Tính thanh khoản (Liquidity)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ngành thủy hải sản giai đoạn 2006 2010 (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

3.2 Giả thiết và mơ hình nghiên cứu

3.2.1.8 Tính thanh khoản (Liquidity)

Được đo lường bằng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (tỷ lệ tài sản lưu động bình quân trên tổng nợ ngắn hạn bình quân) hay khả năng thanh tốn hiện hành (tỷ lệ giữa tổng tài sản bình qn với nợ bình qn). Tính thanh khoản này có tác động (+) và (-) đến quyết định cơ cấu vốn. Thứ nhất, các cơng ty có tỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do cơng ty có thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Như vậy có nghĩa là

tính thanh khoản của DN có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. Mặt khác, các DN có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình và theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các công ty sẽ ưu tiên cho tài trợ nội bộ trước.

Theo nghiên cứu của Dawood, Moustafa và Hennawi (2011) các nhân tố tác động đến

cấu trúc vốn các cơng ty Ai Cập cho rằng DN có khả năng thanh khoản cao sẽ sử dụng để chi trả cho các khoản nợ và cũng dễ dàng hơn cho DN trong huy động VCSH để đáp ứng các cơ hội đầu tư tương lai, do đó nợ sẽ được giảm tối đa.

Xét tình hình cụ thể các công ty cổ phần Việt Nam chủ yếu là những DN nhà nước cổ phần, thường hạn chế mạo hiểm trong kinh doanh vay nợ, chủ yếu ưu tiên sử dụng nguồn tài trợ nội bộ trước. Do vậy, tính thanh khoản của DN có quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với vay nợ.

Giả thiết 8: Cấu trúc tài chính tỷ lệ nghịch (-) với tính thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ngành thủy hải sản giai đoạn 2006 2010 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)