Chuyển đổi cơ cấu sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ngành thủy hải sản giai đoạn 2006 2010 (Trang 55)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

3.4 Giải pháp hỗ trợ

3.4.1.2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng vốn

Như đã phân tích ở chương 2, ba ngành bất động sản, thực phẩm và thủy sản có cấu trúc

vốn chưa hiệu quả, có những cơng ty vay nợ quá lớn trong khi hoạt động kinh doanh

không hiệu quả, cịn có những cơng ty hầu như khơng vay nợ, không tận dụng lợi thế của tấm chắn thuế…do đó để có cấu trúc vốn hợp lý hơn, các công ty cần phải quan tâm đến việc thay đổi cơ cấu sử dụng vốn.

Đối với nợ ngắn hạn: chuyển đổi các khoản nợ ngắn hạn không thường xuyên thành nợ

ngắn hạn thường xuyên bằng cách ký các hợp đồng mua bán cung cấp nguyên vật liệu đầu

vào dài hạn với điều khoản thanh tốn nợ thích hợp với nhà cung cấp để có thể chiếm

dụng vốn của nhà cung cấp trong khi không phải trả phí hay trả phí rất thấp so với vay nợ ngân hàng.

Mặt khác để giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn hiện tại, các cơng ty cần phải tích cực thu hồi các khoản phải thu, và dự trữ hàng tồn kho hợp lý để đảm bảo nguồn vốn lưu động và khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn

Ngồi ra cơng ty cần phải có kế hoạch sử dụng vốn lưu động cụ thể để có hiệu quả trong việc giảm sử dụng nợ vay ngắn hạn đến mức thấp nhất. Thực hiện vay ngắn hạn của ngân hàng theo hạn mức tín dụng .

Đối với nợ vay dài hạn: có những lợi thế nhất định như chi phí sử dụng vốn thấp, thời gian hoàn vốn lâu, nguồn vốn được sử dụng ổn định, hầu hết các cơng ty đều có điều kiện để vay vốn và chi phí lãi vay tạo được lợi thế về tấm chắn thuế. Ngồi ra, cơng ty cịn có thể phát hành trái phiếu để có chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với phát hành vốn cổ phần và chi phí lãi trái phiếu cũng tạo được tấm chắn thuế.

Tuy nhiên các công ty khảo sát của ba ngành có tỷ lệ nợ tương đối cao tuy nhiên các công ty chủ yếu vay ngắn hạn, có cơng ty khơng sử dụng đến nợ dài hạn.

Vốn cổ phần: trong giai đoạn từ 2006 đến 2010 nếu xét quá trình hình thành, tăng

trưởng và rủi ro trong từng giai đoạn phát triển, thì tại thời điểm này các công ty được khảo sát đang trong ở giai đoạn tăng trưởng cao, do vậy nhu cầu vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và rủi ro kinh doanh vẫn còn cao nên việc phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán để huy động vốn cho đầu tư phát triển là rất cần thiết.

Xây dựng chính sách quản lý nợ: công ty cần lên danh mục quản lý nợ, đảm bảo sao cho

kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ không rơi vào cùng thời điểm. Khi các khoản nợ được

  Trang 52

kiểm soát thời gian đáo hạn thì Cơng ty sẽ chủ động sắp xếp tái cơ cấu nợ để thay thế khoản nợ đã đến hạn thanh toán, đồng thời giúp Công ty đảm bảo khả năng tiền mặt để chi trả lãi. Đồng thời giúp công ty chủ động trong việc vay nợ và tìm kiếm các nguồn vay nợ với chi phí thấp.

Quản lý rủi ro về tỷ giá, và lãi suất: công ty cân nhắc mua các hợp đồng bảo hiểm rủi ro tỷ giá, còn với những rủi ro về lãi suất cơng ty có thể phòng ngừa bằng những hợp đồng kỳ hạn (forward), hợp đồng giao sau (future), quyền chọn (option), hoán đổi (swap)…

Chiến lược đầu tư chứng khoán hợp lý. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy

thoái, diễn biến phức tạp, Cơng ty cần có chiến lược thận trọng, khơng nên đổ dồn nguồn vốn vào chứng khoán mà cần tập trung cho việc cải thiện hoạt động kinh doanh để giảm chi phí, hạ giá thành.

Như vậy, nếu thực hiện đồng bộ và linh hoạt các giải pháp đã nêu trên thì cấu trúc vốn của các công ty sẽ phù hợp hơn trong việc giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn bình quân và gia tăng giá trị tài sản cổ đông.

3.4.2 Giải pháp vĩ mô, hỗ trợ từ chính phủ

3.4.2.1 Chính sách tài chính tiền tệ và phát triển thị trường vốn

Chính phủ cần sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các cơng cụ, chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo các nguyên tắc thị trường. Tránh sử dụng các biện pháp hành chính can thiệp làm méo mó hoạt động của thị trường.

Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc, được quản lý, giám sát bởi Nhà nước và có khả năng liên kết với thị trường khu vực và quốc tế: tách thị trường trái phiếu ra khỏi thị trường cổ phiếu để hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt, đ a dạng các sản phẩm tài chính, khuyến khích các định chế tài chính trung gian phát triển các dịch vụ tài chính như mua bán nợ, chiết khấu thương phiếu, bảo hiểm, tư vấn tài chính, phát triển thị trường thế chấp, thị trường thuê mua, đảm bảo sự vận hành an tồn, lành mạnh trên thị trường tài chính, nghiên cứu hình thành và phát triển thị trường giao dịch tương lai cho các công cụ phái sinh, thị trường chứng khốn hóa các khoản cho vay trung dài hạn của ngân hàng

Hoàn thiện và tăng cường tính hiệu lực của hệ thống pháp luật cho thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch và phù hợp với thơng lệ quốc tế.

3.4.2.2 Kích thích sản xuất, phát triển kinh tế bằng công cụ thuế:

  Trang 53

Bên cạnh việc cải cách các thủ tục để DN dễ dàng gia nhập thị trường, nới lỏng một số

quy định để doanh nghiệp phát triển và mở rộng kinh doanh, một trong những biện pháp quan trọng, trực tiếp và hiệu quả nhất là miễn, giảm, hoãn các khoản thuế phải đóng.

Việc miễn, giảm, hỗn thu thuế TNDN có ý nghĩa gián tiếp hỗ trợ nguồn vốn giúp DN giảm bớt phần vốn vay ngân hàng với lãi suất cao.

Từ năm 2009, khi đối mặt với nhiều khó khăn từ khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát trong nước, Chính phủ đã đưa ra một gói hỗ trợ kinh tế trong đó có việc miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp. Tiếp tục chính sách trên, ngày 12/02/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg về việc gia hạn nộp thuế TNDN nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2010

Theo đánh giá về việc miễn giảm thuế trên cho thấy đã có hàng chục ngàn tỷ đồng DN

được thụ hưởng do miễn giảm. Hàng ngàn tỷ chậm nộp thuế được DN luân chuyển và sử dụng một cách hiệu quả... Chính sách này, cộng với các biện pháp hỗ trợ khác như giảm

lãi suất đã tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp không chỉ về ý nghĩa kinh tế mà có tác

động khích lệ tinh thần kinh doanh, tạo niềm tin cho DN.

3.4.2.3 Các chính sách về lãi suất và tỷ giá:

Có khá nhiều dữ liệu chứng tỏ quá trình tăng trưởng hay chiến lược tăng trưởng, mở rộng của các doanh nghiệp Việt Nam là dựa vào vốn, bao gồm vốn trong nước và vốn vay nước ngồi. Với mơ hình tăng trưởng nhanh và dựa chủ yếu vào vốn vay thì vấn đề rủi ro về lãi suất và tỷ giá đối với doanh nghiệp luôn là điều phải quan tâm với bất kỳ doanh nghiệp nào. Do vậy các chính sách hỗ trợ của chính phủ trong việc ổn định lãi suất vay và tỷ giá là hết sức thiết thực đối với doanh nghiệp.

Với mục tiêu hỗ trợ các nguồn vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp hoạt động sản

xuất kinh doanh trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính, Chính phủ có những gói hỗ trợ vốn vay, hay có các chính sách giảm lãi suất vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 443/QĐ-TTg để hỗ trợ 4% lãi suất

vay, sang năm 2010, tỷ lệ lãi suất vay được hỗ trợ, điều chỉnh cịn 2%. Thơng qua chính sách hỗ trợ lãi suất này, các Cơng ty được tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp nhằm ổn định và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, tạo thêm việc làm

cho người lao động. Tuy nhiên, vấn đề cần được quan tâm đó là hiện tượng đảo nợ cần

được các ngân hàng chú ý để hạn chế tình trạng Cơng ty “vay mới trả cũ”.

  Trang 54

Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cân bằng tỷ giá để đảm bảo vừa gia tăng xuất khẩu, vừa không tạo gánh nặng cho doanh nghiệp nhập khẩu và những doanh nghiệp vay nợ nước ngoài hay vay bằng tiền USD. Với tỷ giá cao, doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều thuận lợi, lợi nhuận cao, cải thiện cán cân thanh tốn, tăng dự trữ ngoại tệ.Trong khi đó tỷ giá tăng có thể đẩy các doanh nghiệp nhập khẩu thua lỗ, việc vay nợ bằng ngoại tệ có thể làm mất lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngồi ra Chính phủ cần có chính sách đa ngoại tệ để có thể cải thiện được phần nào bất lợi do tỷ giá tăng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhập khẩu và vay nợ nước ngồi.

3.4.2.4 Hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm

Từng bước hình thành thị trường định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Cho phép thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tính nhiệm có uy tín của nước ngồi thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở Việt Nam.

Để tạo dựng những cơ chế khuyến khích cho sự phát triển của thị trường vốn và các thành viên tham gia thị trường phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế thì sự tồn tại và phát triển của các cơng ty định mức tín nhiệm với tư cách là một bộ phận cấu thành của hạ tầng thị trường vốn là điều kiện cần thiết.

Việc ra đời của các tổ chức định mức tín nhiệm sẽ góp phần tăng cường tính minh bạch và hiệu quả huy động vốn trên thị trường nhờ giảm đi sự thiếu đồng bộ trong thông tin giữa tổ chức phát hành chứng khoán và nhà đầu tư. Đồng thời, việc định mức tín nhiệm cũng là một phương pháp tốt để hỗ trợ phát triển và hội nhập của thị trường tài chính Việt Nam. Mục đích của định mức tín nhiệm là cung cấp cho người sử dụng những khả năng có thể xảy ra trường hợp sự đầu tư khơng đạt được lợi nhuận mong muốn

Định mức tín nhiệm chính là việc đánh giá về "rủi ro tín dụng" hiện diện trong một chứng khoán cụ thể; được đánh giá và có thể so sánh bằng cách phân bổ những "điểm" trong một

thang điểm, thông thường từ AAA (gần như khơng có rủi ro tín dụng) đến C (khơng có

khả năng trả nợ, rủi ro rất cao).

Theo các chuyên gia kinh tế, để phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam thì Chính phủ Việt Nam cần thiết lập một khn khổ pháp lý phù hợp để tổ chức định mức tín

nhiệm được hoạt động một cách độc lập, đảm bảo cho kết quả định mức tín nhiệm được

chính xác, tồn diện và phù hợp với các tiêu chí quốc tế; cho phép tăng cường công khai thông tin, các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán; tự do hoá thị trường vốn, nhất là trong việc tạo nhu cầu về định mức tín nhiệm và tạo sức ép đối với các tổ chức định mức tín nhiệm

  Trang 55

trong nước phát triển. Tuy nhiên cho đến nay, Bộ Tài chính Việt Nam vẫn chưa đưa ra một lộ trình rõ ràng cho sự phát triển ngành định mức tín nhiệm ở Việt Nam.

3.4.2.5 Xây dựng các cơng ty mua bán nợ

Xây dựng mơ hình mẫu và định hướng cho việc hình thành và phát triển của một số định chế tài chính trung gian (thuộc các thành phần kinh tế) như các công ty mua bán nợ, dịch vụ địi nợ, các cơng ty dịch vụ tư vấn tài chính... Qua đó, chuyển giao một số nghiệp vụ mang tính sự vụ từ các cơ quan quản lý nhà nước sang cho các tổ chức kinh tế độc lập, hoạt động chuyên trách.

Các công ty mua bán nợ được thành lập sẽ hỗ trợ các DN và ngân hàng thương mại lành mạnh hóa tình hình tài chính trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng.

Góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, giao, bán, khốn và cho th DN thơng qua việc xử lý tài sản và các khoản nợ tồn đọng trước khi thực hiện chuyển đổi DN; xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác định giá trị DN.

Thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường nợ, tạo thêm nguồn hàng cho thị

trường tài chính. Qua đó thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường trong nền kinh tế quốc dân đi đôi với việc tạo lập khung pháp luật đảm bảo sự quản lý và giám sát của Nhà nước.

Hiện nay, Việt Nam đã có cơng ty Trách Nhiệm Hữu Hạn một thành viên mua bán nợ Việt Nam nhưng theo quy định của điều lệ cơng ty thì cơng ty phải dành 70% vốn đầu tư để mua nợ của doanh nghiệp nhà nước, như vậy chưa thật sự tạo được công bằng trong đối xử giữa các loại hình DN tại Việt Nam.

  Trang 56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 khảo sát các nhân tố trong thực nghiệm ảnh hưởng đến việc xây dựng cấu trúc tài chính của một số nước

Ứng dụng phương pháp phân tích hồi quy bội dựa trên nguyên tắc bình phương nhỏ nhất

trong nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài

chính ngành thủy hải sản Việt Nam.

Qua đó thống kê các nhân tố ảnh hưởng và chiều hướng tác động đến cấu trúc tài chính của các DN ngành thủy sản Việt Nam đã được kiểm chứng trong thực nghiệm như: cấu trúc tài sản, lợi nhuận , tính thanh khoản có tác động tiêu cực đến địn bẩy tài chính và tài sản thế chấp có tác động tích cực đến địn bẩy tài chính ngành thủy hải sản Việt Nam Từ đó luận văn đưa ra các giải pháp nhằm giúp DN trong việc định hướng CTTC trong dài hạn như nâng cao trình độ quản trị, ứng dụng lý thuyết tài chính hiện đại trong việc chọn lọc các nguồn tài trợ hợp lý, sáp nhập để tăng nguồn lực và sức mạnh cạnh tranh. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng vốn, từ nợ ngắn hạn không thường xuyên sang nợ dài hạn hoặc nợ ngắn hạn thường xun có tính ổn định cao hơn. Xây dựng chính sách quản lý nợ và có sự cân đối để giảm tỷ lệ nợ cho hợp lý. Sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủ ro về tỷ giá và lãi suất.

Bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ của nhà nước thơng qua các quy định, chính sách về lãi suất, tỷ giá hợp lý và có cân nhắc, sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ và thuế để kích thích sản xuất, ngồi ra nhà nước cần có các quy định, chế tài phù hợp trong việc hình thành các tổ chức tín nhiệm và xây dựng các công ty mua bán nợ, phát triển thị trường vốn.

  Trang 57

KẾT LUẬN Những kết quả đạt được của luận văn

Luận văn đã giải quyết được mục tiêu đề ra

- Ứng dụng lý thuyết tài chính hiện đại để giải thích CTTC các cơng ty niêm yết ngành thủy hải sản Việt Nam

- Phân tích hiện trạng CTTC ngành thủy hải sản. Xác định và đánh giá mức độ ảnh

hưởng của các nhân tố đến CTTC.

- Ứng dụng cơng cụ thống kê tốn để phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC.

- Đề nghị các giải pháp nhằm giúp DN định hướng CTTC hợp lý nhằm gia tăng giá trị DN.

Kết quả đạt được của luận văn so với những nghiên cứu trước

- Luận văn đã nghiên cứu và xác định các nhân tố ảnh hưởng CTTC của các DN CP

ngành thủy hải sản và có sự so sánh giải thích chiều hướng tác động của các nhân tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ngành thủy hải sản giai đoạn 2006 2010 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)