Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa các DNNN, đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống phân ngành các công ty niêm yết phục vụ cho sự phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 99 - 103)

10 Công nghệ thông tin

3.3.4 Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa các DNNN, đặc

biệt là các doanh nghiệp đầu ngành.

Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành thí điểm từ tháng 6 năm 1992. Tính đến hết năm 2009, cả nước đã có 5.414 trên tổng số hơn 6.500 DNNN được sắp xếp, trong đó có 3.836 DNNN được cổ phần hoá, tương đương với 71% tổng số DNNN đã được sắp xếp lại. Theo phương án đổi mới và sắp xếp DNNN của Chính Phủ, đến hết năm 2010 sẽ cổ phần hóa khoảng 1.500 doanh nghiệp và đến cuối năm 2010 cả nước sẽ chỉ còn lại 554 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trong đó 26 tập đồn, tổng cơng ty quy mơ lớn; 178 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu; 200 nông, lâm trường; 150 doanh nghiệp thành viên các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước. Danh sách các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện cổ phần hóa là các cơng ty đầu ngành như: Công ty thông tin di động (Mobifone), Công ty dịch vụ viễn thông (Vinaphone), Công ty Viễn Thông Quân Đội (Viettel), Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (MHB ), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Tổng công ty Dệt may (Vinatex).

Qua cổ phần hóa đã huy động được thêm xấp xỉ 100.000 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đồng thời, theo số liệu của Tổng cục thống kê cho biết hơn 90% các DNNN sau cổ phần hóa đều kinh doanh có lãi. Hiệu quả quản lý và năng lực kinh doanh được cải thiện rõ rệt, thu nhập và đời sống của người lao động từng bước được nâng lên. Thông qua cổ phần hóa, nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được đánh giá lại khách quan và chính xác hơn, đồng thời huy động thêm nguồn vốn khá lớn từ các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo điều kiện thúc đẩy sự hình thành, phát triển thị trường chứng khốn. Chính việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa đã cung ứng thêm được nhiều hàng hóa TTCK, khắc phục được tình trạng mất cân đối

Tuy nhiên, việc cổ phần hóa, sắp xếp các doanh nghiệp có quy mơ lớn, trong đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thực hiện cịn chậm. Tính đến cuối năm 2009, mới chỉ có hai NHTM quốc doanh đã thực hiện cổ phần hóa và thực hiện niêm yết trên SGDCK là NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam và NHTM Cổ phần Cơng Thương Việt Nam. Ngồi ra cịn Ngân hàng Đầu Tư & Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn đang trong tiến trình thực hiện cổ phần hóa.

Q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thơng bắt đầu từ năm 2005 sau khi được Chính phủ phê duyệt kế hoạch vào năm 2004, và lĩnh vực cổ phần hóa đầu tiên là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng (FBO) trong đó có Vinaphone, MobiFone và Viettel. Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm hiện tại các công ty này vẫn chưa thực hiện cổ phần hóa xong mặc dù ngành viễn thơng được đánh giá có triển vọng tăng trưởng tốt trong tương lai và rất hấp dẫn các nhà đầu tư.

Do đó trong thời gian tới, chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa các cơng ty có quy mơ lớn, chiếm thị phần chủ yếu trong những ngành này không những cung cấp những cổ phiếu chất lượng tốt cho TTCK mà còn giúp cho các số liệu bình qn ngành được tính tốn mang tính đại diện cao hơn. Chẳng hạn như ngành viễn thơng là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế nhưng lại chỉ có 01 cơng ty niêm yết, chiếm 0,3% tổng giá trị vốn hóa thị trường, như vậy là chưa phù hợp.

Ngồi ra, khi có ngày càng nhiều các cơng ty được niêm yết cổ phiếu trên hai sở giao dịch, đặc biệt là các công ty đầu ngành (thường là các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa) sẽ làm cho các tỷ số tài chính bình qn ngành mang tính đại diện cao hơn, tương ứng với mức độ đóng góp vào tổng giá trị sản phẩm quốc dân trong nền kinh tế.

Kết luận chương 3

Phần 1 của chương 3 đã đưa ra phương pháp phân ngành các cơng ty niêm yết cũng như cách tính tốn một số chỉ tiêu cơ bản của từng cơng ty và trung bình tồn ngành, tồn thị trường. Trong phần 2 vận dụng phương pháp luận ở phần 1 kết hợp với lý thuyết ở chương 1 đã xây dựng hệ thống phân ngành tồn bộ các cơng ty niêm yết trên cả hai sở giao dịch là HOSE và HNX; đưa ra các tỷ số cơ bản trung bình từng ngành và tỷ số tổng hợp của toàn bộ thị trường. Phần 3 của chương đưa ra một số giải pháp giúp cho hoạt động phân ngành được chính xác hơn, cũng như số liệu trung bình ngành được tính tốn tin cậy hơn.

Các giải pháp được đưa ra là:

• Hồn thiện các văn bản về cơng khai hóa thơng tin đối với các cơng ty niêm yết

• Cần phải có cơ quan quản lý nhà nước đưa ra hệ thống phân ngành chuẩn áp dụng cho tồn bộ thị trường.

• Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa các DNNN, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành.

KẾT LUẬN

Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của TTCK trong thời gian tới khơng chỉ có vài trăm mà sẽ có hàng ngàn cổ phiếu được niêm yết trên các sở giao dịch. Vì vậy, nhu cầu sắp xếp các chứng khoán niêm yết theo từng nhóm ngành nghề, được cung cấp các tỷ số tài chính bình qn ngành là nhu cầu tất yếu của thị trường. Để làm được điều này đòi hỏi cần phải có một hệ thống phân ngành chuẩn áp dụng thống nhất trên cả hai sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Với mục tiêu xây dựng một hệ thống phân ngành như vậy, luận văn đã đạt được một số kết quả nghiên cứu chủ yếu sau:

™ Trình bày sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống phân ngành chuẩn áp dụng cho các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Giới thiệu một số tiêu chuẩn phân ngành phổ biến đang được sử dụng hiện nay trên thế giới, phân tích ưu, nhược điểm của từng tiêu chuẩn.

™ Nghiên cứu chi tiết hệ thống phân ngành theo tiêu chuẩn ICB do Dow Jones Indexes và FTSE xây dựng. Đây là hệ thống phân ngành phổ biến được áp dụng rộng rãi cho nhiều TTCK lớn trên thế giới như NYSE, EURONEXT…

™ Nghiên cứu thực trạng hoạt động phân ngành các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam tại một số công ty chứng khoán tiêu biểu như VIS, VNDIRECT, BVSC, BVS... Đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế của hoạt động phân ngành hiện tại.

™ Đề xuất hệ thống phân ngành áp dụng hoàn toàn theo tiêu chuẩn ICB cho các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam tính đến thời điểm 31/12/2009. Ngồi ra, để giúp cho hoạt động phân ngành được thực hiện hiệu quả, chính xác, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư cần thực hiện một số biện pháp về cơng khai hóa thơng tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các DNNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống phân ngành các công ty niêm yết phục vụ cho sự phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)