THỰC TRẠNG PHÂN NGÀNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TTCK Việt Nam chính thức hoạt động vào ngày 28/07/2000 với phiên giao dịch đầu tiên tại TTGDCK TP.HCM chỉ có 2 cổ phiếu niêm yết giao dịch là SAM và REE đạt giá trị vốn hóa thị trường là 444 tỷ đồng. Vào ngày 08/03/2005 TTGDCK Hà Nội được thành lập với số lượng cổ phiếu niêm yết ban đầu chỉ có 5 loại, đạt giá trị vốn hóa xấp xỉ 112 tỷ đồng.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, cho đến cuối năm 2009 số lượng các công ty niêm yết trên cả hai SGDCK đã là 454 công ty, tổng số cổ phiếu niêm yết hơn 14 tỷ cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường đạt 620.000 tỷ đồng, tương đương 37,7% GDP năm 2009.
Bảng 2.1: Số liệu cơ bản về TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009
Thời gian Tài khoản nhà đầu tư Công ty quản lý quỹ Công ty chứng khốn Cơng ty niêm yết Giá trị giao dịch bình qn phiên (tỷ đồng) Vốn hóa TT (tỷ đồng) % GDP 2000 2.908 - 7 5 1,4 986 0,28% 2001 8.780 - 8 10 6,85 1.570 0,34% 2002 13.607 - 9 20 4,58 2.436 0,48% 2003 16.486 1 12 22 12,14 2.370 0,39% 2004 21.600 2 13 26 79,55 4.516 0,63% 2005 29.065 6 14 41 111,90 9.598 1,21% 2006 110.652 18 55 195 401,84 237.276 22,70% 2007 312.139 25 78 253 1.562,21 492.900 40,00% 2008 531.428 43 102 342 1.615,79 225.935 19,76% 2009 822.914 46 105 454 2.872,75 620.551 37,71%
Toàn bộ diễn biến quá trình phát triển của TTCK được thể hiện qua các giai đoạn phát triển sau:
Giai đoạn 1 (tháng 07/2000 đến tháng 12/2005)
Vào khoảng thời gian TTCK mới thành lập, nền kinh tế đã có những diễn biến tích cực, nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, tự do hóa thương mại, cùng với việc hiệp định thương mại với Hoa Kỳ được ký kết đã tạo ra sự kỳ vọng rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai. Đây là những yếu tố cơ bản thúc đẩy thị trường chứng khốn cịn non trẻ tăng trưởng và phát triển. Giá cổ phiếu tăng liên tục, chỉ số từ VN Index từ 100 điểm trong ngày giao dịch đầu tiên, sau 11 tháng đã tăng lên đến đỉnh điểm 571,04 vào ngày 25/06/2001.
Tính đến hết năm 2005 tổng giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam đạt gần 10.000 tỷ đồng, tương đương 1,21% GDP. Số lượng tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư cũng tăng lên đáng kể, từ 2.908 tài khoản năm 2000 đến cuối năm 2005 đạt 29.065 tài khoản.
Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của TTCK về số lượng chứng khoán niêm yết, giá trị giao dịch, số lượng tài khoản nhà đầu tư thì số lượng các CTCK cũng tăng lên đáng kể. Từ 7 công ty khi thị trường mới hoạt động vào năm 2000 đến cuối năm 2005 đã có 14 CTCK hoạt động cung cấp đầy đủ các nghiệp vụ như môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán. Trong giai đoạn này, thu nhập của các CTCK chủ yếu từ hoạt động mơi giới và tự doanh chứng khốn.
Trong 5 năm đầu kể từ khi mới thành lập, mặc dù có những bước tăng trưởng vượt bậc về mọi mặt nhưng TTCK Việt Nam vẫn chưa thực sự đóng vai trị là một kênh huy động vốn trung dài hạn cho nền kinh tế với giá trị vốn hóa tồn thị trường tính đến cuối năm 2005 chỉ đạt 1,21% GDP, đồng thời chưa thu hút được đông đảo nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
Giai đoạn 2 (tháng 1/2006 đến tháng 10/2007)
Đây là giai đoạn TTCK Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ về mọi mặt. Chỉ số VN Index tăng từ 307,5 điểm (25/12/2005) lên đến 1088,8 điểm (28/10/2007), tốc độ tăng của giai đoạn này lên đến trên 250%. Thị trường chứng khoán trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn đối với công chúng. Số tài khoản mới mở tại các công ty chứng khốn liên tục tăng lên, từ 29 nghìn tài khoản vào cuối năm 2005 tăng lên đến 110,1 nghìn tài khoản vào cuối năm 2006 và đạt 312 nghìn tài khoản vào cuối năm 2007. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tăng 15 lần so với năm 2005, đạt 237.276 tỷ đồng vào cuối năm 2006 (22,7% GDP) và đạt 492.900 tỷ đồng (43% GDP) vào tháng 10/2007.
Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng vượt bậc của TTCK trong giai đoạn này là do có nhiều sự kiện lớn xảy ra tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư. Sự kiện thứ nhất là tháng 11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sự kiện thứ hai là Việt Nam đã tổ chức thành công “Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương” và đặc biệt là sự kiện tổng thống Mỹ đến thăm TTGDCK TP.HCM. Từ đó mở ra những cơ hội hợp tác kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước và thúc đẩy nền kinh tế phát triển khởi sắc trong giai đoạn này.
Do được hưởng ưu đãi về thuế nên nhiều công ty đã nộp đơn xin niêm yết cổ phiếu để dễ dàng huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Do đó, số lượng cơng ty niêm yết đã tăng từ 42 công ty vào cuối năm 2005 lên 195 công ty năm 2006 và 249 công ty năm 2007.
Để đáp ứng nhu cầu giao dịch tăng mạnh của các nhà đầu tư, có rất nhiều CTCK mới cũng được thành lập với số lượng tăng từ 14 công ty năm 2005 lên đến 55 công ty năm 2006 và 74 công ty năm 2007. Với quy mô giao dịch của thị trường tăng vọt, trung bình mỗi phiên trên 1.000 tỷ đồng ở HOSE và trên 300 tỷ đồng ở HNX đã giúp cho các CTCK thu được lợi nhuận đáng kể.
Giai đoạn 3 (tháng 10/2007 đến tháng 02/2009)
Sau một thời gian tăng trưởng q nóng, thị trường chứng khốn Việt Nam bước vào giai đoạn tự điều chỉnh. Thêm vào đó là tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đều rất xấu. Trong nước phải đối mặt với tình hình lạm phát cao cịn trên thế giới cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng nhà đất Mỹ nổ ra, nền kinh tế thế giới đứng trên bờ vực của sự suy thối.
Tất cả những thơng tin này tác động không nhỏ đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường. Các nhà đầu tư bắt đầu bán tháo cổ phiếu để cắt lỗ làm cho VN Index từ mức hơn 1.000 điểm giảm xuống còn 244,02 điểm vào ngày 24/02/2009. Giá trị giao dịch bình quân chỉ khoảng 200 -300 tỷ đồng mỗi phiên tính cho cả hai Sở giao dịch.
Giá trị vốn hóa thị trường sụt giảm 150%, chỉ cịn xấp xỉ 225.000 tỷ đồng (20% GDP) vào cuối năm 2008. Hàng loạt các CTCK bị thua lỗ nghiêm trọng. Một số CTCK đã tự rao bán hoặc sáp nhập với các cơng ty khác. Chẳng hạn hạn như CTCP Chứng khốn
Âu Lạc đã bán 4,9 triệu cổ phần, tương đương 49% vốn điều lệ cho đối tác nước ngoài là Cơng ty Technology CX, Cơng ty TNHH Chứng khốn và Đầu tư Golden Bridge đã mua 6,615 triệu cổ phần, để nắm giữ 49% vốn điều lệ của Cơng ty Cổ phần Chứng
khốn Nhấp và Gọi. Tuy nhiên, số lượng CTCK trong giai đoạn này vẫn tăng 38% so với năm 2007, lên đến 102 công ty.
Ngồi ra, mặc dù TTCK diễn biến khơng thuận lợi nhưng vẫn có 89 cơng ty tiếp tục niêm yết mới cổ phiếu trên cả hai SGDCK nâng tổng số cổ phiếu lên 342 vào cuối năm 2008. Số lượng tài khoản của các nhà đầu tư vẫn tăng lên đáng kể, đạt 531 nghìn tài khoản vào cuối năm 2008.
Giai đoạn 4 (tháng 02/2009 đến tháng 12/2009)
Cùng với nỗ lực khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng của chính phủ các nước, chính phủ Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm kích thích kinh tế phát triển. Đáng chú ý ở đây là chính phủ đã chỉ đạo cho Ngân hàng nhà nước thực hiện chính
sách cho vay hỗ trợ lãi suất (mức hỗ trợ là 4%) để giúp các doanh nghiệp vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp niêm yết nói riêng bắt đầu tiến triển tốt hơn, thể hiện ở các báo cáo kết quả kinh doanh trong quý 1 và quý 2 năm 2009.
Niềm tin của các nhà đầu tư dần được hồi phục. VN Index đã tăng từ mức 244,02 điểm vào ngày 24/02/2009 lên đến 624,1 điểm vào ngày 22/10/2009, với tốc độ tăng lên đến 155,7%. Khối lượng và giá trị giao dịch cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt là vào ngày 23/10/2009 tổng giá trị giao dịch trên cả HOSE và HNX đạt xấp xỉ 9.000 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ khi thị trường chứng khoán được thành lập.
Mức vốn hố thị trường chứng khốn tính đến cuối tháng 12/2009 là 620 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 38% GDP năm 2009. So với thời điểm cuối năm 2008 (225 nghìn tỷ đồng) mức vốn hóa đã tăng gấp gần 3 lần. Số lượng công ty niêm yết tăng hơn 30% (454 công ty) và số lượng tài khoản tăng hơn 50% so với năm 2008 (đạt 823 nghìn tài khoản).
Qua 9 năm hoạt động, thị trường chứng khốn Việt Nam đã có những bước phát triển đáng chú ý. Tốc độ tăng trưởng của thị trường rất cao đạt xấp xỉ 42%, đứng thứ 3 trong các nước châu Á, sau Ấn độ và Indonesia. Giá trị vốn hóa thị trường tăng rất nhanh, từ 1,2% GDP vào năm 2005 đã tăng lên đến 37,7% GDP vào cuối năm 2009, đạt xấp xỉ 620.000 tỷ đồng trên cả hai sở giao dịch.
Sau một thời gian dài suy giảm trong năm 2008, thị trường chứng khoán đã dần lấy lại đà tăng điểm. Cùng với những thông tin khả quan của nền kinh tế trong nước như tốc độ tăng GDP 9 tháng đầu năm 2009 đạt 4,65%, chỉ số giá tiêu dùng dưới 7%, lãi suất cơ bản ổn định… sẽ tác động tích cực đến thị trường trong thời gian tới.
2.2 THỰC TRẠNG PHÂN NGÀNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Việc nghiên cứu thực trạng phân ngành tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được thực hiện thông qua nghiên cứu dữ liệu cũng như phương pháp luận về phân ngành tại các công ty chứng khốn. Các CTCK đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của thị trường chứng khốn nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Các cơng ty chứng khoán là cầu nối giữa nhà đầu tư (những người tạm thời thừa tiền) với các tổ chức phát hành chứng khoán (những người tạm thời thiếu tiền) thông qua hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khốn. Ngồi ra, thông qua hoạt động tư vấn đầu tư cơng ty chứng khốn giúp cho các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, nhanh chóng và đạt được lợi nhuận mong muốn.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, hầu hết các thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư như thông tin về phân tích vĩ mơ nền kinh tế, phân tích ngành và phân tích cơng ty được các nhà đầu tư sử dụng chủ yếu từ nguồn do các công ty chứng khốn cung cấp. Chính vì vậy, một số cơng ty chứng khốn tiêu biểu, có thị phần mơi giới lớn và dịch vụ cung cấp tốt đã được lựa chọn để nghiên cứu.