Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình diệt khuẩn

Một phần của tài liệu Máy phun khử khuẩn bệnh viện điều khiển bằng điện thoại (Trang 109 - 111)

CHƯƠNG IV :THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM MƠ HÌNH SẢN PHẨM

4.4 Hóa chất sử dụng

4.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình diệt khuẩn

Số lượng và các tác nhân gây bệnh

Việc tiêu diệt vi khuẩn có trên các TBYT phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn có trên bề mặt và thời gian để tiêu diệt chúng. Trong điều kiện chuẩn khi đặt các thử nghiệm kiểm tra khả năng diệt khuẩn cho thấy trong vòng 30 phút tiêu diệt được 10 bào tử B. atrophaeus (dạng Bacillus subtilis). Nhưng trong 3 giờ có thể diệt được 100 000 Bacillus atrophaeus. Do vậy việc làm sạch TBYT sau khi sử dụng trước khi diệt khuẩn là hết sức cần thiết, làm giảm số lượng tác nhân gây bệnh, giúp rút ngắn quá trình diệt khuẩn đồng thời bảo đảm chất lượng KK, TK tối ưu. Cụ thể là cần phải thực hiện một cách tỉ mỉ việc làm sạch với tất cả các loại TBYT, với những DC có khe, kẽ, nịng, khớp nối, và nhiều kênh phải được ngâm ngập và cọ rửa, xịt khô theo khuyến cáo của nhà sản xuất trước khi đem sử dụng lần tiếp theo.

102

Có rất nhiều tác nhân gây bệnh kháng với những hóa chất KK dùng để tiêu diệt chúng. Cơ chế đề kháng của chúng với chất KK khác nhau. Do vậy, việc chọn lựa hóa chất để KK cần phải chú ý chọn lựa hóa chất nào khơng bị bất hoạt bởi các vi khuẩn cũng như ít bị đề kháng nhất. Việc chọn lựa một hóa chất phải tính đến cả một chu trình, thời gian tiếp xúc của hóa chất có thể tiêu diệt được hầu hết các tác nhân gây bệnh là một việc làm cần thiết ở mỗi cơ sở KBCB.

Nồng độ và hiệu quả của hoá chất KK

Nồng độ của hoá chất: Khi thay đổi nồng độ của hố chất thì tác dụng tẩy uế cũng thay đổi, nồng độ càng cao thì tác dụng càng mạnh.

Trong điều kiện chuẩn để thực hiện KK, các hóa chất KK muốn gia tăng mức tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà mình mong muốn đạt được, đều phải tính đến thời gian tiếp xúc với hóa chất.

Ví dụ: Khi muốn tiêu diệt được 104 M.tuberculosis trong 5 phút, cần phải sử dụng cồn isopropyl 70%. Trong khi nếu dùng phenolic mất đến 2-3 giờ tiếp xúc mới có thể diệt chúng.

Những yếu tố vật lý và hoá học của chất KK

Sự có mặt các hố chất ở trong mơi trường chưa vi khuẩn có ảnh hưởng hoặc kích thích sự phát sinh và phát triển hoặc ức chết sản sinh vi khuẩn.

Rất nhiều tính chất vật lý và hóa học của hố chất ảnh hưởng đến q trình KK, TK như: nhiệt độ, pH, độ ẩm và độ cứng của nước. Hầu hết tác dụng của các hóa chất gia tăng khi nhiệt độ tăng, nhưng bên cạnh đó lại có thể làm hỏng thiết bị và thay đổi khả năng diệt khuẩn.

Sự gia tăng độ pH có thể cải thiện khả năng diệt khuẩn của một số hóa chất (ví dụ như glutaraldehyde, quaternary ammonium), nhưng lại làm giảm khả năng diệt khuẩn của một số hóa chất khác (như phenols, hypochlorites, iodine)

Độ ẩm là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến những hóa chất KK dạng khí như là EtO, chlorine dioxide, formaldehyde.

103

Độ cứng của nước cao (quyết định bởi nồng độ cao của một số cation kim loại như Canxi, magiê) làm giảm khả năng diệt khuẩn và có thể làm hỏng các DC/ thiết bị.

Để so sánh tác dụng diệt khuẩn của các hoá chất ngừoi ta dùng chỉ số phenol nghĩa là tỷ lệ giữa nồng độ tối thiểu của chất tẩy có một tác dụng sát khuẩn ngang với nồng độ tối thiểu của phenol có tác dụng tuơng đương đối với cùng chủng vi khuẩn nhất định. Tỷ lệ này gọi là chỉ số phenol, làm đơn vị để đánh giá tác dụng sát khuẩn của một hoá chất.

Thời gian tiếp xúc hoá chất

Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc có liên quan mật thiết với nồng độ của hoá chất. Ở một nồng độ nhất định, thời gian tiếp xúc càng lâu thì tác dụng càng nhiều, với nồng độ khác nhau thời gian tiếp xúc càng ngắn hơn với nồng độ cao. Các thiết bị khi được KK phải tuyệt đối tuân thủ thời gian tiếp xúc tối thiểu với hóa chất. Thời gian tiếp xúc này thường được quy định rất rõ bởi nhà sản xuất và được ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng.

Chất vô cơ và hữu cơ

Những chất hữu cơ từ máu, huyết thanh, mủ, phân hoặc những chất bơi trơn có thể làm ảnh hưởng đến khả năng diệt khuẩn của hóa chất KK theo hai con đường: giảm khả năng diệt khuẩn, giảm nồng độ hóa chất, bảo vệ vi khuẩn sống sót qua q trình KK, TK và tái hoạt động khi những DC đó được đưa vào cơ thể. Do vậy q trình làm sạch loại bỏ hồn tồn chất hữu cơ, vơ cơ bám trên bề mặt, khe, khớp và trong TB là việc làm hết sức quan trọng, quyết định rất nhiều tới chất lượng KK các TBYT trong bệnh viện.

Một phần của tài liệu Máy phun khử khuẩn bệnh viện điều khiển bằng điện thoại (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)