16 Dịch vụ tài chính
2.3.2.2 Khó phân ngành đối với công ty kinh doanh đa ngành
Sự sơi động trong lĩnh vực đầu tư tài chính và bất động sản vào cuối năm 2007, đầu năm 2008 đã khiến nhiều cơng ty lớn chuyển mình theo xu hướng phát triển đa ngành. Các công ty lớn chuyên ngành thường có lợi thế cạnh tranh do khả năng tiết kiệm từ quy mơ lớn, tức có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh. Khi một công ty chuyên ngành đủ lớn sẽ thường phát triển ra các ngành liên quan để có thể hỗ trợ cho ngành chính. Dần dần sẽ phát triển thành công ty đa ngành. Tuy nhiên, các công ty đa ngành chỉ thực sự hiệu quả khi các ngành hoạt động có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Các công ty lớn thường được nhà đầu tư đánh giá là rủi ro thấp hơn so với công ty vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết cơng ty Việt Nam có quy mơ vừa và nhỏ, thường thiếu vốn cho việc mở rộng hoạt động. Sự phát triển của TTCK đã tạo điều kiện thuận lợi để các CTCP dễ
dàng tăng vốn. Bởi vậy, hoạt động phát hành cổ phiếu tăng vốn để phát triển mảng kinh doanh cốt lõi có lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là điều rất đáng được khuyến khích. Nhưng vừa qua rất nhiều CTCP đã phát hành cổ phiếu tăng vốn, nhưng thực tế lại dùng một phần không nhỏ cho các hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư đan chéo lẫn nhau, hay đầu tư vào lĩnh vực khác như bất động sản, mặc dù khơng có nhiều kinh nghiệm về các hoạt động này.Trong điều kiện giá cổ phiếu tăng lên liên tục như cuối năm 2006 và đầu 2007, những doanh nghiệp có hoạt động đầu tư cổ phiếu khơng chuyên nghiệp cũng có thể kiếm được lợi nhuận. Nhưng khi thị trường đi xuống như cuối năm 2008 và đầu năm 2009, rất nhiều cơng ty có hoạt động đầu tư tài chính khơng chun này bị lỗ nặng nề. Khi các công ty niêm yết chuyển sang kinh doanh đa ngành sẽ rất khó khăn trong phân loại sắp xếp cơng ty vào từng nhóm ngành cụ thể. Chẳng hạn như CTCP Tập đồn Hịa Phát (HPG) kinh doanh đa ngành bao gồm thép, thiết bị, nội thất, điện lạnh, xây dựng và thương mại, trong đó hoạt động cán thép, sản xuất phôi thép đem lại doanh thu chủ yếu cho tập đoàn. Tuy nhiên, sản phẩm nội thất văn phòng của Hòa Phát hiện nay chiếm khoảng 40% thị phần cả nước, chiếm 12-14% lợi nhuận hàng năm của Tập đồn. Do đó, nếu xếp HPG vào ngành thép thì ngành sản xuất hàng tiêu dùng bị bỏ mất một công ty chiếm thị phần lớn. Nhưng nếu xếp ngược lại thì ngành nội thất không đem lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho tập đoàn.
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) cũng hoạt động trên nhiều lĩnh vực như xây dựng và kinh doanh bất động sản, khách sạn và resort, trồng và chế biến các sản phẩm từ cây cao su, sản xuất và phân phối đồ gỗ, đầu tư và khai thác thủy điện, thành lập học viện bóng đá. Như vậy có những ngành hồn tồn khác biệt nhau. Ngành truyền thống của HAG là trồng rừng, sản xuất và phân phối đồ gỗ nhưng hiện nay xây dựng và kinh doanh bất động sản chiếm vị trí chủ đạo trong doanh thu của công ty.