CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
3.2 Giả thiết và mơ hình nghiên cứu
3.2.1.3 Lợi nhuận (Profit)
Lợi nhuận của DN được đo lường bằng khả năng sinh lời tài sản (ROA). Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các nhà quản lý thích tài trợ cho các dự án bằng nguồn vốn từ nội bộ
hơn, sau đó mới đến nguồn vốn từ bên ngồi. Ngồi ra, các DN có lời khơng thích huy
động thêm vốn chủ sở hữu nhằm tránh việc pha loãng quyền sở hữu. Điều này có nghĩa là các DN có lời sẽ có tỷ lệ nợ vay thấp. Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) ở các nước phát triển; Wiwattanakantang (1999) ở Thái Lan cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch (-) giữa lợi nhuận và tỷ số nợ. Các nghiên cứu thực nghiệm của Pendey (2001), Huang and Song (2002), Braduri(2002) ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ suất nợ.Tuy nhiên, mơ hình lý thuyết dựa
trên thuế lại cho rằng các DN đang hoạt động có lời nên vay mượn nhiều hơn, khi các
yếu tố khác không đổi, vì như vậy họ sẽ tận dụng được tấm chắn thuế nhiều hơn. Do vậy, về mặt lý thuyết hiệu quả kinh doanh có tác động (+) hoặc (-) đến tỷ số nợ. Xét cụ thể tình hình tại Việt Nam, vấn đề bất cân xứng về thông tin càng trầm trọng các nhà quản trị Việt Nam có khuynh hướng bảo thủ, không muốn chia sẻ quyền kiểm sốt DN, vì thế các nhà quản lý có xu hướng giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho tài sản của mình, vậy giả thiết đặt ra là:
3.2.1.4 Sự tăng trưởng của doanh nghiệp (Growth)
Sự tăng trưởng của DN được đo lường thông qua tốc độ tăng tài sản hay doanh thu, với các DN tăng trưởng sẽ giới hạn sử dụng nợ vay. Theo Jensen và Meckling (1976), Smith và Warner (1979) và Green (1984) được trích dẫn bởi Titman và Wessels (1988), đối với các DN có tiềm năng tăng trưởng thấp hơn thì nên sử dụng nợ là do các DN
tăng trưởng có thể đầu tư khơng đạt mức tối ưu, và các tổ chức tín dụng sẽ lưỡng lự
cho vay dài hạn. Vấn đề này có thể giải quyết bằng nợ ngắn hạn (Timan và Wessels, 1988) hoặc bằng trái phiếu chuyển đổi (Jensen và Meckling, 1976; Smith và Warner, 1979). Theo lý thuyết trật tư phân hạng, các DN tăng trưởng với nhu cầu tài trợ
mạnh sẽ thích phát hành cổ phiếu hơn để tránh các vấn đề về thông tin bất cân xứng
khi đi vay nợ. Nếu những DN này có quan hệ tốt với các ngân hàng, họ sẽ ít gặp các vấn đề về thông tin bất cân xứng hơn, và họ có thể tiếp cận tốt với các khoản vay dài hạn. Khi DN trong giai đoạn tăng trưởng, niềm tin của các nhà đầu tư vào DN sẽ cao, nên các DN tăng trưởng thường phát hành cổ phiếu khi giá cổ phiếu trên thị trường chứng khốn cao. Vì vậy, giả thiết đặt ra là:
Giả thiết 4: Cấu trúc tài chính tỉ lệ nghịch (-) với sự tăng trưởng của doanh nghiệp.