theo nguyên nhân và mức độ sốc.
4.2.3.1. Nguyên nhân và một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng theo nguyên nhân
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân gây sốc tim khá đa dạng. Nguyên nhân hay gặp nhất là viêm cơ tim trong bệnh tay chân miệng và viêm cơ tim do nguyên nhân khác(chiếm 64%); tiếp theo là bệnh cơ tim giãn chiếm 14%; 11% là do tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim có 5% và các nguyên nhân khác(6%).
Theo tổng kết của Scott cũng nhận thấy viêm cơ tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sốc tim ở trẻ em[8]. Trong nghiên cứu của chúng tôi xác định được 10/15 bệnh nhân tay chân miệng có enterovirus dương tính(chiếm 27,8%), enterovirus là tác nhân phổ biến gây viêm cơ tim ở trẻ em(đặc biệt là nhóm coxsackie B) [47]. Những bệnh nhân viêm cơ tim khác chưa tìm thấy nguyên nhân vi sinh.
Loại tim bẩm sinh trong nghiên cứu của chúng tôi gặp là còn ống động mạch lớn, hẹp eo động mạch chủ nặng. Đó đều là loại tim bẩm sinh shunt trái phải hay gặp gây suy tim sớm và nặng.
Bảng 3.10 phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi chúng tôi nhận thấy nguyên nhân tay chân miệng chủ yếu gặp ở nhóm tuổi từ 12-60 tháng, không gặp bệnh nhân nào trên 5 tuổi. Viêm cơ tim gặp ở tất cả các nhóm tuổi. Trong khi đó nguyên nhân bệnh cơ tim giãn, tim bẩm sinh và rối loạn nhịp tim chỉ gặp ở lứa tuổi dưới 12 tháng.
Đặc điểm huyết động học của một số nhóm nguyên nhân hay gặp trong nghiên cứu có sự khác biệt đáng kể. Về nhịp tim, nhóm bệnh nhân viêm cơ tim trong bệnh tay chân miệng có nhịp tim khi sốc cao nhất, trung bình 211 lần/phút; phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tạ Anh Tuấn và cộng sự năm
2012[77]. Tiếp theo là nhóm bệnh cơ tim giãn và nhóm viêm cơ tim do nguyên nhân khác. Trong 3 nhóm nguyên nhân tay chân miệng, bệnh cơ tim giãn và nhóm viêm cơ tim khác, nhóm bệnh cơ tim giãn biểu hiện sốc nặng nhất, huyết áp trung bình rất thấp(54,6mmHg), rối loạn chức năng thất trái nặng với EF trung bình 28,64%. Toan chuyển hóa nặng, lactate tăng rất cao,trung bình 14,8mmol/l.
Đánh giá bệnh nhân theo mức độ sốc chúng tôi thấy có sự khác biệt về lâm sàng và xét nghiệm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Có thể lý giải do mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ nên không thấy được sự khác biệt rõ ràng.
4.3. Nhận xét kết quả điều trị ban đầu