Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh bình thuận trong giai đoạn 2001 2020 (Trang 74 - 79)

2.3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN

2.3.1. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận

2.3.1.1. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Thuận

Sự phát triển với tốc độ cao của du lịch Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2008 kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành nghề liên quan mà giá trị của nó đều có những

đóng góp nhất định vào sự gia tăng tổng sản phẩm xã hội của toàn Tỉnh. Trong giai đoạn này, kinh tế tỉnh Bình Thuận tăng trưởng với tốc độ trung bình là 13%/ năm, cao

hơn so với mức tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước. Sự đóng góp của hoạt động du lịch vào GDP của Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2008 được thể hiện trong

Bảng 2.13. Giá trị sản phẩm du lịch trong tổng sản phẩm xã hội tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001 - 2008 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 (*) GDP toàn tỉnh (tỷ đồng) 3.426,6 3.973,4 4.678,5 6.147,0 8.106,7 10.175,7 12.866,5 13.778,0 14.347,2 Giá trị sản phẩm xã hội của du lịch (tỷ đồng) 178,3 226,2 278,5 361,46 550,9 803,4 1.027,0 1.208,7 1.504,3 Tỷ lệ đóng góp của du lịch vào GDP (%) 5,2 5,7 6,0 5,9 6,8 7,9 8,0 8,8 10,5

Nguồn : [23,85] (*)Dự báo của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Bình Thuận

Giai đoạn 1996 – 2000, do trình độ phát triển thấp, đầu tư vào hoạt động du

lịch còn nhiều hạn chế nên những đóng góp của hoạt động du lịch vào tổng sản phẩm xã hội tỉnh Bình Thuận chỉ khoảng 3%, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Tỉnh. Trải qua hơn 10 năm phát triển, từ chỗ mang tính tự phát, trình độ chun mơn hóa thấp, thì đến nay, du lịch đã dần dần khẳng định vị trí ngành kinh tế mũi nhọn

trong cơ cấu ngành kinh tế của Bình Thuận, chiếm khoảng 9% trong GDP của Tỉnh. 2.3.1.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Bình Thuận theo hướng hiện đại hóa.

Sự phát triển của hoạt động du lịch là sự phát triển tổng hợp của các ngành

giao thông vận tải, xây dựng, kinh doanh lưu trú, kinh doanh ẩm thực, viễn thông, thương mại, sản xuất hàng lưu niệm …. Phần lớn các ngành nghề này thuộc nhóm ngành cơng nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, trong giai đoạn 2001 – 2008, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hướng tỷ lệ sản xuất nơng nghiệp giảm từ 39,44% xuống cịn 24,97%; tỷ lệ ngành công nghiệp tăng từ 23,76% lên 34,23%; ngành dịch vụ tăng từ 36,8% lên 40,8%. Cơ cấu ngành kinh tế của Bình Thuận hiện nay phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong cả nước và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của toàn Tỉnh.

Bảng 2.14. Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2008 Năm Tỷ lệ ngành nông-lâm-thủy sản (%) nghiệp-xây dựng (%) Tỷ lệ ngành công Tỷ lệ ngành dịch vụ (%)

2001 39,44 23,76 36,8 2002 37,76 24,62 37,62 2003 36,5 25,84 37,66 2004 34,16 27,8 38,04 2005 31,95 29,27 38,85 2006 27,55 33,74 38,71 2007 25,61 33,68 40,71 2008 24,97 34,23 40,8 2009 (*) 24,23 35,13 40,64

Nguồn : [18, 78-81; 24,2] (*) Dự báo của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Bình Thuận

Đồ thị 2.4. Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001- 2008

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Dịch vụ (%) Công nghiệp-xây dựng (%) Nơng-lâm-thủy sản (%)

2.3.1.3. Góp phần tạo tiền đề về vốn, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Thuận

Sự phát triển của du lịch trong giai đoạn 2001 – 2008 với trình độ chun mơn hóa ngày càng sâu đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao cho hoạt động du lịch Bình Thuận. Thơng qua phát triển hoạt động du lịch, các nguồn tài nguyên của Tỉnh được

quan tâm khai thác và sử dụng nhằm tạo nguồn vốn cho cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa. Đặc biệt, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội, nhân văn phong phú của Bình Thuận cũng dần dần trở thành đối tượng khai thác nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch. Hiện nay, khi lực lượng sản xuất của Bình Thuận cịn kém phát

triển, năng suất lao động thấp, tỷ lệ tích lũy vốn từ nguồn lao động thặng dư của Tỉnh còn rất khiêm tốn, thì giá trị kinh tế mang lại từ hoạt động khai thác tài nguyên du lịch góp phần nâng tỷ lệ tích lũy trong tổng sản phẩm xã hội từ 0% giai đoạn 1990 – 1995 lên 5,5% giai đoạn 1996 – 2005.

Khai thác tiềm năng du lịch sẵn có để phát triển hoạt động du lịch là phù hợp với chiến lược cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, đó là khai thác những lợi thế sẵn có nhằm tạo tiền đề vốn cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ nguồn vốn tích lũy được chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Thuận sẽ đầu tư phát triển nguồn nhân

lực, xây dựng tiềm lực về khoa công nghệ, tạo ra những tiền đề cần thiết khác để đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh. Chi ngân sách nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận từ nguồn vốn của địa phương đã tăng từ 24%

giai đoạn 1995 – 2000 lên 37% giai đoạn 2001 – 2005.

2.3.1.4. Đẩy mạnh phân công lao động xã hội, thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở Bình

Thuận phát triển.

Thực tiễn phát triển hoạt động du lịch trong khoảng 10 năm qua đã tác động

mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và thúc đẩy sự phân công lao động xã hội tỉnh Bình Thuận, quá trình lao động sản xuất của Tỉnh được chun mơn hóa thành nhiều ngành nghề khác nhau với trình độ ngày càng cao, tạo điều kiện tiền đề

đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế hàng hóa của Tỉnh. Trong sản xuất cơng nghiệp,

hoạt động du lịch kích thích sự phát triển của ngành xây dựng, giao thông vận tải, sản xuất hàng hóa tiêu dùng… ; trong nhóm ngành dịch vụ, du lịch kéo theo sự phát triển của bưu chính viễn thơng, thơng tin liên lạc, bảo hiểm, y tế, dịch vụ vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu … và cả sản xuất, chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong nông nghiệp.

Theo thống kê của Sở Cơng thương tỉnh Bình Thuận, tỷ lệ hàng hóa trong tổng sản phẩm xã hội tỉnh Bình Thuận tăng từ 54% năm 2001 lên 73% năm 2008. Có thể nói, hoạt động du lịch là một trong những yếu tố quan trọng giúp chuyển biến quá

trình lao động sản xuất của Bình Thuận từ chỗ mang nặng tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa.

2.3.1.5. Tạo điều kiện mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại tại

Bình Thuận.

Sự phát triển của hoạt động du lịch góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả

quan hệ kinh tế đối ngoại của Bình Thuận với các nước trên thế giới, cụ thể như sau :

Thứ nhất, hoạt động du lịch Bình Thuận đã thu hút nhiều dự án đầu tư du lịch

từ các nhà đầu tư nước ngoài như Thụy Sỹ, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Nhật, Ca-na-da … ở nhiều lĩnh vực như du lịch, xây dựng, y tế, tài chính, cơng nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ …

Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác sản xuất, hợp tác phát

triển khoa học công nghệ, hợp tác đào tạo lao động giữa Bình Thuận và các nước trên thế giới. Hiện nay, Bình Thuận đang có 6 khu cơng nghiệp được đầu tư cơng nghệ

hiện đại, với phần vốn đầu tư nước ngoài chiếm 67%.

Thứ ba, với 12% khách hàng của hoạt động du lịch Bình Thuận là người nước

ngồi, Bình Thuận hồn tồn có điều kiện phát triển hoạt động xuất khẩu tại chỗ.

Trong năm 2008, hoạt động đón tiếp du khách nước ngồi đã mang lại nguồn thu

ngoại tệ cho Bình Thuận đến 11,7 triệu USD.

Thứ tư, cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, vận tải quốc tế, hoạt động

xuất nhập khẩu cũng có điều kiện phát triển, tạo nên sự đa dạng trong các hình thức

kinh tế đối ngoại hiện nay của Bình Thuận.

2.3.1.6. Tạo việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp

Khả năng thu hút nguồn lao động của hoạt động du lịch Bình Thuận thể hiện

trong bảng sau :

Bảng 2.15 : Số người lao động trong hoạt động du lịch Bình Thuận giai đoạn 2001-2008.

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Lực lượnglao động (người) 456.745 467.250 477.997 456.745 466.793 477.063 487.463 497.456 Lao động trong ngành du lịch (người) 17.834 19.130 20.885 21.756 22.540 25.874 27.021 27.560 Tỷ lệ lao động trong ngành du lịch (%) 3,9 4,1 4,4 4,8 4,8 5,4 5,5 5,5 Nguồn : [23, 69]

Qua bảng trên, lực lượng lao động trong những hoạt động trực tiếp phục vụ du lịch tăng từ 3,9% năm 2001 lên 5,5% năm 2008. Như vậy, nhu cầu về lao động trong hoạt động du lịch trong những năm vừa qua đã tạo ra khối lượng việc làm cho đơng đảo người lao động của tỉnh Bình Thuận, góp phần giảm tỷ lệ thấp nghiệp của Tỉnh từ

6,1% năm 2001 xuống còn 4,8% năm 2008.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh bình thuận trong giai đoạn 2001 2020 (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)