.20 Thiết kế cơ bản của phuộc

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo mô hình xe máy điện (thiết kế chế tạo phần cơ khí) (Trang 45 - 46)

Với cấu tạo phuộc đã đề cập như trên, các bộ phận được kết hợp với nhau nhằm mục đích mang lại hiệu quả giảm chấn tốt nhất cho xe. Khi nhìn bên ngồi bạn chỉ thấy được ống phuộc và ti phuộc , cao su bảo vệ phuộc. Những thứ bạn khơng nhìn thấy đó là lị xo phuộc và dầu phuộc được bố trí bên trong.

Giả sử khi xe chạy trên đường cán phải 1 viên đá, khi đó bánh xe tác dụng lực lên hệ thống nhún. Lúc này ở bộ phận giảm dao động dầu chảy nhanh từ khoang 1 sang 2 qua tiết diện lớn, nên lò xo nén nhanh dẫn đến rung động bị hấp thụ.

Khi bánh xe đang nằm trên hòn đá, lò xo dùng lực đàn hồi bật trở lại, lúc này ở bộ phận giảm dao động dầu chảy ngược từ khoang 2 sang khoang 1, nhưng tiết diện chảy từ khoang 2 sang 1 nhỏ nên dầu chảy chậm, lò xo giản ra từ từ nên xe không bị “bật nảy”.

Vai trò của phuộc trên xe:

Phuộc là một bộ phận nối kết giữa bánh trước và chảng ba xe máy (càng trước) có tác dụng giúp hạn chế tối đa sự dằn xóc của phần cổ xe khi đi trên những con đường xấu. Nhờ có phuộc trước mà phần tay lái (ghi-đơng) sẽ dễ dàng điều khiển

30

hơn khi gặp chướng ngại và người điều khiển sẽ bớt mỏi tay, vai hơn khi lái xe trên những đoạn đường dài.

Các loại phuộc xe máy:

Từ thời lịch sử của xe motor đến nay đã có rất nhiều loại phuộc được ứng dụng. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng cũng như nét đẹp thẩm mỹ riêng.

Thông dụng nhất hiện nay vẫn là 2 loại: Phuộc lồng & Phuộc hành trình ngược. Phuộc lồng (Telescopic):

Phuộc lồng sử dụng ống phuộc, bên trong có chứa những chi tiết như lò xo, ty phuộc và dầu giảm chấn nhằm giúp triệt tiêu tối đa lực chấn động từ bánh trước lên tay lái.

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo mô hình xe máy điện (thiết kế chế tạo phần cơ khí) (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)