2.2. Khả năng ứng dụng hợp đồng giao sau vào giao dịch cà phê tại Việt Nam
2.2.3.2. Thông lệ tập quán kinh doanh của người nông dân
Đó là thói quen mua bán cũ khá tiện lợi cho nông dân. Nông dân thu hoạch
cà phê với bất kỳ khối lượng nào cũng được đại lý, thương lái ở thôn buôn, trong xã tới mua cà phê xơ mà tiền có thể trao ngay hoặc ghi nợ mà nơng dân có thể lấy bất kỳ lúc nào mình muốn. Trong khi nếu muốn bán cho sàn, đầu tiên phải làm ra cà phê đạt tiêu chuẩn Việt Nam - vốn khá rắc rối với nông dân, sau đó nơng dân phải chun chở tới sàn mà khơng phải ai cũng có phương tiện.
BCEC có hệ thống kho lớn nhưng nông dân thu hoạch mỗi lần vài tấn cà phê
ở các huyện, xã cách xa trung tâm hàng chục cây số phải thuê xe chở về trung tâm,
làm phát sinh chi phí. Thế nên, nông dân gửi cà phê cho đại lý trong thôn, xã vẫn thuận tiện hơn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp lại có mạng lưới thu mua cà phê đủ mạnh thông qua các đại lý ở huyện, xã và họ cũng chẳng cần tham gia sàn dù thừa biết đây là phương thức mua bán hiện đại mà nhiều nước tiên tiến đã và đang áp
dụng cho nông sản.
Hay nói khác hơn, bản chất của kiểu mua bán cũ là qua nhiều tầng nấc trung gian để đưa hạt cà phê từ nông dân tới nhà xuất khẩu hay chế biến. Đột phá để phá vỡ một phần trong hệ thống mua bán cũ đã ăn sâu vào nông dân, đại lý không phải là điều dễ dàng. Đây là một thơng lệ có từ rất lâu đời, do vậy để thay đổi cần có thời gian và tác động của các cơ quan quản lý.