Đối với người nông dân:
Cái yếu kém và dễ gặp rủi ro của nhà nông, doanh nghiệp nông nghiệp hiện nay bắt nguồn từ quy mô sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn. Sản xuất nhỏ lẻ đã ăn sâu vào tiềm thức nhà nông từ bao đời nay, thể hiện rõ là khơng có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất, trong cộng đồng. Để hướng người nông dân thực hiện việc tổ chức
thu hoạch, phân loại và bảo quản cà phê đúng quy cách,VICOFA cần tổ chức lại sản xuất, làm sao để các nông hộ sản xuất cà phê đơn lẻ hiện nay đứng vào hàng ngũ của Hiệp hội, từ đó thống nhất được một cách làm. Sau đó, áp dụng tiêu chuẩn VN 4193-2005 vào xuất khẩu, người sản xuất nào khơng bảo đảm tiêu chuẩn đó sẽ
khơng bán được hàng cho bất kỳ doanh nghiệp thành viên nào của Hiệp hội, việc này cũng cần sự cam kết đồng thuận và thực thi từ chính các doanh nghiệp thành
viên.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ nơng dân trong khâu thu hái cà phê, Hiệp hội cần trao
đổi với Hội nông dân tại mỗi vùng nguyên liệu đề ra hướng thành lập đội bảo vệ rẫy
kiêm thu hoạch cà phê vào mỗi mùa trên cơ sở tận dụng lao động nhàn rỗi sẵn có tại
địa phương.
Một điểm cần chú ý là do đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của thời tiết, thiết nghĩ VICOFA nên thiết lập chế độ bảo hiểm đối với
phương tiện sản xuất và sản lượng cà phê cho người nông dân. Cơ chế bảo hiểm vận hành trên cơ sở tự nguyện và trong khn khổ quan hệ kết ước bình đẳng: người được bảo hiểm - người nông dân - nộp một khoản phí bảo hiểm theo thoả thuận và
đúng kỳ hạn; người bảo hiểm cam kết sẽ bù đắp cho người được bảo hiểm theo một
mức nào đó được thoả thuận trước trong trường hợp tổn thất về tài sản, mùa màng do nguyên nhân khách quan. VICOFA cần có đề xuất lên Nhà nước về việc thành lập quỹ này nhằm có sự bảo hộ và tài trợ kinh phí hoạt động từ phía Nhà nước.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:
Trong thời gian tới hiệp hội cần phát huy vai trò là tổ chức liên kết các doanh nghiệp thành một khối vững về tài chính, mạnh về tiềm lực có tác động bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, làm sao để khơng cịn tình trạng mạnh ai nấy bán khiến giá đã giảm càng giảm thêm.
VICOFA có thể hỗ trợ bằng cách đứng ra tổ chức các cuộc hội thảo và mời các chuyên gia, các giảng viên am hiểu sâu, có kinh nghiệm về quản trị rủi ro, về các công cụ phái sinh, trong đó có hợp đồng giao sau này cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê. Về nguồn kinh phí cho đào tạo có thể dùng nguồn của hiệp hội nếu có hoặc trên cơ sở đóng góp của các doanh nghiệp thành viên.
Đề xuất thành lập Quỹ hỗ trợ ngành cà phê
Vừa rổi Hiệp hội đề nghị Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho một số DN mua để dự trữ cà phê cho đến giờ có kết quả khơng được như mong muốn, một số ngân hàng cũng không muốn làm điều đó.
Chúng ta có thể xem xét việc thành lập một Quỹ hỗ trợ ngành cà phê. Đây là mơ hình Brazil đang thực hiện là rất tốt, hiện nay Brazil có quỹ hỗ trợ ngành cà phê, Chính phủ có quyền chọn bán, giữ được hàng tuỳ thuộc vào tính hình giá cả trên thị trường. VICOFA có thể đề xuất lên Chính phủ về việc thành lập Quỹ này với các nguồn:
- Từ Ngân sách nhà nước, tập trung chủ yếu cho đầu tư kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi, phục vụ sản xuất, hỗ trợ xây dựng hạ tầng thương mại…); nghiên cứu khoa học, khuyến nông, xúc tiến thương mại;
- Từ nguồn tài trợ ODA cho đầu tư cải tạo, thâm canh, thực hiện sản xuất an toàn, bền vững;
- Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp và nông dân.
Về tổ chức thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT, Hiệp hội thực hiện.