Quan điểm phát triển du lịch Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh bình thuận trong giai đoạn 2001 2020 (Trang 87)

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH THUẬN

3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch Bình Thuận

Để đảm bảo sự thành công trong việc phát huy vai trò của hoạt động du lịch

với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận, cần quán triệt các quan điểm sau

đây :

3.1.1.1. Quan điểm tổng thể

Thứ nhất, phát triển du lịch Bình Thuận phải nằm trong chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội của cả nước. Hoạt động du lịch Bình Thuận phải phù hợp với cơ cấu, thể chế kinh tế nước ta và cải thiện đời sống nhân dân, tất cả nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Thứ hai, phát triển du lịch Bình Thuận phải thống nhất với chiến lược phát

triển du lịch của cả nước và nằm trong quy hoạch tổng thể của Bình Thuận. Điều này

được thể hiện thành những nội dung cụ thể sau :

− Sự phát triển của du lịch Bình Thuận là một bộ phận khơng thể tách rời trong chiến lược phát triển của du lịch cả nước. Do đó, quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Bình Thuận cũng phải thống nhất với mục tiêu, quan điểm phát triển du lịch của cả nước.

− Phát triển du lịch Bình Thuận phải nằm trong quy hoạch tổng thể của Bình Thuận. Đó là khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế của Tỉnh, trong đó có tiềm năng du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bình

Thuận, tiến tới thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Thứ ba, phát triển du lịch Bình Thuận phải có sự kết hợp của các cơ quan ban

ngành, các doanh nghiệp du lịch và các tầng lớp dân cư. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có liên quan đến rất nhiều ngành nghề khác. Vì vậy, phải phát huy đầy đủ vai trị và trách nhiệm của tất cả các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch như chính quyền

địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng

dân cư, đảm bảo kết hợp hài hịa lợi ích của người lao động, nhà nước và doanh

nghiệp du lịch.

3.1.1.2. Quan điểm phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội và gìn giữ các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên xã hội nhân văn.

Thứ nhất, phát triển du lịch Bình Thuận phải góp phần làm cho lực lượng sản

xuất của Bình Thuận cũng như cả nước phát triển cao, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với lực lượng sản xuất; đảm bảo sự phát triển bền vững; đời sống văn hóa, tinh thần không ngừng được nâng cao.

Thứ hai, đảm bảo phân phối cơng bằng lợi ích kinh tế từ du lịch. Tài nguyên

du lịch là tài sản thuộc sở hữu tồn dân. Vì vậy, việc khai thác, sử dụng và quyền thụ hưởng giá trị từ nguồn tài nguyên này phải thu hút được sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Hoạt động du lịch phải nhằm ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân.

Thứ ba, phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn bản

sắc văn hóa dân tộc. Cụ thể là :

− Phát triển du lịch bền vững là vấn đề mang tính chiến lược trong quá trình phát triển của du lịch Tỉnh. Phát triển du lịch phải đảm bảo kết hợp mục tiêu tăng trưởng kinh tế với giữ gìn và tơn vinh các bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh quốc phịng và trật tự an tồn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

− Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và du lịch, nâng cao khả năng cạnh tranh

của du lịch Bình Thuận trong cơ chế thị trường kết hợp với sự quản lý của chính quyền địa phương nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài.

3.1.1.3. Quan điểm lịch sử cụ thể

Thứ nhất, chiến lược phát triển du lịch phải lấy nhu cầu, thị hiếu của du khách

và lợi thế so sánh của địa phương làm cơ sở. Đồng thời, những loại hình, sản phẩm du lịch Bình Thuận phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh và phát huy được lợi thế của địa phương.

Thứ hai, chiến lược phát triển du lịch cần quan tâm đến sự biến đổi của lịch sử

phát triển của ngành. Trong thời đại ngày nay, mọi hoạt động kinh tế đều chịu sự tác

động mạnh mẽ của xu thế hội nhập. Vì vậy, sự phát triển của hoạt động du lịch Bình

Thuận cần phải chú trọng đến xu thế mở, hội nhập với thế giới, học tập kinh nghiệm kinh doanh và quản lý nhà nước về du lịch của các nước có ngành du lịch phát triển mạnh và mở rộng thị trường du lịch sang các nước khác.

Thứ ba, trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Bình Thuận cần

quan tâm xây dựng nét đặc sắc trong sản phẩm du lịch của Tỉnh, tránh sự rập khn máy móc, khơng đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội.

Thứ tư, nhu cầu và thị hiếu của du khách về sản phẩm du lịch liên tục thay đổi

qua từng thời kỳ. Vì vậy, cần xây dựng cơ cấu sản phẩm du lịch phù hợp với sự thay

đổi của thị trường du lịch trong từng thời kỳ nhất định để đạt hiệu quả cao trong kinh

doanh du lịch.

3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

3.1.2.1. Mục tiêu kinh tế

Một là, đến năm 2020 đưa du lịch trở thành mũi nhọn, tương xứng với tiềm

năng và sự đầu tư vào hoạt động du lịch. Cụ thể là từ nay đến năm 1015 du lịch Bình Thuận thu hút là 3 triệu - 3,5 triệu lượt khách/năm, thời gian lưu trú bình quân là 2,8 ngày - 3,5 ngày/lượt khách; giai đoạn 2015 - 2020 là 3,5 triệu - 4,5 triệu lượt khách/năm, thời gian lưu trú bình quân là 3,5 ngày – 4 ngày/lượt khách. Du khách quốc tế chiếm 17% - 20% trong tổng lượng du khách đến Bình Thuận.

Hai là, tốc độ tăng trưởng bình quân của du lịch từ nay đến năm 2015 là 20% -

Ba là, tỷ trọng của ngành du lịch trong tổng sản phẩm xã hội của Tỉnh là 13% -

15% đến năm 2015 và 15% - 18% đến năm 2020.

Bốn là, lực lượng lao động đã qua đào tạo trong ngành chiếm 75% - 80% đến

năm 2015 và 80% - 85% đến năm 2020. Trong đó, trình độ cao đẳng, đại học và trên

đại học đạt 10%, trung học là 50%, các trình độ khác là 40%.

Năm là, đóng góp của du lịch vào ngân sách địa phương khoảng 15% - 17%

đến năm 2015, 17% - 20% đến năm 2020.

3.1.2.2. Mục tiêu văn hóa, xã hội

Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, văn hóa đặc thù của địa phương; kết hợp giữa khai thác và tôn tạo các di tích lịch sử tại địa

phương để phục vụ cho phát triển du lịch. Việc phát triển du lịch phải nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Bình Thuận. [23,56]

Đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh du lịch Bình Thuận trên cả nước và trên

tồn thế giới, phấn đấu đưa Bình Thuận trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngồi nước. Từ đó, gắn quy hoạch du lịch Bình Thuận vào bản đồ du lịch Việt Nam, Bình Thuận thường xuyên có mặt trong các chuyến du lịch dài ngày của du khách trong nước và du khách quốc tế.

3.1.2.3. Mục tiêu về môi trường

Cải thiện mơi trường sinh thái, giữ gìn ngun vẹn tài nguyên du lịch, đặc biệt là các di tích văn hóa, lịch sử theo thời gian, khơng để mục tiêu kinh tế của hoạt động du lịch tác động tiêu cực đến việc bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch phải hướng tới tạo lập cân bằng sinh thái, bảo vệ sức khỏe của du khách lẫn người dân địa phương.

3.1.2.4. Mục tiêu giữ gìn an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội

Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc thu hút đông đảo du khách trong và

ngoài nước nên tất yếu nảy sinh những vấn đề liên quan trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phịng. Do vậy, cần phải đẩy mạnh cơng tác giữ gìn trật tự an tồn xã hội và an ninh quốc phịng. Điều này vừa có ý nghĩa to lớn đối với an ninh quốc gia, vừa

bình của đất nước, chuyển từ mối quan hệ bất hòa sang hợp tác cùng phát triển, mang lại sự bình yên cho nhân dân.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

Sự phát triển của du lịch, tự bản thân nó, có những vai trò rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta nói chung và Bình Thuận nói riêng. Nếu những tiềm năng du lịch của Bình Thuận được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội Tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Do đó, những giải pháp khai thác tiềm năng du lịch Bình Thuận cũng chính là những giải pháp nâng cao vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bình Thuận. Căn cứ vào những mục tiêu, quan điểm và hiện trạng phát triển du lịch của Tỉnh, tác giả đề xuất những giải pháp phát triển du lịch Bình Thuận như sau :

3.2.1. Tiến hành quy hoạch và quy hoạch lại không gian phát triển du lịch

™ Sự cần thiết khách quan của việc quy hoạch và quy hoạch lại không gian phát triển du lịch.

Quy hoạch không gian phát triển du lịch là một bộ phận quan trọng trong tổng thể hoạt động kinh tế - xã hội của Bình Thuận, là kế hoạch chiến lược, toàn diện sự

phát triển của ngành du lịch của Tỉnh. Hoạt động du lịch là hoạt động đặc thù có liên

quan đến rất nhiều lĩnh vực, có nhiều tác động tích cực lẫn tiêu cực đến mọi mặt của

đời sống xã hội. Quy hoạch du lịch hợp lý sẽ cho ngành du lịch phát triển thuận lợi

ngay từ ban đầu, đảm bảo cho sự phát triển cân đối của tổng thể ngành du lịch. Đảm bảo sự quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch được thực hiện tốt, giúp phát huy

những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực từ du lịch. Đồng thời, thực hiện tốt công tác quy hoạch du lịch còn đảm bảo sự kết hợp hài hòa các hoạt động như lưu trú, đi lại, tham quan, nghỉ dưỡng, mua sắm … của du khách.

Đối với du lịch Bình Thuận, một địa phương du lịch “trẻ” so với các điểm đến

du lịch khác trong cả nước. Khi tiềm năng du lịch của Tỉnh được phát hiện từ năm 1995 đến nay, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt rất cao từ 25% - 30%/ năm. Tốc độ

phát triển nhanh và mang tính tự phát cao của hoạt động du lịch ngay từ đầu đã không theo quy hoạch tổng thể nên nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết.

Việc tiến hành công tác quy hoạch và quy hoạch lại không gian phát triển du lịch Bình Thuận tuy rất khó khăn, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của nhưng là vần đề tất yếu phải thực hiện để xây dựng Bình Thuận trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn với khả năng phát triển bền vững và mang tính cạnh tranh cao. Điểm thuận lợi trong cơng tác quy hoạch lại là du lịch Tỉnh chỉ mới phát triển khoảng 10 năm gần đây. Vì vậy, những tác động tiêu cực từ du lịch như ô nhiễm môi trường, sự phá hoại các tài nguyên du lịch là chưa đáng kể. Nếu quy hoạch du lịch được thực

hiện ngay từ bây giờ thì có thể đẩy lùi được nguy cơ phát triển của những tác động

tiêu cực này và đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển của ngành. ™ Các nguyên tắc cơ bản trong công tác quy hoạch du lịch

Quy hoạch du lịch cần tuân thủ những nguyên tắc sau :

(1) Nguyên tắc thị trường : tiến hành điều tra thị trường, dự đoán tổng số du

khách đến Bình Thuận hằng năm để xác định phía cầu du lịch trong

khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm, làm cơ sở để xây dựng quy mô phát

triển du lịch của Tỉnh.

(2) Nguyên tắc hiệu quả và lợi ích : Mục đích chính yếu của hoạt động kinh

doanh du lịch là nhằm thu lợi ích, gồm cả lợi ích kinh tế lẫn lợi ích xã hội. Trong quy hoạch du lịch phải chú ý phát huy hiệu quả và lợi ích kinh tế - xã hội. Đặc biệt là đảm bảo sự cân đối giữa lượng khách đến với sức tải

của môi trường. Nếu sự cân bằng này khơng được đảm bảo, nó sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái đã hình thành qua hàng triệu năm, rất dễ phá hoại môi trường sinh thái, thậm chí khơng có khả năng khơi phục.

(3) Nguyên tắc sắc thái đặc biệt : Sắc thái đặc biệt là “linh hồn” của từng địa

phương du lịch cũng như từng khu du lịch. Từ đó, tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của du lịch Bình Thuận. Sắc thái đặc biệt của du lịch Bình Thuận là du lịch biển và du lịch sinh thái vốn gần gũi, thân thiện với thiên nhiên. Khi quy hoạch tổng thể du lịch Bình Thuận, cần phải quan tâm, tính

tốn đến sắc thái này để thỏa mãn tâm lý muốn khám phá sự mới lạ của du khách.

(4) Nguyên tắc bảo vệ : Tuyệt đại bộ phận tài ngun du lịch đều có thuộc tính

“di sản”, có loại là di sản văn hóa lịch sử của nhân loại cực kỳ quý hiếm, dễ bị phá hoại và khó có thể khơi phục được. Vì vậy, cơng tác quy hoạch

du lịch cần kiên trì ngun tắc bảo vệ. Cần lưu ý bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ “hình thái hiện hữu” của các di tích văn hóa, lịch sử như khu di tích Dục Thanh, hệ thống di tích văn hóa Chăm-pa, … “Không nên tiến hành các hoạt động tu bổ, xây dựng lại khác q mức ngồi sự bảo dưỡng có tính bảo vệ cần thiết”. [12, 289].

(5) Nguyên tắc tồn cục : Quy hoạch du lịch của Bình Thuận phải thích ứng

với chiến lược phát triển du lịch của cả nước, mối quan hệ giữa du lịch của Tỉnh với các địa phương du lịch khác. Đảm bảo sự điều hòa giữa việc phát triển các khu du lịch với hệ thống cơ sở hạ tầng của Tỉnh. Phối hợp hài hịa về khơng gian, giữa xây dựng các khu du lịch với xây dựng hệ thống thành phố, thị trấn. Quy hoạch du lịch còn phải kết hợp với phòng chống thiên tai

để giảm nhẹ hậu quả bất lợi do phát triển du lịch đã gây ra.

™ Giải pháp về quy hoạch và quy hoạch lại không gian phát triển du lịch

Từ quy hoạch tổng thể hiện nay, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Thuận cần tiến hành rà soát lại, liệt kê những khu du lịch, những địa điểm vui chơi giải trí, những doanh nghiệp kinh doanh du lịch mang nặng tính tự phát, gây khó khăn cho cơng tác quy hoạch. Sau đó kiên quyết tiến hành di dời, gỡ bỏ những điểm trên để trả lại vẻ mỹ quan cho tổng thể. Cần di dời các quán cà phê và các hàng quán tự phát dọc bãi biển trung tâm thành phố Phan Thiết; xóa bỏ các hàng quán, dịch vụ phát sinh từ hộ gia đình xung quanh các điểm du lịch như Chùa núi Tà-Kóu, Dinh Thầy Thím; ngưng cấp phép hoạt động đối với các cơ sở lưu trú không đủ tiêu chuẩn …

Đối với các khu du lịch đã được huy hoạch từ trước nhưng hiện nay đã có dấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh bình thuận trong giai đoạn 2001 2020 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)