XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÂN NGÀNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1 PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÂN NGÀNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1 PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÂN NGÀNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT NIÊM YẾT
Việc xây dựng hệ thống phân ngành được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn phân ngành ICB do Dow Jones và FTSE xây dựng với các nguyên tắc như sau:
Khi tiến hành phân ngành cho các công ty, yếu tố “Cơ cấu doanh thu” là yếu tố ưu tiên để xem xét. Lĩnh vực tạo doanh thu lớn nhất trong cơ cấu doanh thu thông thường cũng cho tỷ trọng trong cơ cấu lợi nhuận cao.
Hoạt động nào chiếm hơn 50% trong cơ cấu doanh thu sẽ được xác định là ngành chính của doanh nghiệp.
Nếu khơng xác định được hoạt động đơn lẻ nào đạt tỷ trọng hơn 50% trong cơ cấu
doanh thu thì thực hiện nhóm các hoạt động tương đồng lại và phân chia cho ngành có cấp bậc lớn hơn..
Ngồi ra, các chỉ tiêu tài chính được tính tốn thống nhất theo cơng thức sau:
• Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) được tính bằng lợi nhuận của cổ đơng phổ thông 4 quý gần nhất chia cho số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân hiện tại. Khối lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại (KLCPLH hiện tại) = Khối lượng CP đang niêm yết – Cổ phiếu quỹ.
Số CPLHBQ hiện tại = Số CPLHBQ trong kỳ (1) + Số cổ phiếu phát hành mới (2) – số CP mua lại mới (3)
(1) Số CPLHBQ trong kỳ: là số cổ phiếu lưu hành trong kỳ được tính bình qn theo yếu tố gia quyền là số ngày mà cổ phiếu đó được lưu hành. Sự thay đổi số
cổ phiếu lưu hành trong kỳ do các yếu tố: (i) Phát hành mới: phát hành ra công chúng, phát hành riêng lẻ, cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu, cổ tức bằng cổ phiếu, (ii) Giao dịch cổ phiếu quỹ, (iii) Chuyển đổi từ trái phiếu hoặc quyền mua cổ phiếu cho CBCNV.
(2) Số CP phát hành mới : là số cổ phiếu được phát hành mới trong kỳ. (3) Số CP mua lại mới: là số cổ phiếu được mua lại trong kỳ
• Giá trị vốn hóa thị trường = Số CPLH x giá đóng cửa trong ngày.
• Tỷ số P/E = giá đóng cửa / thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
• Tỷ số P/B = giá đóng cửa / giá trị sổ sách của cổ phiếu
• Giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVS) = Vốn chủ sở hữu / Khối lượng CPLH hiện tại BVS là giá trị sổ sách kế toán trên một cổ phiếu và nó thường khơng có nhiều ý nghĩa khi các chuẩn mực kế toán VAS vẫn phần lớn theo nguyên tắc giá gốc. Trong thị trường sôi động, BVS thường thấp hơn rất nhiều so với giá cổ phiếu. Tuy nhiên trong giai đoạn thị trường điều chỉnh sâu, rất nhiều cổ phiếu có giá thị trường thấp hơn giá trị sổ sách. BVS cũng là một trong các chỉ số đánh giá liệu một cổ phiếu có bị định giá cao/thấp trên TTCK và do đó nó được xem là tin hiệu nên bán/mua. Chỉ số này rất hữu ích khi các tài sản của cơng ty được hạch tốn theo ngun tắc thị trường.
• Tỷ số P/E, P/B trung bình ngành được tính theo nguyên tắc bình quân gia quyền theo tỷ trọng vốn hóa của từng cổ phiếu trong ngành. Các tỷ số khác như ROA, ROE…được tính theo phương pháp bình qn giản đơn của tất cả các công ty trong ngành.