Sự biến động và chính sách tỷ giá trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại trường hơp nghiên cứu của việt nam (Trang 28 - 30)

Sau khi cải cách kinh tế, chính sách tỷ giá của Việt Nam đƣợc điều chỉnh linh động hơn, tuy nhiên việc điều hành tỷ giá hiện nay vẫn đang bộc lộ nhiều bất cập. Năm 2009, NHNN phải sử dụng nhiều biện pháp hành chính và kể cả bán dự trữ ngoại tệ ra thị trƣờng để kiểm soát tỷ giá, dù vậy trên thị trƣờng vẫn luôn xảy ra hiện tƣợng căng thẳng tỷ giá.

Nhìn lại quá khứ, khủng hoảng tài chính Đơng Á năm 1997 - 1998 buộc NHNN phải điều chỉnh tỷ giá khá mạnh. Trong suốt những năm vừa qua, VND vẫn liên tục mất giá so với đồng USD. Tuy vậy, có giai đoạn VND lại lên giá, gần đây nhất là cuối năm 2007 và đầu năm 2008 đã xảy ra tình trạng dƣ thừa USD trong nền kinh tế. Tỷ giá USD/VND về mức kịch sàn, ngân hàng dừng mua USD trên thị trƣờng. Vào nửa cuối năm 2009, sức ép về sự mất giá của tiền đồng lại tái xuất hiện. Mức chênh lệch giữa thị trƣờng chính thức và phi chính thức có thời điểm lên tới 2.000 VND/USD. Tiếp theo ngày 25/11/2009, NHNN điều chỉnh tỷ giá USD/VND lên gần 1.000 VND/USD. Sự thay đổi chính sách tƣơng đối đột ngột này đã để lại tác động khá mạnh đến tâm lý và lòng tin của ngƣời dân. Điều này một lần nữa đặt ra vấn đề là cần phải có những chính sách điều hành tỷ giá một cách linh hoạt hơn. Ngày 10/02/2010, NHNN điều chỉnh tỷ giá USD/VND liên ngân hàng tăng thêm 3,3%, hiện nay tỷ giá liên ngân hàng đang ở mức 18.544 VND/USD. Tỷ giá giao dịch chính thức trên thị trƣờng quanh mức 19.100 VND/USD. Ngay sau đó, tỷ giá

trên thị trƣờng phi chính thức giảm xuống khá mạnh.

Hiện nay, chính sách tỷ giá của Việt Nam là VND đƣợc neo theo đồng USD, các đồng tiền khác sẽ quy đổi chéo sang USD rồi quy đổi sang VND. Hàng ngày, NHNN công bố tỷ giá USD giao dịch liên ngân hàng, giá giao dịch chính thức nằm trong biên độ cho phép là của NHNN (hiện tại là +/-3%). Tuy nhiên, vấn đề đáng lƣu ý là tỷ giá liên ngân hàng do NHNN quy định thơng thƣờng là ý chí của NHNN chứ khơng phải đƣợc hình thành trên thị trƣờng liên ngân hàng nhƣ ý nghĩa ban đầu của nó. Điều này làm cho tỷ giá chính thức có thời điểm khơng phù hợp với cung cầu trên thị trƣờng. Nhƣ vậy, NHNN cần có phƣơng án linh hoạt hơn trong điều hành tỷ giá để phù hợp các quy luật thị trƣờng, giảm các cú sốc cho nền kinh tế và tâm lý ngƣời dân.

2.2 Tình hình thƣơng mại của Việt Nam

Từ sau giai đoạn mở cửa kinh tế, thƣơng mại của Việt Nam tăng lên rất nhanh. Tính trung bình từ năm 1990 đến 2009, xuất khẩu của Việt Nam tăng trung bình

hàng năm là 18,7%/năm, trong khi đó nhập khẩu tăng trung bình là 20,1%/năm5

. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ mức chỉ bằng 7,6% GDP vào năm 1990 tăng lên 162% GDP vào năm 2008. Tuy nhiên, thâm hụt thƣơng mại theo đó cũng ngày càng lớn từ mức 0,6 tỷ USD năm 1990, và lên đỉnh điểm vào năm 2008 là 17,51 tỷ

USD (xem Hình 2.7: Phụ lục)6.

Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất nhập khẩu làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng đƣợc mở ra với thế giới. Mặt khác, tiềm ẩn sau đó là những rủi ro rất lớn. Tổng mức thâm hụt thƣơng mại của Việt Nam từ năm 1990 đến 2009 đã lên tới 84 tỷ USD, tƣơng đƣơng với GDP của năm 2007. Thâm hụt thƣơng mại/GDP liên tục tăng cao trong những năm gần đây và lên tới đỉnh điểm vào năm 2008 với hơn 20% GDP. Đây là mức cao vƣợt xa tỷ lệ trung bình của các nƣớc trên thế giới.

5

Tốc độ tăng trƣởng tính theo giá hiện tại của USD (chƣa loại bỏ các yếu tố tăng hay giảm giá) 6

Về cơ cấu nhập khẩu, phần lớn các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam là máy móc

thiết bị và nguyên vật liệu hàng tiêu dùng lại chỉ chiếm chƣa đến 10%7. Từ năm

2000 đến nay, nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng chỉ chiếm 6-8%, nguyên nhiên vật liệu chiếm 60-67%, còn lại là máy móc thiết bị.

Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế giá trị gia tăng thấp chiếm một tỷ lệ khá lớn. Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản (dầu thơ và khống sản khác) từ năm 2000 đến này vẫn luôn chiếm từ 30 – 40%, những mặt hàng liên quan đến nông nghiệp sơ chế nhƣ nông lâm thủy hải sản chiếm trên 15-17%. Những mặt hàng chế biến chiếm tỷ trọng 43-50%, trong đó một tỷ trọng khá lớn là gia công may mặc, giày da. Hơn 70% nguyên liệu gia công xuất khẩu từ nhập khẩu và giá trị gia tăng từ mặt hàng này tƣơng đối thấp. Những mặt hàng có hàm lƣợng cơng nghệ và giá trị gia tăng cao cũng chiếm một tỷ lệ khá thấp trong mặt hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại trường hơp nghiên cứu của việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)