấp hơn mức đã chứng kiến trong năm 1990. Giá cà phê thế giới giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vịng 40 năm trước đó, giảm xuống dưới mức giá thành làm cho ngành cà phê nói chung và người trồng cà phê nói riêng chịu thiệt hại nặng nề.
Đến năm 2008 thị trường cà phê thế giới bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên các
nước xuất khẩu cà phê vẫn tập trung đến việc tăng sản lượng hơn là quan tâm cải thiện chất lượng cà phê xuất khẩu do đó giá cà phê thế giới vẫn liên tục nhảy múa trong niên vụ 2008/2009.
Theo dự báo mới nhất của ICO, sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2010/2011 sẽ đạt mức 133-135 triệu pound; tiêu dùng cà phê năm nay sẽ phục hồi nhưng cũng chỉ ở mức 129 triệu pound. So với mức sụt giảm hồi đầu năm nay, hiện giá cà phê đang ở mức cao nhưng nhiều dự báo cho rằng đây chỉ là sự tăng giá do hạn chế nguồn cung trong ngắn hạn, bởi hiện mới chỉ có Braxin đang thu hoạch cà phê. Vào tháng 11-12, khi Côlômbia và các nước Trung Mỹ đưa hàng ra thị trường, Việt Nam cũng bước vào vụ thu hoạch thì giá cà phê sắp tới sẽ rất khó lường.
Cà phê có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới. Biến động giá cà phê đã khiến cho nông dân nhiều nước điêu đứng. Biến động giá cà phê thế giới
đã và đang tiếp tục có những ảnh hưởng tới ngành cà phê Việt Nam, một nước có
khoảng 95% sản lượng được xuất khẩu.
2.1.1.2. Nguyên nhân gây ra bất ổn giá cà phê thế giới
Nguồn cung của những nước có sản lượng lớn
Giá cà phê thế giới phụ thuộc rất lớn vào sản lượng của những quốc gia đang nắm giữ tỷ trọng xuất khẩu lớn như Brazil, Colombia, Việt Nam. Nếu thời tiết tại các nước này diễn biến khơng tốt có khả năng mất mùa thì giá cà phê sẽ tăng lên và ngược lại.
Mùa đông Brazil thường diễn ra trong khoảng từ 21/6 đến 25/8 hàng năm,
đây là thời gian lạnh nhất trong năm, biểu đồ giá cà phê ln có tỷ lệ nghịch với hàn
thử biểu trong giai đoạn này, chỉ với một bản báo cáo đêm qua nhiệt độ những vùng trồng đã xuống thấp dưới 0°C hoặc dự báo trong những ngày tới sẽ rất lạnh thì hầu
như ngày hôm sau thế nào giá cũng tăng, hoặc ít nhất là khơng sụt thêm nữa. Giá trị và khối lượng cà phê giao dịch tại các sàn giao dịch trên thế giới
Lượng cà phê giao dịch trên thế giới ước tính lớn gấp 5 lần (hoặc hơn nữa)
lượng cà phê thực mà nông dân làm ra (sản lượng thế giới khoảng 127 triệu pound trong vụ 2009). Tức là cũng một bao cà phê ấy thôi, nhưng nhà đầu tư A bán cho nhà đầu tư B, rồi người này bán cho nhà đầu tư C đều được tính vào lượng giao dịch hàng ngày trên thị trường.
Điều này có nghĩa là giá cà phê thế giới không chỉ phụ thuộc vào việc Brazil
có bị sương giá hay Việt Nam có bị hạn hán khơng mà cịn phụ thuộc vào những
nhà đầu tư lớn dùng cà phê như một mặt hàng kiểu chứng khoán cho việc kinh
doanh của mình. Vị thế đang phải bán ra với những lơ hàng mà họ đã mua vào trước
đó hay cần mua vào những lơ hàng để có mà giao hoặc mua vào để chờ giá lên theo
phân tích của họ đều tác động rất lớn đến giá cả.
Giả sử một nhà đầu tư đang ở vị thế bán nhận định Mỹ có khả năng đánh Iran và giá dầu trong thời gian ngắn có thể tăng lên 100USD/thùng, sau khi tổng hợp và phân tích tình hình họ có khả năng bán mạnh số cà phê đang nắm giữ dựa trên các hợp đồng mua giao sau cà phê mà mình đang có để lấy tiền mua dầu vào. Động tác bán cà phê như thế sẽ ảnh hưởng tức thì lên giá cà phê và tạo ảnh hưởng dây
chuyền.
2.1.1.3. Ảnh hưởng của biến động giá cà phê thế giới đến thị trường Việt Nam Nam
Từ khoảng mười năm trở lại đây, cà phê Việt Nam có vị trí quan trọng và là nước cung cấp nguyên liệu cho thị trường thế giới. Đứng sau Brazil, VN là nước
sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới với 15% thị phần. Trên 90% tổng sản lượng sản xuất ra đều được xuất khẩu, chủ yếu là cà phê robusta nhân sống (cà phê vối) và cà phê arabica (cà phê chè). Riêng cà phê Robusta xuất khẩu, VN đứng trên cả Brazil và trở thành nhà xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất thế giới.
Bảng 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2009
Năm Sản lượng xuất khẩu (tấn)
Kim ngạch xuất khẩu (USD)
Đơn giá XK bình quân (USD/tấn) 2001 844,452 338,094,000 400.37 2002 702,017 300,330,000 427.81 2003 693,863 446,547,000 643.57 2004 745,000 576,154,000 773.36 2005 786,025 840,000,000 1,068.67 2006 887,000 1,070,000,000 1,206.31 2007 1,190,000 1,860,000,000 1,563.02 2008 1,060,000 2,135,000,000 2,014.15 2009 1,180,000 1,730,000,000 1,466.10
Nguồn: www.agro.gov.vn, www.vicofa.org.vn và www.giacaphe.com
Hiện nay nước cung cấp cà phê lớn nhất thế giới là Brazin mỗi năm sản xuất 2,5 triệu tấn cà phê, trong đó 50% dùng chế biến cà phê hòa tan trong nước, một phần sản lượng cà phê hòa tan này được xuất khẩu. Với hơn 100 triệu dân, bình quân mỗi người dân tiêu dùng 4-5kg cà phê thì lượng tiêu thụ trong nước của Braxin đã khoảng 450.000 tấn nên họ không bị ảnh hưởng bởi giá quốc tế.
Còn Việt Nam hiện nay mới chế biến được khoảng 10.000 tấn (bằng 5% tổng sản lượng), con số quá ít so với 1 triệu tấn cà phê nhân sản xuất ra mỗi năm. Thêm vào đó, tiêu dùng nội địa cũng rất thấp, chưa được 0,5kg/người/năm, vì thế ngành
cà phê nước ta phụ thuộc hồn tồn vào thị trường xuất khẩu và khơng thể kiểm sốt giá cà phê thế giới mà hồn toàn bị động khi giá cà phê thế giới biến động.
Trong khi đó các nước khác trên thế giới lại bắt tay nhau để cùng kiểm soát và chi phối giá cà phê, hầu hết dự báo của các hãng tin nước ngoài đều hướng vào người mua. Thậm chí, các viện nghiên cứu giá cả trên thế giới khi đưa ra bản tin đều phục vụ lợi ích một bên nào đó, cịn thực tế khơng có lợi cho Việt Nam.
Chính vì thế trong q khứ ngành cà phê Việt Nam đã chịu những tổn thất nghiêm trọng, điển hình niên vụ cà phê 1991/1992 chúng ta đã phải bán cà phê với
mức rất thấp, có lúc dưới 600USD/tấn. Rồi đến đợt khủng hoảng cung cấp thừa
1999 lại là một đợt giá giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục của nhiều thập niên. Thời kỳ đó có lúc nơng dân đã phải bán cà phê với giá thấp dưới giá thành tức là chưa đạt 6,000đ/kg cà phê nhân.
Từ năm 2000, giá cà phê Việt Nam đã giảm mạnh. Năm 2001, với chi phí chăm sóc lớn gấp đơi số tiền bán sản phẩm, bình quân mỗi héc - ta cà phê, người nông dân lỗ từ 5 - 7 triệu đồng/năm. Sau nhiều năm khủng hoảng, thị trường cà phê thế giới có xu hướng phục hồi trở lại, bắt đầu từ cuối năm 2005. Đặc biệt vào những tháng cuối năm 2006, giá cà phê tăng đột biến. 5 tháng cuối năm 2006, giá cà phê thế giới tăng hơn giá trung bình 6 tháng đầu năm đến 32%.
Nhìn vào biểu đồ bên dưới ta có thể thấy rất rõ giá cà phê trong nước luôn theo sát giá thế giới, giá thế giới tăng thì giá trong nước tăng, giá thế giới giảm thì giá trong nước giảm, thậm chí cịn giảm nhanh và nhiều hơn tốc độ giảm của giá thế giới, điển hình là diễn biến giá cà phê của niên vụ 2008/2009.
Biểu đồ 2.3: Giá cà phê thế giới và giá cà phê xuất khẩu bình quân hàng năm của Việt Nam giai đoạn 1994-2009(USD/tấn)
Nguồn: www.ico.org, www.agro.gov.vn và www.vicofa.org.vn
Biểu đồ 2.4: Giá cà phê thế giới và giá cà phê xuất khẩu bình quân hàng tháng của Việt Nam niên vụ 2008/2009 (USD/tấn)
Nguồn: www.ico.org và www.vicofa.org.vn
Chính vì giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn vào biến
động giá cà phê thế giới, thêm vào đó do chất lượng cà phê Việt Nam nên giá xuất
khẩu trong nước luôn thấp hơn giá thế giới. Theo báo cáo của hiệp hội cà phê thế giới niên vụ 2008/2009 sản lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam đứng thứ hai thế giới nhưng về kim ngạch xuất khẩu chỉ đứng thứ tư. Đây là một bất lợi rất lớn cho bà
con nông dân trồng cà phê và các doanh nghiệp kinh doanh cà phê.
Biểu đồ 2.5: Lượng và giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam
giai đoạn 1994-2009 - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 19941995199619971998 199920002001 200220032004 200520062007 20082009 - 500.00 1,000.00 1,500.00 2,000.00 2,500.00 3,000.00
Lượng (tấn) Giá XKBQ (USD/tấn)
Nguồn: www.agro.gov.vn, www.vicofa.org.vn và www.giacaphe.com
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng khoảng 1,18 triệu tấn cà phê (chủ yếu là cà phê robusta) sang 97 quốc gia, đạt kim ngạch 1,705 tỉ đô la Mỹ, tăng 2,6% về lượng nhưng lại giảm tới 21,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Đơn giá xuất khẩu bình quân cũng giảm 7,4%, xuống chỉ cịn 1.398 đơ la/tấn, đưa cà phê trở thành mặt hàng duy nhất, trong các nhóm hàng nơng sản xuất khẩu chủ yếu có đơn giá xuất khẩu bình quân giảm so với cùng kỳ năm 2008. Theo đó, xuất khẩu cà phê tới 10 thị trường lớn nhất (trừ Bỉ và Hà Lan) đều có mức sụt giảm kim ngạch khá mạnh (từ 5-45%) so với cùng kỳ 2008. Trong nửa đầu năm 2010, thị trường cà phê thế giới nhiều thăng trầm và diễn biến phức tạp nhưng ngành cà phê Việt Nam vẫn chưa có nhiều động thái đối phó
và những giải pháp phù hợp để đối phó với biến động này. Thực tế này đã khiến cho các thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cũng như nông dân nước ta chịu rất nhiều thiệt thòi.
Tháng 2 và tháng 3 năm 2010, giá cà phê thế giới liên tục giảm mạnh khoảng 30% ở mức 1,100 USD/tấn và nông dân đã phải bán tống bán tháo cà phê vì lo sợ giá cà phê sẽ còn giảm nữa. Tuy vậy, cuối tháng 4 /2010 khi giá cà phê đã bắt đầu nhích dần lên thì nơng dân vẫn phải bán cà phê với giá thấp (vì họ phải bán theo hợp đồng kì hạn từ các tháng 2 và 3). Đây là nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt cà phê hiện nay.
Bảng 2.2: Dự báo khối lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu năm 2010
Thời điểm Khối lượng xuất khẩu (tấn)
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Quý I 340.394* 476,67* Quý II 311.783* 436,49* Quý III 225.232* 353,97* Quý IV 270.352** 440,54** Cộng 1.147.761** 1.707,67** Ghi chú: * Giá trị thực tế ** Giá trị dự báo
Nguồn: www.agro.gov.vn, www.vicofa.org.vn và www.giacaphe.com
Trong 9 tháng đầu năm 2010 nước ta xuất khẩu 877.409 tấn cà phê, kim ngạch đạt 1,276 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2009, xuất khẩu cà phê giảm cả về lượng lẫn giá trị kim ngạch. Theo Bộ NN và PTNT, sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2010 có thể đạt 1,1 triệu tấn, kim ngạch 1,67 tỉ USD (năm 2009 là 1,18 triệu tấn và 1,73 tỉ USD).
Theo các chuyên gia, giá cà phê thế giới biến động bởi cung và cầu tại thị trường cà phê Luân Đôn, New York và sự chi phối của các nhà kinh doanh cà phê… Lẽ ra khi giá cà phê giảm, chúng ta không nên bán nữa nhưng các doanh nghiệp và nông dân trồng cà phê ở nước ta lại lo bán một cách ồ ạt, chính vì thế
càng làm cho giá cà phê giảm mạnh hơn nữa. Bên cạnh đó các doanh nghiệp xuất
khẩu thường bán hàng theo hợp đồng kỳ hạn đã được chót giá. Nhà kinh doanh cà phê nước ngoài thường cho các doanh nghiệp trong nước ứng trước 70% giá trị hợp
đồng xuất khẩu vì họ biết rằng cho dù có lỗ, các Doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải
thực hiện theo đúng hợp đồng đã kí kết. Phương pháp chốt giá của hợp đồng cà phê kì hạn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các nhà xuất khẩu.
Liên tục trong 3 năm qua, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) đã cảnh báo các doanh nghiệp hội viên rằng, trong bối cảnh thị trường cà phê thế giới biến động phức tạp, thì nên hạn chế bán hàng giao xa, bởi tính rủi ro rất lớn. Tuy nhiên, khuyến cáo này không được doanh nghiệp tuân thủ. Hơn nữa, các quỹ đầu cơ có thể tác động vào tình hình cung cầu thế giới do vậy sẽ biết cách để khiến cho giá cà phê tăng lên hoặc giảm xuống. Đây là cuộc chơi mà nhiều doanh nghiệp Việt