16 Dịch vụ tài chính
3.3.2.3 Chưa có tổ chức chuyên công bố thơng tin chính thức
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một tổ chức nào chuyên về thu thập, xử lý thông tin của các công ty như thông tin về rủi ro, lịch sử hoạt động... để cung cấp cho người phân tích những thông tin xác thực khi đánh giá về một công ty. Mặc dù vẫn tồn tại các cơ quan thơng tin đại chúng như báo chí, Internet, diễn đàn nhưng những cơ quan này không phải là những tổ chức chun nghiệp về tài chính, do vậy, những thơng tin, số liệu được cung cấp không hẳn là xác thực. Thêm vào đó là có q nhiều thơng tin khơng trung thực được đưa ra với những mục đích khác nhau nhằm làm lũng đoạn thị trường. Chính vì thế, khi tiếp cận với những nguồn thông tin này để phân tích sẽ dẫn đến đánh giá sai lệch về công ty.
Chẳng hạn như Tổng CTCP xuất nhập khẩu và xây dựng (VCG) công bố lợi nhuận sau thuế cả năm 2009 đạt 460,45 tỉ đồng nhưng sau khi được kiểm tốn, con số này chỉ cịn khoảng hơn 50%, đạt 203,48 tỉ đồng. Tương tự, CTCP hàng hải Đơng Đơ (DDM) lợi nhuận sau kiểm tốn chỉ cịn 715 triệu đồng so với con số cơng bố trước đó là 1,147 tỉ đồng. CTCP bóng đèn Điện Quang (DQC) lợi nhuận sau kiểm tốn của cơng ty mẹ chỉ cịn lãi 4,17 tỉ đồng thay vì 7,19 tỉ đồng như chính cơng ty cơng bố trước đó.
Hơn nữa, thị trường tài chính nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng đang ở giai đoạn đầu mới phát triển do đó trình độ tập hợp thơng tin cũng như thống kê số liệu của những người trực tiếp làm công tác cung cấp số liệu chưa cao, không đủ số liệu so sánh giữa các công ty trong cùng ngành hay so sánh giữa các ngành với nhau để đánh giá đúng về vị thế của cơng ty trong ngành đó hoặc vị thế của ngành này so với ngành khác.
Mặc dù sự đóng góp trong lĩnh vực cung cấp thông tin, số liệu tài chính của một số phương tiện thơng tin như website của các CTCK, các diễn đàn tài chính, chứng khốn là rất quan trọng. Nhưng thực tế, ngay bản thân các CTCK, một định chế tài chính được coi là chuyên nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán tại thời điểm hiện nay, khi đưa thông tin về cùng một công ty, cùng một chỉ tiêu tài chính, tại cùng một thời điểm thì hai CTCK khác nhau lại cơng bố những kết quả khác nhau và hệ quả là nhà đầu tư nếu
sử dụng thông tin của CTCK này sẽ ra một quyết định khác, nhưng sử dụng của CTCK kia lại ra một quyết định khác
Kết luận chương 2
Trong chương này đã tập trung trình bày ba vấn đề. Thứ nhất là tóm tắt sơ lược toàn bộ các giai đoạn phát triển của TTCK Việt Nam kể từ khi thành lập cho đến nay.
Phần thứ hai, phần trọng tâm của chương này, giới thiệu hoạt động của các cơng ty chứng khốn hiện nay và phân tích thực trạng phân ngành các cơng ty niêm yết tại các CTCK. Mặc dù có trên 100 cơng ty chứng khốn đang hoạt động nhưng chỉ có khoảng 10 cơng ty thực hiện phân ngành các công ty niêm yết và công bố các chỉ số ngành một cách rộng rãi cho các nhà đầu tư. Luận văn thực hiện nghiên cứu cách phân ngành của 7 cơng ty chứng khốn điển hình là: BSC, BVSC, VIS, FPTS, VNDIRECT, SBS và HSC.
Việc phân ngành tại các CTCK Việt Nam mới chỉ bắt đầu được thực hiện từ năm 2008 nhưng đã đạt được một số kết quả nhất định. Các CTCK đã cung cấp số liệu chi tiết về tình hình tài chính, tình hình hoạt động cũng như đưa ra những đánh giá về tiềm năng phát triển của từng công ty niêm yết. Đồng thời mỗi CTCK còn xây dựng được một hệ thống phân ngành theo quan điểm riêng của mình. Đây là kênh cung cấp thông tin quan trọng hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong việc ra quyết định.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó vẫn còn rất nhiều tồn tại cần phải khắc phục như các CTCK chưa thống nhất trong việc sử dụng tiêu chuẩn phân ngành, việc sắp xếp các công ty niêm yết vào từng ngành nhất định còn nhiều bất cập, đồng thời cũng chưa thống nhất phương pháp xác định các tỷ số tài chính bình qn ngành.
Do đó, việc phân ngành các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay mới chỉ là bước khởi đầu và cần phải xây dựng một hệ thống phân ngành chuẩn thống nhất để giúp TTCK hoạt động hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 3