2.1.2.1. Cao su sơ chế
Trong sản xuất cao su, sau khâu canh tác là khâu sơ chế dẫn đến các nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Các sản phẩm sơ chế chủ yếu của Việt Nam hiện nay bao gồm:
- Cao su khối (SVR): Là loại cao su mủ khối, trong đó loại 3L chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế nơng nghiệp, năm 1996 thì loại này chiếm tới 81% trong tổng sản lượng cao su tự nhiên định chuẩn kỹ thuật, hiện nay các sản phẩm mủ cấp cao SVR 3L, L, 5 chỉ cịn 71,7%. Ngồi ra, cịn có các loại khác như SVR 10, SVR 20 cũng đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam, nhưng chất lượng không ổn định. Việc sản xuất SVRCV 50, SVRCV 60 tùy theo yêu cầu của khách hàng. - Loại mủ kem (Latex): loại này thường dùng làm các mặt hàng cao su
như găng tay, bong bóng,…chiếm tỷ lệ khoảng 3%, hiện nay đạt mức 4,7%
- Loại cao su xơng khói và cao su tờ đánh đông ở nồng độ nguyên thủy (RSS hoặc ICR): chiếm 1,4%
2.1.2.2. Cao su chế biến
Tại Việt Nam, cơng nghiệp chế biến sâu cịn tương đối nhỏ, chỉ chiếm khoảng 10% trong khối lượng tổng cao su thô. Trên thực tế, xuất khẩu cao su thu lợi nhuận cao, trong khi chi phí đầu tư cho ngành sản xuất sản phẩm từ cao su quá cao. Để sản xuất các sản phẩm từ cao su, chỉ có 20-25% là cao su thiên nhiên, cịn lại 70-75% gồm cao su tổng hợp, hóa chất... thì doanh nghiệp đều phải nhập dẫn tới giá thành phẩm cao khó cạnh tranh.
Đến cuối năm 2007, Việt Nam có hơn 70 đơn vị sản xuất cao su, đạt khối lượng sản phẩm hằng năm từ 500 đến 20.000 tấn. Ngành công nghiệp chế biến cao su Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung chủ yếu vào gia công cao su khơ (crep, cao su tờ xơng khói hay cao su cốm đóng kiện).