CAO SU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Hoạt động xuất khẩu cao su luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, vì thế chúng ta cần nghiên cứu tác động của một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động này như sau:
2.4.1. Phân tích mơi trường bên ngồi 2.4.1.1. Yếu tố kinh tế
Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động khơng nhỏ tới nền kinh tế nói chung, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, kinh tế Việt Nam vẫn có những bước tiến nhất định. Quan hệ Việt -Trung thời gian qua đã có bước phát triển mạnh mẽ, liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, Trung Quốc đã trở thành một đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Các yếu tố kinh tế vĩ mơ trong nước hiện đang có tín hiệu lạc quan, lạm phát được kiểm sốt, giá xăng dầu trên thế giới đang có xu hướng tăng trở lại, nhu cầu của các nước tiêu thụ tiếp tục tăng. Điều này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cao su có điều kiện phát triển bền vững. Theo các chuyên gia, trong dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của ngành cao su vẫn rất tốt nên cơ hội đầu tư vào ngành là khả quan.
Diễn biến của khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm rồi làm tiêu thụ cao su giảm, nhưng vị thế của nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc vẫn không thay đổi. Bởi vậy tốc độ tăng trưởng tiêu thụ cao su trên thế giới vẫn đang và sẽ phụ thuộc vào nước này.
Dự báo, nhu cầu cao su của Trung Quốc cũng như xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm sẽ được cải thiện nhờ vào việc nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi sớm hơn các quốc gia khác. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt các chính sách nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính tồn cầu như đầu tư, giảm lãi suất, mở rộng nhu cầu nội địa….
tăng trưởng GDP quý III/2009 có thể đạt 8,5% và quý 4/2009 có thể đạt 9-9,5%, kết quả này có được là nhờ những giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng của chính phủ. Mặt khác, ngành sản xuất ôtô tiếp tục tăng trưởng mạnh nên nhu cầu nhập khẩu cao su của nước này sẽ tăng theo.
2.4.1.2. Yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ
Việt Nam với một nền chính trị ổn định, được bạn bè quốc tế khen ngợi và được xem là điểm đến đầu tư ổn định, an toàn trong khu vực và trên thế giới. Đây là một lợi thế to lớn, thuận lợi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam nói chung và ngành cao su nói riêng.
Cao su là nơng sản đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu, chiếm 2,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ngành cao su ln được quan tâm khuyến khích của chính phủ hai nước, thể hiện qua các chính sách sau:
Bộ Tài chính Trung Quốc vừa cơng bố sẽ giảm thuế nhập khẩu cho cao su thiên nhiên các loại 23% cịn 2.000 yuan/tấn (292,8 USD/tấn) và cao su tờ xơng khói giảm thuế 38% cịn 1.600 yuan/tấn (234,3 USD/tấn) cho năm 2010. Thuế nhập khẩu năm 2009 cho các loại cao su thiên nhiên là 2.600 yuan/tấn (380,7 USD/tấn). Quyết định này sẽ giúp các nhà sản xuất lốp xe giảm áp lực về tài chính khi phải tăng nhập nguyên liệu để phục vụ ngành ô-tô Trung Quốc đang nhảy vọt sản lượng. Đồng thời, khuyến khích việc nhập khẩu theo đường chính ngạch.
Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 trên quan điểm phát triển cao su cần dựa trên nhu cầu của thị trường, khai thác và phát huy có hiệu quả lợi thế về đất đai, tự nhiên ở một số vùng để phát triển bền vững. Tổng mức đầu tư cho quy hoạch này là khoảng 30.000 tỷ đồng. Ngồi ra, cịn có nguồn vốn kích cầu nơng nghiệp của chính phủ với cơ chế ưu đãi lãi suất, ưu tiên cho các doanh nghiệp vay để tiêu thụ nông sản với giá ổn định.
Cao su tự nhiên là đối tượng hàng hóa được miễn kiểm khi làm thủ tục thông quan xuất khẩu theo thông tư số 32/2003/TT-BTC ngày 16/4/2003 của Bộ Tài Chính. Cao su tự nhiên là mặt hàng được ưu đãi về thuế.
2.4.1.3. Yếu tố công nghệ
Ngành cao su Việt Nam trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng cả về sản lượng và doanh thu xuất khẩu. Tuy vậy, quy mơ cịn hạn hẹp với mức tiêu thụ nguyên liệu chỉ khoảng 80.000 tấn cao su thiên nhiên và 100.000 tấn cao su tổng hợp. Ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su vẫn còn yếu nên dù là nước xuất khẩu cao su lớn thứ tư trên thế giới, nhưng giá trị gia tăng thu được từ sản phẩm cao su của nước ta còn rất thấp.
Tính đến năm 2008, Việt Nam có khoảng 75 doanh nghiệp cao su công nghiệp với nhu cầu tiêu thụ từ 500 đến 20.000 tấn mỗi năm được quản lý bởi Tổng Cơng Ty Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) và Tập đồn Cơng Nghiệp Cao Su Việt Nam (VRG). Việt Nam đang đầu tư dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO 900:2000) để sản xuất các sản phẩm cao su đạt giá trị kinh tế cao. Sản phẩm có chất lượng cao dùng để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng săm lốp và găng tay cao su, xây dựng và tiêu dùng, dòng sản phẩm phục vụ cho thể thao, giải trí và các lĩnh vực y tế v.v… bên cạnh đó Việt Nam tăng thu hút đầu tư, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cao từ các nước có nền cơng nghiệp cao su tiên tiến như Tập đoàn Kumho (Hàn Quốc) đã đầu tư nhà máy chế biến săm lốp tại Khu công nghiệp Mỹ Phước (Bình Dương) với tổng vốn đầu tư lên đến trên 300 triệu USD, công suất giai đoạn đầu đạt 3 triệu bộ lốp xe/năm. Trong năm, các tập đồn của Ấn Độ, Đức, Trung Quốc cũng có nhiều cuộc tiếp xúc với Tập đồn Cơng Nghiệp Cao Su Việt Nam và Tổng Cơng Ty Hóa chất Việt Nam để bàn bạc hợp tác đầu tư lập các nhà máy chế biến sản phẩm cao su công nghiệp tại Việt Nam bằng công nghệ hiện đại tạo ra sản phẩm cao su có hàm lượng cao, tăng khai thác giá trị gia tăng của ngành cao su, từ đó chuyển dịch cơ cấu từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu tinh.
Hiện nay, giá cao su đã giảm mạnh so với trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế. Yêu cầu của khách hàng ngày càng khắt khe hơn, nhất là tính ổn định của các cấp hạng cao su. Vì vậy, việc tiêu thụ sẽ thêm khó khăn. Để giữ vững và mở rộng thị trường, tạo uy tín với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, việc duy trì và nâng cao chất lượng là vấn đề sống còn đối với sản phẩm cao su Việt Nam.
2.4.1.4. Yếu tố cạnh tranh.
Công nghiệp chế biến cao su của Việt Nam hiện nay mới tập trung chủ yếu vào gia công cao su thô khô nên cơ cấu mặt hàng và khối lượng sản phẩm của ta ít hơn nhiều so với Thái Lan và Malaysia. Thiết bị và công nghệ sơ chế mủ cao su tuy đã được hiện đại hóa, cơ cấu sản phẩm đã được điều chỉnh theo hướng sản xuất cái khách hàng cần chứ khơng phải cái ta có, nhưng nhìn chung, chất lượng cao su Việt Nam vẫn chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu của thị trường.
Một khó khăn nữa là sự gia tăng cạnh tranh từ các nước cùng xuất khẩu sang Trung Quốc nhất là các nước trong khu vực ASEAN. Ví dụ như cao su, Trung Quốc vẫn đánh giá Thái Lan là nguồn nhập quan trọng do mủ cao su của Thái Lan có chất lượng tốt và doanh nghiệp Thái giao hàng rất nhanh. Bên cạnh đó, cịn có sự canh tranh đến từ châu Phi. Từ đầu năm đến nay, cao su từ châu Phi gia tăng cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường châu Á. Nguyên nhân là sức mua từ bạn hàng Mỹ và châu Âu giảm sút khiến các nhà bn châu Phi nỗ lực tìm bạn hàng mới ở mọi nơi.Vũ khí cạnh tranh của cao su châu Phi là giá.
Một tấn cao su loại STR10 từ Tây Phi được chào tại thị trường Trung Quốc với giá 1.330 USD/tấn, cả phí chuyên chở. Trong khi đó giá cao su Indonesia (loại SIR 20) vốn được cho là rẻ hơn cao su Thái Lan, đã có giá 1.320 USD/tấn giá FOB, cao su Việt Nam cũng trên 1.300 USD/tấn.
2.4.1.5. Môi trường tự nhiên
Điều kiện tự nhiên và khí hậu của Việt Nam rất lý tưởng để phát triển cây cao su. Qua kinh nghiệm phát triển cao su tại Việt Nam và các nước khác nhất là các nước có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như Ấn Độ, Trung Quốc, cây cao su có khả năng phát triển tốt trong các điều kiện xấu hơn nhiều. Do vậy cây cao su rất
thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu nước ta, đặc biệt ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, một số vùng thuộc duyên hải miền Trung.
2.4.2. Phân tích mơi trường bên trong. 2.4.2.1. Nguồn nhân lực 2.4.2.1. Nguồn nhân lực
Tổng số lao động trong toàn ngành khoảng 200.000 người, 96% là người Kinh và 4% là người dân tộc. Ngành cao su đã tạo việc làm cho trên 7.000 lao động là người dân tộc thiểu số, nhiều nhất so với bất cứ ngành nghề nào.
Đào tạo và liên tục đào tạo lại học vấn và tay nghề cho công nhân là việc làm thường xuyên, liên tục của tất cả các công ty cao su. Với lao động trực tiếp sản xuất, phần lớn được đào tạo dần qua công việc và các lớp tập huấn ngắn ngày. Số lao động được đào tạo chính quy là cơng nhân kỹ thuật cịn thấp. Bình qn tay nghề cơng nhân đạt 4-5/6 trong nơng nghiệp, trong cơng nghiệp chế biến tay nghề 4-5/7, trình độ văn hóa là hết cấp II, III, ở những vùng xa trình độ thấp hơn. Đội ngũ quản lý và nhân viên kinh doanh thành thạo ngoại ngữ rất ít, tạo ra sự hạn chế trong việc nắm bắt thông tin thị trường, nhu cầu khách hàng và những quy định của luật pháp.
Trước đây mức sống và thu nhập của đại bộ phận lao động ngành cao su là rất khó khăn, nhưng trong những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng vượt bậc của ngành cao su, mức thu nhập của người lao động đã khá hơn và liên tục tăng. Mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 4 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh tiền lương, cơng nhân cao su cịn được các công ty hỗ trợ cho vay tiền, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
2.4.2.2. Nguồn vốn.
Hiện dù giá cao su thấp hơn trước đây rất nhiều, dao động khoảng 26 đến 28 triệu đồng/tấn, nhưng người sản xuất ngành cao su vẫn có lãi. Tuy nhiên, dự báo giá có thể xuống thấp vào mùa cao điểm của sản lượng và rất có khả năng sản lượng cao su lớn hơn nhu cầu, gây ứ đọng thiệt hại cho người trồng cao su. Vì vậy
các doanh nghiệp ngành cao su đang rất cần nguồn vốn khoảng 2.000 đến 3.000 tỷ đồng để mua cao su dự trữ, đợi giá lên mới xuất khẩu.
Việc nhà nước hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp mua cao su nguyên liệu sẽ giúp ổn định và nâng cao đời sống của hàng trăm ngàn lao động trong các công ty cao su và hàng chục ngàn hộ nơng dân trồng cao su tiểu điền duy trì được vườn cây trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Thực tế, hiện nhiều vườn cao su đã tạm ngưng khai thác vì giá xuất khẩu thấp. Nếu tình trạng này kéo dài thì người trồng cao su sẽ khơng có thu nhập.
Một khó khăn nữa là thực tế, các ngân hàng phải quản lý nguồn vốn sao cho an tồn và hiệu quả. Vì thế mà họ vẫn thích cho các doanh nghiệp lớn, uy tín, có tiềm lực kinh tế mạnh vay vốn hơn là cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc cho hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ vay, thế là vơ tình vốn kích cầu tập trung vào các doanh nghiệp lớn.
Năm 2008 là năm thứ 2 Quỹ bảo hiểm cao su hoạt động. Hiện nay, Quỹ này có 21 thành viên, trong đó có 18 thành viên đóng góp kinh phí với con số là 70 tỷ đồng cho năm 2007. Quỹ nhằm mục đích góp phần khắc phục và hạn chế rủi ro trong xuất khẩu cao su, ổn định và đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cao su, hỗ trợ họat động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tài chính giữa các hội viên. Chẳng hạn, một phần quỹ đã dùng hỗ trợ thiệt hại vườn cây năm qua.
2.4.2.3. Nghiên cứu và phát triển
Nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư kinh phí cho các dự án nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo và nhập nội các giống cao su có năng suất, chất lượng cao, cung cấp đủ giống đầu dòng cho các vườn ươm phục vụ yêu cầu sản xuất. Từ ngày 14/5/2008 đến ngày 12/6/2008 Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã tham gia khóa tập huấn về kỹ thuật sản xuất và chế biến cao su thiên nhiên cho các nước ASEAN tại Trung Quốc. Khóa tập huấn do Viện Khoa Học Nông Nghiệp Nhiệt Đới tổ chức
tại Hải Nam, Trung Quốc. Viện nghiên cứu cao su Việt Nam cũng đã tham gia hội thảo “Công Nghệ Thu Hoạch Mủ Cao Su” tại Maysia.
2.4.2.4. Marketing.
Chất lượng sản phẩm cao su thiên nhiên của Việt Nam chưa ổn định, các chỉ tiêu nhiễm bẩn, độ nhớt còn cao. Cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý, sản phẩm chủ yếu là loại: L, 3L, SVR,…các loại có nhu cầu lớn như SVR10,20, các loại cao su chất lượng cao như CV50,60 và Latex chúng ta lại sản xuất ít. Điều này làm cho khả năng phát triển thị trường xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm gặp khó.
Các cơng ty chưa có chi nhánh hay đại lý phân phối ở nước ngoài, sản phẩm được xuất theo đơn đặt hàng. Đối với Trung Quốc, do đặc điểm thị trường nên ta chọn khách hàng mục tiêu là các công ty thương mại, các tổ chức trung gian phân phối lại. Sỡ dĩ các công ty chọn phương pháp phân phối này vì các nhà sản xuất lớn của Trung Quốc rất khó tiếp cận, họ lại có yêu cầu về số lượng, thời gian giao hàng rất ngặt
Hình thức xây dựng và quảng bá thương hiệu của các công ty chủ yếu là thông qua Internet, xây dựng Website. Các hình thức khác sử dụng rất ít như: tham gia hội chợ triễn lãm trong và ngoài nước, thông qua môi giới, thông qua tham tán thương mại hoặc đại diện thương mại, các hình thức khuyến mãi.
Nhiều sản phẩm của một số công ty như: Dầu Tiếng, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Long, Phước Hịa…đã tạo được thương hiệu riêng. Tuy nhiên các công ty cần phối hợp với nhau để tăng cường quảng bá thương hiệu mới lạ, xây dựng một thương hiệu lớn mạnh có uy tín trong khu vực và thế giới.
Việt Nam chưa tham gia vào hiệp hội cao su thế giới nên giá trơi nổi khơng bình ổn.Trung Quốc là thị trường có nhiều biến động thất thường nhất. Bn bán biên mậu nhiều rủi ro, khi có những tác động nhỏ về cơ chế, chính sách từ phía chính phủ, ngay lập tức nhu cầu và giá cao su cũng biến động theo.Giá cả không ổn định, trôi nổi sẽ rất khó để xây dựng chiến lược giá trong dài hạn.
Nhiều công ty chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Các cơng ty khơng có phịng Marketing chun biệt mà chỉ
hoạt động dưới sự điều khiển của phịng kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhìn chung, cơng việc Marketing xuất khẩu chưa được xác định rõ ràng nên hoạt động không hiệu quả. Cao su Việt Nam luôn phải đối đầu với các đối thủ cao su hàng đầu thế giới nhưng ta lại chưa có chiến lược Marketing quốc tế rõ ràng, thụ động trong